.5 Báo cáo kết quả về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT KIÊN-1906020240-QTKD26 (Trang 81 - 93)

(Nguồn: Accenture, 2020)

Với những hoạt động tích cực trong CSR, Accenture đã đạt được rất nhiều giải thưởng uy tín. Các giải thưởng và ghi nhận đóng gói về việc thực hiện CSR của Accenture đã được nhận:

73

Bảng 3.1 Các giải thưởng và ghi nhận đóng gói về việc thực hiện CSR của Accenture

Các công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới của FORTUNE

Đứng vị trí số 1 trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin trong vịng 8 năm, và đạt giải thưởng ghi nhận trong 19 năm liên tiếp Top 250 công ty quản lý của tạp

chí wall street

4 năm liên tiếp Top 100 các doanh nghiệp tốt nhất

của 3BL media

12 năm liên tiếp Just capital của tạp chí Forbes 5 năm liên tiếp Cơng ty có mơi trường làm việc

tốt và top 100 tốt nhất thế giới của tạp trí Forbes

Tại thị trường Nhật Bản, Mexico, Vương Quốc Anh, và Hoa Kỳ

Chỉ số bình đẳng doanh nghiệp và chiến dịch nhân quyền

Được ghi nhận tại Chile, Mexico và Hoa Kỳ Top 100 cơng ty có nơi làm việc

tốt nhất cho các bà mẹ

18 năm liên tiếp tại Mỹ và 5 năm liên tiếp tại Ấn Độ

Chống biến đổi khí hậu của CDP 6 năm liên tiếp

Qua việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp CNTT ( cả đi thuê và nhận thuê), chúng ta có thể thấy được CSR đã sớm được quan tâm và chú trọng trong thực hiện tại các doanh nghiệp outsourcing CNTT lớn. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quan niệm về CSR của mỗi doanh nghiệp sẽ được thực hiện khác nhau để phù hợp với mơ hình, chiến lược của từng doanh nghiệp, tất cả đều dựa trên các khía cạnh tn thủ luật pháp, đóng góp cho cộng đồng - xã hội, bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này đều dẫn đầu thế giới trong việc thực hiện CSR. Chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, nhận thức về CSR đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai CSR tại doanh nghiệp: Có thể nói nhận thức về CSR đóng vai trị quyết định trong việc triển khai CSR của doanh nghiệp. Trong các giai đoạn phát triển và hoàn thiện quan điểm về CSR tồn tại nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về CSR. Có quan điểm cho rằng doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh, khơng có mối liên hệ với CSR,

74

có doanh nghiệp thực hiện CSR thông qua việc chú trọng kinh doanh hay tuân thủ các quy định của pháp luật; có quan điểm cho rằng CSR là tất yếu để doanh nghiệp phát triển bền vững. Tất cả các quan điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến triết lý, chiến lược cũng như kế hoạch hanh động để thực hiện CSR của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do khiến việc áp dụng và triển khai CSR của các doanh nghiệp đa dạng và trên nhiều khía cạnh khác nhau, nhằm phục vụ mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nhận thức về CSR phải thống nhất và đồng thuận đối với tất cả các đối tượng trong doanh nghiệp. Do mỗi thành viên trong doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên cũng như các đối tượng liên uan khác, đều có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện CSR, từ việc lập chiến lược, tổ chức, triển khai hoạt động, kiểm tra đánh giá điều chỉnh. Do đó, nhiều doanh nghiệp cũng đề cao việc đào tạo, nâng cao nhận thức về CSR cho các nhân viên bở việc thực hiện CSR chỉ đạt được thành cơng khi có sự đơng thuận và tham gia cả tất cả các cá thể liên quan đến doanh nghiệp.

Khác biệt với các nước phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, nhận thức về CSR tại Việt Nam nói chung vẫn chưa cao, việc thực hiện CSR hiệu quả chỉ đến từ các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp có quy mơ lớn. Ngồi ra, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ dều chưa có nhận thức đúng đắn về CSR chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về CSR cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động CSR tại Việt Nam.

Thứ hai, về phương thức triển khai CSR: Qua thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp outsoucing CNTT lớn trên thế giới, dù khía cạnh thực hiện CSR của mỗi doanh nghiệp có sự đa dạng khác biệt. Tuy nhiên, các thức triển khai của các doanh nghiệp đều hướng đến quy trình chung, gồm các bước:

Gắn triết lý kinh doanh với triết lý về CSR: Trong các báo cáo phát triển bền vững, báo cáo CSR của các doanh nghiệp, có thể thấy các doanh nghiệp đều lồng ghép triết lý kinh doanh của doanh nghiệp với triết lý về CSR, tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp để triển khai CSR. Ví dụ, các doanh nghiệp này đều có phát triển

75

các ứng dụng CNTT của từng doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển giáo dục, đặc biệt trong đại dịch COVID-19, những ứng dụng này đã phát huy rất tốt.

Xây dựng hệ thống tổ chức CSR: Từ triết lý CSR của mỗi doanh nghiệp và dựa trên quy mô cung như mơ hình tổ chức, doanh nghiệp có xu hướng xây dựng một hệ thống tổ chức riêng về CSR nhằm mục đích đánh giá các vấn đề về CSR từ đó xác định chiến lượn CSR dài hạn, trung hạn, các chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện CSR hay kiểm soát, điều đỉnh lại chiến lược và kế hoạch hành động phú hớp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội. Hệ thống tổ chức CSR thường được đặt dưới sự quản lý của hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc cùng đại diện các phòng ban liên quan, đảm bảo việc thực hiện CSR một cách có hệ thống và chun nghiệp. Ngồi ra, cũng cần xác định rõ phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận này, tránh để tình trạng trùng lặp quyền hạn với các bộ phận, phòng ban khác.

Xây dựng chiến lược quản trị hướng CSR: từ triết lý của doanh nghiệp về CSR, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn và đánh giá các vấn đề cần giải quyết về CSR nhằm đạt được mục tiêu, tầm nhìn phát triển của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra chiến lược quản trị doanh nghiệp trung và dài hạn, làm cơ sở để đưa ra kế hoạch hành động hướng CSR. Các vấn đề CSR cụ thể sẽ được lựa chọn căn cứ trên quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tình hình thực tế về kinh tế, xã hội, môi trường, các tiêu chuẩn trên thế giới về CSR và được đánh giá dựa trên ý kiến từ các bên liên quan đến doanh nghiệp.

Xây dựng kế hoạch hành động và chỉ tiêu đánh giá kết quả: sau khi đã có chiến lược, các doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể sao cho phù hợp với quy mơ, lĩnh vực hoạt động của mình nhằm giải quyết các vấn đề CSR đã được lựa chọn đồng thời xây dựng hệ thống chỉ tiêu (Key Performance Indicators – KPI) đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động CSR. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các hoạt động để từ đó có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

Tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các hoạt động CSR: đây là bước giúp triển khai các kế hoạch hành động đã được đặt ra. Các yếu tố nguồn lực của doanh

76

nghiệp như nhân sự, tài chính, hạ tầng, cơng nghệ sẽ được phân bổ hợp lý để đảm bảo các hoạt động CSR mang lại hiệu quả cao nhất.

Đánh giá kết quả và điều chỉnh các hoạt động CSR: Kết quả của các hoạt động CSR sẽ được so sánh với mục tiêu dự kiến ban đầu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và xem xét điều chỉnh lại từ chiến lược, các vấn đề CSR cần giải quyết, các chỉ tiêu hay các kế hoạch hành động. Với thực tế môi trường hoạt động của doanh nghiệp ln ln thay đổi thì đây là bước rất quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp có thể kịp thời thích nghi, đảm bảo sự phát triển bền vững. Ví dụ điển hình là sự chuyển đổi từ việc giải quyết các vấn đề môi trường trong phạm vi hẹp thành việc ứng phó với các vấn đề mơi trường tồn cầu do xu hướng tồn cầu hóa và sự phát triển đa quốc gia của các doanh nghiệp. Chính điều này đã khiến cho các vấn đề CSR cần phải được thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng như của thế giới.

Thực hiện báo cáo CSR thường niên: đây là báo cáo tổng kết lại tất cả những kết quả đã đạt được từ các hoạt động CSR của doanh nghiệp. Báo cáo này khơng chỉ có ý nghĩa nội bộ doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như đối tác, khách hàng, chính quyền địa phương, nhà đầu tư hay các tổ chức, đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR trên thế giới. Từ đó các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ có cơ hội trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư hay tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương. Nội dung của các báo cáo sẽ được xây dựng và sắp xếp tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp tuy nhiên các doanh nghiệp lớn thường dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn về CSR trên thế giới như tiêu chuẩn ISO 26000, tiêu chuẩn GRI, lồng ghép và tham chiếu các tiêu chuẩn này trên báo cáo CSR nhằm củng cố và nâng cao hình ảnh cũng như sự chuyên nghiệp trong việc áp dụng thực hiện CSR của doanh nghiệp. Đây là phương thức triển khai phổ biến ở các doanh nghiệp CNTT lớn. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, phương thức này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mơ lớn, u cầu triển khai CSR một cách bài bản nhằm đáp ứng với các yêu cầu của thị trường nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc thực hiện hồn thiện quy trình này khơng thể thực hiện ngay và địi hỏi phải có các yêu cầu về nhận thức,

77

nguồn lực về tài chính, con người...Do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có một cách tiếp cận trong việc triển khai CSR một cách hợp lý nhằm phù hợp với tình hình phát triển và quy mơ của doanh nghiệp.

Thứ ba, kế hoạch hành động CSR thường dựa trên thế mạnh kinh doanh của công ty và phải phù hợp với từng môi trường cụ thể: trên thực tế, các hoạt động CSR để đạt hiệu quả thì đều dựa trên thế mạnh kinh doanh chính của mỗi doanh nghiệp. Ví dụ, WIPRO, Microsoft là những doanh nghiệp mạnh về CNTT, tận dụng phát triển các ứng dụng về giáo dục, giao tiếp để hỗ trợ nhân viên, người dùng phát triển chuyên mơn, kỹ năng tốt cho chính bản thân họ và doanh nghiệp mình. Các kế hoạch và chương trình hành động CSR cần xoay quanh thế mạnh của công ty nhằm vừa mang lại hiệu quả cao, vừa thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý giá trong việc triển khai CSR tại Việt Nam do đa phần các công ty Việt Nam đều là các công ty vừa và nhỏ, do vậy việc triển khai các hoạt động CSR cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi triển khai, đảm bảo phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp. Các hoạt động triển khai CSR không nên thực hiện quá dàn trải dẫn đến vừa khơng đạt hiệu quả, thậm chí có thể tác động tiêu cực đến lợi ích của doanh nghiệp.

3.3. Giải pháp để nâng cao trách nhiệm CSR của doanh nghiệp trong hoạt động outsourcing ngành CNTT của Việt Nam động outsourcing ngành CNTT của Việt Nam

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Do đặc thù là nước đang phát triển, nhận thức về CSR của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, chưa coi trọng vai trò của CSR trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Biểu hiện rõ nhất trong việc nhiều doanh nghiệp outsourcing CNTT chưa có nhận thức rõ ràng về CSR đó là trả thù lao xứng đáng cho nhân viên, vấn đề làm thêm giờ, làm ngày lễ do để kịp thời gian cho các dự án. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, quan hệ xã hội và gia đình. Do đặc thù ngành CNTT công nghệ đổi mới rất nhanh, nên việc doanh nghiệp trong nước hỗ trợ nhân viên bằng các chương trình giáo dục nâng cao trình độ chun mơn vẫn còn hạn chế so với các doanh nghiệp nước ngoài.

78

Một là, để việc thực hiện CSR ở Việt Nam được hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước nên đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về CSR không chỉ trong phạm vi dành cho doanh nghiệp, các cơ quan hay tổ chức mà nên mở rộng tới các cộng đồng dân cư ở địa phương. Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CSR có thể thơng qua các hoạt động như tổ chức các hội thảo, hội nghị, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về CSR. Việc tăng cường nhận thức về CSR cũng nên được xem xét đưa vào các nội dung học tập hay các hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên, học sinh. Đây cũng là một cách để thế hệ trẻ hiểu thêm về trách nhiệm xã hội, từ đó trở thành những cơng dân có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng và môi trường sau này hay trở thành những người chủ doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.

Hai là, thiết lập các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử về CSR ở cấp ngành và cấp quốc gia: để các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện CSR một cách dễ dàng thì việc chính phủ ban hành các tiêu chuẩn hay bộ quy tắc ứng xử về CSR đóng một vai trò rất quan trọng. Các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử này có thể tham khảo từ các tiêu chuẩn của các tổ chức trên thế giới như ISO 26000, tiêu chuẩn GRI, Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được bộ quy tắc hay tiêu chuẩn CSR nào, và cũng chưa thành lập cơ quan nhà nước riêng về CSR nhằm thực hiện cơng việc này. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có thể xem xét xây dựng bộ tiêu chuẩn CSR sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và làm nền tảng để các doanh nghiệp có thể xem xét và áp dụng một cách hiệu quả.

Ba là, kiện toàn các bộ luật và nâng cao tính hiệu lực trong việc thực thi luật: việc thực hiện CSR thường mang tính tự nguyện và tự giác, tuy nhiên yếu tố pháp lý cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Khi mà trình độ văn hóa và nhận thức chưa cao thì việc luật hóa các phạm trù đạo đức trong kinh doanh là rất cần thiết. Tuy nhiên, tính hiệu lực trong việc thực thi pháp luật tại Việt Nam chưa cao. Điển hình là luật an tồn vệ sinh thực phẩm có tính hiệu lực khơng cao, khung xử phạt chưa hợp lý khiến các doanh nghiệp bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Có doanh nghiệp vừa bị xử phạt tuy

79

nhiên lại tái phạm ngay sau đó. Luật Doanh nghiệp cần quy định cụ thể về các trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi không thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Khi kinh doanh dưới mơ hình doanh nghiệp, văn bản pháp luật đầu tiên nhà đầu tư cần tìm hiểu đó chính là Luật Doanh nghiệp. Ngồi việc tìm hiểu các mơ hình doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp cũng chính là văn bản mà những người kinh doanh tiếp xúc tìm hiểu về các nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành kinh doanh. Các quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp càng cụ thể về nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước, các loại thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp khi kinh doanh. Quy định nghĩa vụ của

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT KIÊN-1906020240-QTKD26 (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)