Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 72)

2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Trong giai đoạn 2011 tới 2020, tình hình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ của Lào nhìn chung có dấu hiệu khả quan và đáng khích lệ. Nhiều kết quả về hoạt động xuất khẩu đã đạt được nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Quy mô xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ của Lào đã và đang ngày càng được mở rộng cả về kim ngạch và lượng. Trong giai đoạn 2011 tới 2019, nhìn chung phát triển thương mại hàng hóa đã đạt kết quả tốt với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2011 đạt 324,885 triệu USD, và năm 2019 đã tăng hơn 248,52 lần so năm 2011 đạt 1.124,402 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng đều qua các năm và cao hơn so với tốc độ nhập khẩu nên đã giúp cho hoạt động thương mại hàng hóa của Lào nhiều năm trở lại đây giảm hẳn tình trạng nhập siêu quá lớn so với nhiều năm trước.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã xây dựng được nhiều ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao như khống sản, dệt may, năng lượng diện, gỗ và sản phẩm gỗ, và mặt hàng cà phê. Trong đó, phải kể đến sự tăng trưởng ngoạn mục của kim ngạch xuất khẩu khoáng sản trong giai đoạn 2011 - 2019. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2019, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản của đạt mức tăng trưởng cao và liên tục xuất siêu mặc dù thương mại chung trong tình trạng nhập siêu. Số lượng khoáng sản tăng mạnh qua các năm.

Thêm vào đó, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực. Các mặt hàng truyền thống như cà phê, mía, rau quả cũng được đa dạng hóa chủng loại theo hướng tăng dần sản phẩm chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng quốc tế. Ngoài các mặt hàng truyền thống, hiện nay có thêm nhiều loại hàng hóa mới được đưa vào xuất khẩu như thanh long, mật ong, và một số loại rau tươi. đồng thời các hàng hóa xuất khẩu có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng hóa qua chế biến, thay vì chỉ xuất khẩu các sản phẩm thơ, chưa qua tinh

chế như trước đây.

Một trong những thành tựu khác mà Lào đạt được, đó chính là khả năng cạnh tranh của hàng hóa Lào nói riêng, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu của Lào nói chung đã được nâng cao hơn so với trước đây. Ngồi các đặc tính vượt trội của hàng hóa Lào so với các nước khác cùng xuất khẩu hàng hóa do điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng mang lại thì việc cải tiến kỹ thuật thu hái, vận chuyển, chế biến, đóng gói, nhãn mác đã giúp cho hàng hóa Lào nâng cao khả năng cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường xuất khẩu thế giới. Thêm vào đó, cùng với việc áp dụng các tiêu chuẩn chung của quốc tế vào sản phẩm tạo ra, hàng hóa xuất khẩu của Lào đang ngày càng đứng vững trên thị trường và tiếp tục chinh phục các thị trường xuất khẩu mới trong khu vực và trên thế giới.

Chính phủ Lào cũng thực hiện nhiều biện pháp tích cực khác nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ của Lào giai đoạn 2011-2020. Trong công tác thu hút vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Chính phủ Lào đã huy động và thu hút được nhiều vốn đầu tư khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã tạo ra nguồn lực quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất và làm tăng số lượng hàng hố xuất khẩu và Chính phủ Lào cũng đã mạnh dạn trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác kinh tế thương mại với các nước, các khu vực thị trường nên đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Về cơ chế, chính sách phát triển xuất khẩu hàng hóa được ban hành trong thời gian qua đã có tác động rất tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Lào. Có thể khái quát một số nét cơ bản như sau:

Chính sách xuất khẩu hàng hóa có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tự do hóa từng bước thị trường hàng hóa, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa. điều đó thể hiện ở sự thay đổi, cắt giảm, miễn thuế xuất khẩu hàng hóa, mở rộng từng bước tiến tới tự do hóa đối tượng xuất khẩu, giảm dần rồi xoá bỏ giấy phép xuất khẩu, từng

bước thu hẹp việc sử dụng hạn ngạch và cuối cùng xoá bỏ hạn ngạch những mặt hàng xuất khẩu.

Cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hóa được chuyển dần từ quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách thơng qua việc sử dụng linh hoạt các biện pháp kinh tế, các cơng cụ chính sách thương mại, như thuế, hạn ngạch, hỗ trợ xuất khẩu, tỷ giá hối đoái... việc tăng dần sử dụng các cơng cụ chính sách kinh tế thay vì các cơng cụ hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa thể hiện đặc điểm chuyển đổi của chính sách xuất khẩu hàng hóa ở Lào. Những nỗ lực đổi mới chính sách của Nhà nước đã có tác động mạnh mẽ tới xuất khẩu hàng hóa, thể hiện ở thành tích cao về xuất khẩu hàng hóa khá thành công của Lào trong 5 năm qua là dệt may, điện năng, gỗ và sản phẩm gỗ, vàng và hàng hóa nơng sản. đến nay là mỏ (đồng, vàng), dệt may, điện lực, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng nơng sản như: ngơ, cà phê, lạc, lúa thóc, chăn ni (bị, trâu) và v.v…

Chính sách trợ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu hàng hóa và thưởng xuất khẩu đã góp phần làm cho xuất khẩu hàng hóa ở Lào có sự gia tăng liên tục trong nhiều năm, tạo ra được nhiều thị trường mới đầy tiềm năng. Ngồi ra, chính sách trợ giá xuất khẩu đã giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu bớt thua thiệt do giá xuất khẩu giảm, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn và tiếp tục kinh doanh trong điều kiện kém thuận lợi…

Từ đại hội toàn quốc lần thứ IV của đảng NDCM Lào (11/1998) đến nay đã trải qua 12 năm, đất nước Lào đã chuyển từ nền sản xuất kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, sự đoàn kết của toàn dân, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội năm 1996-2015 đã đi vào cuộc sống, dần dần ổn định cuộc sống của nhân dân. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu của CHDCND Lào luôn được giữ vững và phát triển vững chắc. Điều đó được thể hiện ở những thành tựu sau đây:

Đã đạt được mục tiêu nêu ra và đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 1996-2015 và thời kỳ 2016- 2011. Hoạt động

xuất nhập khẩu chính là yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước. Đã thực hiện nhiệm vụ “cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thơ, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định”. (xem bảng 2.4)

Về cơ bản đã thực hiện chủ trương “nhập khẩu phải phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống”.

Đổi mới một cách cơ bản cơ chế xuất nhập khẩu theo hướng xoá bỏ chế độ “độc quyền ngoại thương”, ngày càng mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho các ngành sản xuất, các địa phương, các thành phần kinh tế, trong đó có cả doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước ngồi, giảm thiểu và xoá bỏ hạn ngạch, giấy phép từng chuyến, từ đó góp phần hạn chế cơ chế “xin cho”, cơ chế chính sách để khuyến khích xuất khẩu nhận được sự quan tâm ngày càng lớn, các công cụ tiền tệ vĩ mô như lãi suất, tỷ giá được sử dụng nhuần nhuyễn hơn để khuyến khích xuất khẩu và định hướng nhập khẩu, hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là lần đầu tiên thông qua luật thương mại, chế độ tối huệ quốc, mã số hàng hóa, giảm dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tới chế độ “đãi ngộ quốc gia”.

Thể hiện ở các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tăng thêm vốn kinh doanh, tài sản cố định. Việc làm của người lao động được giữ vững, thu nhập và đời sống không ngừng được tăng lên.

Thế và lực của ngành xuất khẩu ngày càng phát triển, vị thế uy tín của ngành ngày càng tăng lên, tạo được lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ làm ăn với các đối tác trong nước và nước ngoài cũng như với các cấp, các ngành, các tỉnh và các Bộ.

Đã tạo lập được thị trường, những bạn hàng truyền thống tin cậy, hiểu biết lẫn nhau ở nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm. đã tạo lập được nguồn hàng để cung cấp cho xuất khẩu.

Có bộ máy quản lý năng động hơn trước kể cả năng lực và trình độ quản lý kinh tế, kinh doanh và trình độ nhân lực. đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, nhanh nhậy trong nắm bắt các thông tin về thị trường, giá cả mặt hàng.

Mặt hàng xuất khẩu đã đạt được mục tiêu đề ra và đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 1996- 2015 và 2016- 2011. Hoạt động xuất khẩu chính là yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa của đất nước.

Tình hình thị trường xuất khẩu được mở rộng, thực hiện nhiệm vụ cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định.

Đã vượt qua được khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở đơng Âu bị xố bỏ, về cơ bản thực hiện được chủ trương đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ mới.

Xuất khẩu thời kỳ 2011-2015 tăng nhanh trung bình 5,5%/năm, so với 1,6%/năm ở thời kỳ 1996-2000; mặt hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hóa, ngồi điện, gỗ và sản phẩm gỗ, và hàng may mặc, đã có thêm một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như khoáng sản, cà phê, lâm sản chế biến và xuất hiện một số sản phẩm khác có tiềm năng; thị trường xuất khẩu được mở rộng, ngoài thị trường như Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, đã có thêm thị trường Australia, Anh, Pháp, đức,…

Nhìn chung, trong thời kỳ 2011-2020, lĩnh vực xuất khẩu của CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những chủ trương nêu ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)