Tổng quan về Tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam gia

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019. (Trang 51 - 74)

bậc thăng trầm. Vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên với quyết tâm, nỗ lực của Đảng, Chính Phủ và người dân, nền kinh tế đã từng bước hồi phục, đạt được nhiều thành tựu to lớn, vững vàng đương đầu với mọi thách thức của thời đại mới.

4.1.2. Tổng quan về Tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn2008-2019 2008-2019

Về tổng khối lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng

Trong giai đoạn 2008-2011 TTTD mỗi năm đều rất cao và thường vượt quá mục tiêu đề ra. TTTD đạt mức cao nhất trong giai đoạn vào năm 2009 với tỷ lệ 37,53%, vượt kế hoạch NHNN đề ra là 21-23%. Điều này có thể nhận ra do việc Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, nên tốc độ TTTD rất nhanh. Cũng theo kết quả của Tổng cục thống kê GSO, tổng khối lượng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế cũng vượt qua tổng thu nhập quốc dân. Việt Nam trong giai đoạn này đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng tín dụng. Với TTTD ở mức nóng như vậy trong thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng đã kéo theo nhiều hệ lụy đi kèm như tình trạng lạm phát gia tăng, nền kinh tế bất ổn…

2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2012

Tuy nhiên, sau thời kỳ tăng trưởng nóng, khi những khó khăn của môi trường kinh tế xuất hiện, tín dụng ngân hàng từ năm 2011 đã chững lại, đặc biệt vào năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91%. Kể từ sau ảnh hưởng cuộc khủng hoảng và hậu khủng hoảng 2010-2012, TTTD khá ổn định. Sang năm 2013, 2014 với sự nỗ lực của toàn ngành, tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn lần lượt là 12,51% và 12%. Đặc biệt tính đến ngày 21/12/2014, tín dụng ngân hàng tăng 17,17% so với đầu năm, cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011-2014. Mặc dù các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đều được hoàn thành nhưng qua thực tiễn tín dụng năm 2013, 2014 tăng trường rất khó khăn đặc biệt vào giai đoạn đầu năm. Cụ thể trong gần 3 tháng đầu năm 2014, tín dụng tăng trưởng âm 1,05% so với cuối năm 2013; cuối tháng 4 đến tháng 7 tăng trưởng cũng luôn ở mức rất thấp (lần lượt là 0,62%; 1,31%; 3,52% và 3,68%). Tuy nhiên từ tháng 8/2014 trở đi, tín dụng lại có bước nhảy vọt lên 5,82% vào cuối tháng 8 và tiếp tục tăng lên tới ngày 19/12 NHNN cho biết tín dụng đạt 11,8% kèm dự báo sẽ đạt được mục tiêu trong năm 2014. Điều này làm dấy lên quan ngại về thực trạng các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng ảo vào cuối năm để đón trước chỉ tiêu được giao về tăng trưởng tín dụng của NHNN.

Biểu đồ 4.2: Dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2012-2019

Nguồn: GSO, NHNN N gh ìn tỷ đồ ng

Biểu đồ 4.3: Tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2008-2019

Nguồn: NHNN, GSO

Từ năm 2015 đến 2017, tín dụng có xu hướng tăng mạnh trở lại trên 18%. Theo đó, Moody‟s đã đưa ra cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế đất nước khi tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng. Tuy nhiên đến năm 2018 và năm 2019 tín dụng tăng trưởng chậm lại, chỉ hơn 13%. Mức tăng trưởng phù hợp, được kiểm soát theo mục tiêu nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao, cho thấy các giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đã đi đúng hướng, vừa đảm bảo mở rộng tín dụng hiệu quả, an toàn, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Về cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào các lĩnh vực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế như sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, trong năm 2019, ngành công nghiệp 8,76% (chiếm tỷ trọng 19%), ngành xây dựng 14,54% (chiếm tỷ trọng 10%); tín dụng nông nghiệp tăng 7,39% (chiếm tỷ trọng 9%). Tín dụng đối với lĩnh vực “tiềm ẩn nhiều rủi ro” là kinh doanh bất động sản với tỷ trọng dư nợ tín dụng ngày càng giảm (31/12/2017 là 45,63%, 31/12/2018 là 35,49%, 31/12/2019 là 32,95%). Bình quân giai đoạn 2016-2019, dư nợ lĩnh vực

BOT, BT giao thông tăng 10,82%, chiếm 1,51%, tốc độ tăng giảm mạnh qua các năm và tỷ trọng cũng có xu hướng giảm. Cũng trong giai đoạn 2016-2019, bình quân tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 19,83%, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 16,69%, chiếm 19%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 7%, chiếm 3,2%; công nghiệp hỗ trợ tăng 19,57%, chiếm 2,81%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 2,6%, chiếm 0,42%.

Biểu đồ 4.4: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng phân theo ngành năm 2019

Nguồn: NHNN

Đáng chú ý hơn nữa là tín dụng tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh theo từng năm. Xét về quy mô và tốc độ, tín dụng tiêu dùng có mức tăng trưởng khá khả quan. Năm 2018, tăng 7,01%, chiếm tỷ trọng 15,17% tổng dư nợ tín dụng và vẫn tập trung chủ yếu vào các nhu cầu thiết yếu trong đời sống dân cư. Như vậy, về cơ bản mức TTTD đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và góp phần kích thích tiêu dùng trong nước.

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng phân theo kỳ hạn năm 2015-2019

Nguồn: GSO Các khoản vay ngắn hạn trong những năm gần đây có xu hướng tăng: năm 2015 cho vay ngắn hạn chiếm 46,7% vẫn thấp hơn dự nợ tín dụng ở kỳ hạn trung và dài hạn nhưng đến năm 2019 đã tăng 90,7% so với năm 2015, chiếm 50,62% tổng dự nợ tín dụng, vượt cho vay trung và dài hạn. Điều này là một xu thế tất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt nên nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Nắm bắt được xu thế này, các ngân hàng ngày nay phát triển nhiều sản phẩm cho vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân đặc biệt là vay tiêu dùng, khuyến khích các cá nhân trong xã hội tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn của họ.

4.1.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2008-2019

4.1.3.1. Nhóm nhân tố vĩ mô a. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam. Chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua các công cụ chính là lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn; nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt

buộc tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng do đó ảnh hưởng tới khả năng cho vay cũng như TTTD.

Giai đoạn 2008-2011 do tình hình biến động mạnh của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.

Trước năm 2011, mục tiêu hàng đầu của CSTT theo luật NHNN 1997 là “ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”. Đặc biệt trong giai đoạn này do lạm phát tăng cao, nền kinh tế bất ổn định nên CSTT vẫn ưu tiên tối cao nhiệm vụ là đưa lạm phát về trạng thái bình ổn nhất.

Năm 2008, NHNN áp dụng CSTT thắt chặt với hàng loạt các biện pháp mạnh như (i) tăng tỷ lệ DTBB từ 5% lên 10% đối với tiền gửi dưới 12 tháng và mở rộng thêm diện tiền gửi phải DTBB có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ quy định DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao hơn nữa khả năng hút tiền về của NHNN; (ii) phát hành bắt buộc 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN và quy định các tín phiếu NHNN không được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN; (iii) điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%, hệ thống lãi suất điều hành gồm cặp lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh tăng lên 15%/năm và 13%/năm; (iv) khống chế hạn mức tín dụng và yêu cầu kiểm soát chặt những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao, đặc biệt cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản... làm tình hình tín dụng tại Việt Nam chuyển sang một diện mạo mới, TTTD đạt 27.6, lượng tiền cung ứng cũng giảm mạnh, từ 48.19% (1/2008) xuống 25.83% (6/2008). Mức cung tiền M2 tăng 20.7% trong cả năm.

Bảng 4.1: Mức dự trữ bắt buộc điều chỉnh trong năm 2008

Văn bản quy định TG không kỳ hạn và

dƣới 12 tháng (VNĐ) TG kỳ hạn từ 12 tháng trở lên QĐ 187/QĐ-NHNN/16/1/2008 11% 5% QĐ 2560/QĐ-NHNN/3/1/2008 10% 4% QĐ 2811/QĐ-NHNN/20/11/2008 8% 2% QĐ 2951/QĐ-NHNN/3/12/2008 6% 2% QĐ 3158/QĐ-NHNN/19/12/2008 5% 1%

Từ nửa cuối năm 2008 đến năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát trong nước có xu hướng giảm, Chính phủ đã linh hoạt chuyển hướng điều hành từ ưu tiên mục tiêu lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế. Vì vậy năm 2009 bước đầu ghi nhận sự nới lỏng của CSTT với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng cung tiền 2009 lần lượt 21-23% và 18-20%. NHNN đã sử dụng một loạt các công cụ điều tiết: (i) triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất mà thực chất là mở rộng cung tiền; (ii) hạ lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 8,5%/năm, LSTCK, LSTCV cũng giảm xuống còn 7,5%/năm và 9,5%/năm; (iii) tỷ lệ DTBB cũng giảm đối với tiền đồng là 5%/năm; (iv)Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền với khối lượng giao dịch năm 2008 đạt 1.036.066 tỷ đồng, tăng gần 150% so với khối lượng giao dịch năm 2007, trong đó mua kỳ hạn 2 năm 2008, 2009 lần lượt là 947.205; 971.772 tỷ đồng, chiếm 90% tổng khối lượng giao dịch; (v) Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong gần suốt năm 2009, tăng lên 8% vào tháng 11/2009 ... do vậy tình hình tín dụng có vẻ khả quan hơn so với 2008. Trong đó, tổng phương tiện thanh toán tăng 29%, tín dụng cho nền kinh tế tăng 37,5% so với 2008, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp, góp phần duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức 5,3%.

Biểu đồ 4.6: Diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn 2008 - 2011

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Năm 2010, Nghị quyết số 18/NQ-CP 4/2010 của Chính phủ được ban hành đã xác định cả hai mục tiêu cho năm 2010: kiềm chế lạm phát khoảng 7% và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%. Thị trường tín dụng Việt Nam năm 2010 chịu sự chi phối bởi CSTT thắt chặt ở giai đoạn đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm, CSTT tuân thủ định hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% và M2 là 20%), kiểm soát rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng và cơ cấu dư nợ. Bên cạnh đó, Thông tư 13/2010/TT-NHNN và thông tư 19/2010/TT-NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD nhằm hạn chế việc cung ứng tín dụng quá năng lực dự phòng rủi ro và đảm bảo an toàn của từng ngân hàng và của cả hệ thống. Cho đến nửa đầu năm 2010, lãi suất tăng cao, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ có hơn 10%, hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản hệ thống, các ngân hàng thiếu nguồn nội tệ cho nhu cầu vay, tỷ lệ sử dụng vốn ở thị trường II lớn. CSTT đã rơi vào điểm “bẫy vĩ mô” khi vừa chống đỡ tình trạng thiếu vốn vừa phải khống chế lãi suất huy động vốn để giảm lãi suất cho vay vì mục tiêu tăng trưởng và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Trước tình hình đó, những tháng cuối năm, NHNN đã thực hiện nới lỏng tín dụng làm dư nợ tín dụng đã tăng tới 18%, TTTD tăng xấp xỉ 28% so với năm 2009. Con số tăng trưởng trung

bình năm cũng khá ấn tượng với mức tăng 29,81% với tín dụng nội tệ tăng 25,3% và tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%.

Hình 4.1: Tăng trƣởng tiền cơ sở và cung tiền giai đoạn 2008- 2011

Hình 4.2: Tăng trƣởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2008 - 2011

Nguồn: IFS, IMF

Năm 2011, Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 tháng 2/2011 ban hành thể hiện rõ sự nhất quán mục tiêu vĩ mô và cam kết thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ. NHNN quay trở lại áp dụng CSTT thắt chặt, công cụ lãi suất trong việc truyền dẫn tín hiệu tới thị trường đã được cải thiện rõ nét. LSTCK tăng từ 7% tới 13%/năm, LSTCV và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện từ liên ngân hàng tăng liên tiếp từ 10% đến 16%/năm, bên cạnh đó NHNN còn ra quyết định điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống còn 22% đến 30/06/2011 và 16% đến 31/12/2011. Đặc biệt đây cũng là năm NHNN triển khai việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từng bước nhằm nâng cao tính hiệu quả, giảm mức độ rủi ro và cải thiện sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Về phía ngân hàng chủ trương này cũng giải quyết tận gốc căn nguyên của tình trạng mặt bằng lãi suất cao. Ngoài ra, NHNN còn áp dụng các chính sách khác như: (i) Nghiệp vụ thị trường mở thực hiện nghiệp vụ hút tiền ròng trong phần lớn thời gian của năm 2011; (ii) tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng với những chế tài xử phạt nghiêm khắc trong nội bộ của từng ngân

hàng; (iii) triển khai đồng bộ các giải pháp đối với thị trường ngoại tệ, thị trường vàng nhằm mục tiêu giảm sự di chuyển vốn lòng vòng giữa tài sản được coi như tiền – một trong những yếu tố gây áp lực lên lãi suất nội tệ, triệt tiêu tác động của CSTT. Đặt trong bối cảnh thanh khoản thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, các TCTD đua tăng lãi suất huy động gây bất ổn tiền tệ, NHNN áp dụng trần lãi suất huy động vốn để hỗ trợ ổn định hệ thống; trần lãi suất huy động được gỡ bỏ dần sau đó và đến nay chỉ còn duy trì trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng theo đó mức cung tiền và lượng tín dụng giảm đáng kể. Kết quả là tăng trưởng cung tiền và TTTD lẫn lượt là 12,1% và 14,3%, chỉ bằng 1/3 so với trung bình năm ngoái, không đạt mục tiêu đề ra là 15-16% và dưới 20%.

Từ năm 2011 đến nay, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011 đã có nhiều cải cách, trong đó xác định rõ hơn mục tiêu cuối cùng của CSTT: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” CSTT cũng đánh dấu một bước ngoặt mới. Triển khai theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 -2020 tại văn kiện Đại hội Đảng XI,

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019. (Trang 51 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w