Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019. (Trang 81 - 86)

Thông qua việc phân tích đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam bằng phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng và qua mô hình ước lượng, chúng ta đều thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến từ chính sách tiền tệ của NHNN và Chính Phủ như mức cung tiền cơ sở, lãi suất tái chiết khấu, thâm hụt ngân sách, lạm phát; phía bên trong các NHTM như tỷ lệ nợ xấu, chênh lệch lãi suất cho vay – lãi suất tiền gửi hay tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán.

Trong đó, đối với các nhân tố vĩ mô,

- Lạm phát có ảnh hưởng lớn nhất và ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Tại Việt Nam, lạm phát được giữ ổn định khoảng 4% những năm gần đây, và tăng nhẹ so với năm 2015 và 2014. Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ số CPI lại không tăng quá cao mà được kìm ở mức ổn định. Tại Việt Nam, lạm phát chủ yếu do tăng trưởng cung tiền gây ra. Mức gia tăng cung tiền 2016 – 2018 vượt mức 15% nhưng NHNN đã có các động thái chủ động giảm tăng trưởng cung tiền để kiềm chế lạm phát, giữ ổn định giá trị của đồng tiền. Bên cạnh đó, NHNN còn dùng cả cách giới hạn “room” tín dụng cho các ngân hàng. Hai giải pháp này, cùng với những yếu tố khách quan khác mà TTTD tại Việt Nam lại đi chậm, và năm 2018 con số này đã xuống thấp nhất trong vòng 4 năm. Tác động ngược chiều của lạm phát và TTTD cũng thấy được trong nghiên cứu của Lương Thị Nga và Đào Thị Thu Hiền (2015). Cũng theo nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng trong dài hạn, nghiên cứu cũng chỉ ra khi người dân, doanh nghiệp và ngân hàng gần như đã thích nghi với lạm phát, cung cầu tín dụng sẽ trở về trạng thái cân bằng.

- Lãi suất tái chiết khấu phản ứng ngược chiều với TTTD và có độ trễ nhưng lại có mức ảnh hưởng khoảng 8%. Lãi suất chiết khấu (một trong những lãi suất chủ đạo của NHNN mang tính định hướng điều hành) tăng phản ứng xu hướng thắt chặt tiền tệ của NHNN dẫn tới tăng trưởng tín dụng bị thu hẹp. Trong những năm gần đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, NHNN đã điều

hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý. Đứng trước tình hình kinh tế, tài chính thế giới và hoàn cảnh của Việt Nam, năm 2019, NHNN đã quyết định điều chỉnh giảm lãi suất. khi lãi suất điều hành thấp hơn tác động đến lãi suất huy động, cho vay, có thể thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, gia tăng lượng nhập khẩu ròng, đẩy giá trị một số tài sản lên cao, đặc biệt là tài sản tài chính, tạo đà tăng trưởng, song lại kích thích lạm phát và cầu tín dụng, trong đó có cả tín dụng trong một số lĩnh vực rủi ro như bất động sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam, NHNN đã có định hướng siết chặt ngay từ đầu năm thông qua áp trần tăng trưởng 14%. NHNN đang quản lý tín dụng thông qua khối lượng vốn cung ứng chứ không thông qua công cụ lãi suất. Như vậy, nếu lãi suất hạ xuống mức thấp hơn, cũng không thể đẩy tăng trưởng tín dụng quá cao do đã có kiểm soát giới hạn. Vì vậy, khi NHNN điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở kiểm soát khối lượng tiền hơn là lãi suất, thì ảnh hưởng của lãi suất tái chiết khấu lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng tương đối yếu và có độ trễ.

- Tăng trưởng GDP có ảnh hưởng cùng chiều với TTTD, có xu hướng phản ứng ngược chiều và có mức tác động 5%. Năm 2019 TTTD thấp hơn tốc độ tăng của 2 năm trước trong khi đó tăng trưởng GDP vẫn cao. Điều cho thấy tăng trưởng kinh tế đã không phụ thuộc vào TTTD như những năm trước. Ba nhân tố giúp tăng trưởng là tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và đầu tư đều có những sự phát triển tích cực, đặc biệt là tiêu dùng dân cư vì sức mua của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đồng thời xuất khẩu tăng cũng là động lực tăng trưởng. - Tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở có mức ảnh hưởng khiêm tốn 1,7%; 3% với tác động dương đến TTTD. Trong những năm gần đây, cung tiền được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô, việc mở rộng chính sách tiền tệ bằng tăng lượng cung tiền hay tăng lượng vốn huy động của các NHTM đều tăng lượng cung cho hoạt động tín dụng và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.

- Thâm hụt ngân sách có tác động cùng chiều với TTTD nhưng với mức ảnh hưởng tương đối nhỏ 2%. Kết quả này phù hợp với lý thuyết được nêu tại phần trên, tuy nhiên tại các nghiên cứu thực nghiệm hay thực tế cho thấy kết quả của mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và TTTD có kết quả không đồng nhất, và khác nhau theo từng thời kỳ và phụ thuộc nhiều vào các công cụ mà NHNN, Chính Phủ sử dụng để bù đắp khoản thâm hụt đó.

Đối với các nhân tố vi mô thuộc về phía các NHTM,

- Nhân tố tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với mức ảnh hưởng lớn nhất. Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng giảm dần qua các năm, nhưng quy mô lại tăng dần đều dựa theo quy mô nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nợ xấu các ngân hàng gia tăng của như việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý triệt để; một lượng lớn doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thành lập hoặc phát triển công ty nhưng lại gặp khó khăn khiến việc trả nợ gặp trở ngại… Có nhiều cách để các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu như thu hồi nợ, trích lập dự phòng, bán tài sản bảo đảm, bán nợ cho VAMC. Bắt đầu từ năm 2014, toàn hệ thống tích cực và chủ động xử lý khối lượng nợ xấu theo các phương thức trên, trong đó không thể bỏ qua sự đóng góp từ VAMC. Từ khi thành lập, VAMC đã làm khá tốt vai trò của mình trong việc làm giảm được khối lượng nợ xấu khổng lồ từ các TCTD, trở thành công cụ quan trọng của NHNN trong việc giảm thiểu nợ xấu. Từ năm 2014 đến hết 2017, VAMC đã thu hồi được hơn 80.000 tỷ đồng trên tổng dư nợ gốc là hơn 300.000 tỷ đồng và riêng trong năm 2018 là gần 40.000 tỷ đồng. Sau khi Nghị quyết 42 được ban hành vào năm 2017 cùng các văn bản đốc thúc tiến trình, hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy nhanh và mạnh hơn. Hàng loạt khoản nợ khổng lồ và các tài sản bảo đảm là bất động sản được đem rao bán hoặc đấu giá, các doanh nghiệp cũng được tư vấn tạo điều kiện tiếp cận các khoản vay với lãi suất hợp lý. Từ khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau khủng hoảng, ước tính đến hết năm 2018, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 150.000 tỷ đồng nợ xấu, tạo bước khởi sắc cho việc TTTD.

- Tỷ lệ thanh khoản phản ứng cùng chiều với TTTD sau 2 quý đầu tiên với mức đóng góp vào sự thay đổi của TTTD khoảng 4%. Hệ số thanh khoản ở các NH tại Việt Nam luôn ở mức cao, khoảng 90-95% với các NHTM nhà nước và dao động ở 75-85% với các ngân hàng TMCP. Hiện nay, các ngân hàng có nhiều phương thức để huy động vốn như từ dân cư, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước,… và lượng vốn huy động khá ổn định, vậy nên lượng tín dụng càng cao thì chỉ số thanh khoản sẽ càng cao, đảm bảo được tính thanh khoản. Tuy nhiên, vì GDP qua các năm tăng không mạnh, cầu tín dụng không dao động với mức lớn, nên tỷ lệ thanh khoản vẫn giữ ở một mức ổn định và khá hợp lí so với tình hình tại Việt Nam. Kết quả cùng chiều cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Felicia Omowunmi Olokoyo (2011) hay của Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011).

- Chênh lệch lãi suất phản ứng yếu nhưng không đóng góp vào sự thay đổi của TTTD. Điều này hàm ý rằng một mặt biên lãi suất ròng tăng khuyến khích các NHTM cho vay ra; nhưng mặt khác, nền kinh tế ít co giãn với lãi suất bởi tín dụng ngân hàng là nguồn vốn ít có khả năng thay thế của các chủ thể trong nền kinh tế.

TÓM TẮT CHƢƠNG IV

Trong Chương IV, nghiên cứu đã phân tích tổng quan TTTD tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019 và phân tích mô hình định lượng, đánh giá về các kết quả ước lượng mô hình hồi quy về các nhân tố tác động đến TTTD. Thông qua đó, kết quả sẽ là nền tảng giúp nghiên cứu có thể đề xuất những kiến nghị và giải pháp đối với NHTM, Chính Phủ, người đi vay hiệu quả hơn, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam

CHƢƠNG V: CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019. (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w