Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 45)

CHDCND Lào có đường biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc có biên giới với Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa có chiều dài 416 km và Myanma với chiều dài 230 km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan có chiều dài là 1.754 km, phía đơng giáp với Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chiều dài là 2.130 Km, phía Nam giáp với Campuchia có chiều dài là 492 km; khơng có cảng biển, nhưng Lào là một nước có sơng suối nhiều và phân bố tương đối đồng đều trên tồn bộ lãnh thổ, trong đó dịng sơng Mê Kơng là một dịng chính chảy suốt từ Bắc đến Nam Lào, đồng thời là một dịng sơng lớn vào “hàng thứ 7 của thế giới” và được coi là con sơng quốc tế vì nó chảy qua nhiều nước. Lào có tổng diện tích 236.800 km2, được chia thành 17 tỉnh và thành phố, trong đó diện tích đất rừng là 230.800 km2 (chiếm 97,47% diện tích của cả nước) và mặt nước là 6,000 km2, có chiều dài từ Bắc đến Nam là 1.799 km và chiều rộng từ 100-400 km. Do những nét địa hình trên đây, có thể phân nước Lào thành ba vùng lớn: Vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc nói chung là một vùng đồi núi trùng điệp, bình độ tương đối cao, địa hình hiểm trở và chia cắt, có nhiều thung lũng. Vùng này đi lại rất khó khăn. Miền Trung và miền Nam tương đối thấp hơn, ít núi hơn, có đồng bằng và thung lũng rộng hơn, giao lưu, giao dịch thuận lợi hơn.

Về khí hậu, nước Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, do vậy khí hậu mang tính chất nhiệt độ gió mùa nóng ẩm là chủ yếu. Mặt khác, do lãnh thổ Lào kéo dài theo hướng kinh tuyến, có địa hình đa dạng và lại nằm sâu trong lục địa nên khí hậu khơng thuần nhất từ Bắc đến Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng cao nguyên miền núi. Tuy nhiên, do khối lượng khơng khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục từ các nước xung quanh, nên Lào trong một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa Tây

Nam nóng ẩm từ Ấn độ Dương thổi qua địa phận Thái Lan, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đơng Bắc khơ lạnh. Lượng mưa trung bình khoảng

1600 - 1800 mm/năm và nhiệt độ trung bình từ 220C đến 420C.

Về đất đai, Lào là một nước có đất đai tương đối rộng và phong phú, khí hậu tương đối ẩm phù hợp với các loại cây cơng nghiệp. địa hình ở Lào có những nét đặc biệt, núi cao tập trung ở miền Bắc và miền đông, núi thấp dần khi xuống phía những đồng bằng dọc sơng Mê Kông. Mạng lưới sông suối của Lào khá lớn và phân bố tương đối đồng đều, mang nhiều đặc điểm của sông suối vùng núi, lắm thác, nhiều ghềnh, mặt khác lại là điều kiện thuận lợi quan trọng để xây dựng các cơng trình thuỷ điện và thuỷ lợi.

Lào có tiềm năng rất lớn về việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trồng rừng để làm giấy hoặc để chế biến gỗ và những sản phẩm từ gỗ. Tài nguyên khoáng sản tại Lào đặc biệt phong phú, như các mỏ sắt, than đá, bơxít, đồng, ka li, vàng, chì, kẽm, thạch anh, thạch cao, đá vơi… có quy mơ cơng nghiệp, có một số mỏ quan trọng với quy mơ lớn, có thể cho phép phát triển cơng nghiệp cơ bản như công nghiệp thép, đồng, nhôm, xi măng…

Về dân số, CHDCND Lào có hơn 6 triệu người, tính trung bình là 25 người/km2 (năm 2005), phần lớn theo đạo Phật, có 3 khối dân tộc lớn là: Lào lum chiếm 67%, Lào thơng chiếm 23%, Lào sủng chiếm 10% và có 49 bộ tộc, Ở Lào 85% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và 80% lao động làm việc ở ngành nông-lâm nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 1,72%. CHDCND Lào ra đời sau bao thế kỷ lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước. Tháng 12 năm 1975, chế độ quân chủ thực sự được xoá bỏ và thành lập một Nhà nước dân chủ nhân dân hoạt động theo cơ chế: đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)