Góc độ từ phía Chính phủ và NHNN

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019. (Trang 91 - 94)

• NHNN

Điều hành CSTT phải chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch COVID-19, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng

phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi. Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Chỉ đạo các NHTM phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của doanh nghiệp, người dân góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.

NHNN cần kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài, dẫn tới hình thành bong bóng tài sản và thực hiện các biện pháp mang tính thị trường định hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất nhất là trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch Covid-19. Thêm vào đó, để đảm bảo chính sách tiền tệ và chính sách giám sát vĩ mô đạt hiệu quả thì NHNN cần phải nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát đối với các NHTM Việt Nam thông qua việc triển khai mô hình thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro và yêu cầu các NHTM công khai minh bạch về phương pháp, quy trình quản trị và khẩu vị rủi ro của ngân hàng cũng như các chính sách quản lý rủi ro nội bộ để giúp nhận biết sớm các dấu hiệu, lỗ hổng trong hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM để kiọ thời đưa ra các giải pháp khắc phục.

NHNN nên thận trọng hơn trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa bởi nếu tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau, và ngược lại. Vì vậy, việc theo sát tình hình nền kinh tế-xã hội để đưa ra các chính sách, chỉ đạo cụ thể là một nhiệm vụ quan trọng của NHNN để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phát triển kinh tế.

• Chính Phủ

Trước hết, cần nâng cao tính chủ động trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Khả năng kiểm soát tín dụng phụ thuộc phần nhiều vào những công cụ NHNN đang sử dụng hơn là các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô; vì vậy để giải quyết

các vấn đề suy giảm tín dụng hiện nay, ngoài việc quan tâm tới các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và phối hợp chính sách, NHNN cần chủ động hơn trong điều hành. Tuy nhiên, khi xét về tính độc lập của NHTW ở các khía cạnh, thì NHNN Việt Nam chưa độc lập với Chính Phủ và điều này ảnh hưởng đến tính linh hoạt và chủ động của NHNN trong việc điều hành CSTT trước những biến động của nền kinh tế. Vì vậy, đề xuất Chính Phủ cân nhắc đến phương án xây dựng một thể chế hoạt động độc lập hơn nữa cho NHNN.

Ngoài ra, theo các phân tích ở trên thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách làm giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nên Chính Phủ nên cân nhắc các biện pháp cắt giảm chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách một cách “quyết liệt” hơn và rà soát lại dự toán đã giao để cân đối đủ nguồn và bố trí vốn phù hợp cho các dự án để bảo đảm tính khả thi trước tác động của dịch bệnh.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm thì việc tăng bội chi cũng mang lại tác dụng tích cực ở một mức độ nhất định nhưng mức nợ công tăng nhanh để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ gây áp lực cho cân đối NSNN trong những năm tiếp theo và gây khó khăn trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ. Nợ công cao đặc biệt nếu vượt ngưỡng trần cho phép của Quốc hội thì có thể tạo ra tâm lý lo ngại tới các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, ảnh hưởng đến đánh giá về độ an toàn của nợ công Việt Nam; ngoài ra còn gây ra “hiệu ứng lấn át” tới khả năng tiếp cận vốn của khu vực tư nhân, cản trợ quá trình hồi phục kinh tế trong nước.

Để giảm bội chi ngân sách và giảm nợ công, thì việc quản lý các hạng mục chi, đặc biệt chi cho đầu tư công là đặc biệt quan trọng. Về cơ bản, các chính sách Chính phủ đưa ra đều đã góp phần bước đầu khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, thất thoát lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng tính khả thi, minh bạch trong phân bổ, sử dụng nguồn vốn; kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như bội chi ngân sách, nợ công vẫn ở mức cao; tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ; Do vậy, việc đưa ra một kế hoạch tổng thể về tái cơ cấu đầu tư công trong thời gian tới là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019. (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w