Tình hình thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT KIÊN-1906020240-QTKD26 (Trang 37 - 40)

ở Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6/2020, số lượng doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông (cả doanh nghiệp nội địa và nhà đầu tư nước ngoài - FDI) là khoảng 45.500 doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn, trên 98% và trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế năng động và linh hoạt trong môi trường biến đổi nhưng dễ bị tác động trước những thay đổi bất lợi của môi trường sản xuất kinh doanh. Khả năng đầu tư nguồn lực để nâng cao dịch vụ bị hạn chế. Ngoài ra, có một số nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao: quy mô nhỏ, hạn chế về nguồn lực, hiệu suất làm việc chưa cao, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế,... Các đặc điểm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đền nhận thức về CSR cũng như về nguồn lực để thực hiện CSR của các doanh nghiệp CNTT.

Thứ hai, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu:bước sang thời kỳ đổi mới, với mong muốn xóa bỏ dần cơ chế bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa, cùng với đường lối đổi mới, cách chính sách phát triển kinh tế, các luật về doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và mở rộng về quy mô, cụ thể: năm 1990, với sự ra đời của Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp tư nhân và sau đó thống nhất thành Luật Doanh nghiệp cũng như các Luật đầu tư nước ngoài, Luật Thuế giá

29

trị gia tăng đã tạo ra nền tảng pháp lý thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế gia tăng về số lượng, mở rộng vể quy mô và loại hình hoạt động tuy nhiên nhìn chung, các

Doanh nghiệp Việt Nam có thời gian hình thành và phát triển chưa lâu cộng thêm việc Việt Nam gia nhập WTO và xu hướng toàn cầu hóa cũng như làn sóng FDI đầu tư vào Việt Nam dẫn đến việc Việt Nam cần phải tôn trọng các cam kết quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội; các doanh nghiệp Việt Nam có thị trường xuất khẩu phải tuân theo các tiêu chuẩn, yêu cầu, các bộ quy tắc của các bên nhập khẩu hay các quy định về lao động, môi trường, an toàn; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động thực hiện CSR để đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nhiều quốc gia khác nhau; tất cả các yếu tố trên đã đặt ra các yêu cầu cho các doanh nghiệp phải chủ động bắt kịp sự phát triển của các doanh nghiệp trên thế giới, từng bước thích nghi với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu các tiêu chuẩn CSR trên thế giới, các cách thức triển khai CSR là rất cần thiết, từ đó là cơ sở để hình thành các bộ tiêu chuẩn riêng của Việt Nam cũng như là nguồn tham khảo để các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận trong việc nhận thức và triển khai CSR nhằm tăng cường sự cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá và liệt kê vào nhóm các quốc gia mới nổi. Các quốc gia mới nổi có xu hướng ưu tiên thực hiện CSR về khía cạnh kinh tế để lấp đầy thâm hụt kinh tế so với các nước phát triển hơn trên thế giới và khía cạnh từ thiện của CSR được đánh giá do truyền thống từ trước. Do cộng đồng Việt Nam ưu tiên cao về trách nhiệm từ thiện, ở Việt Nam nhiều người cho rằng CSR chỉ nhằm phục vụ mục đích từ thiện, đặc trưng bởi các hoạt động quyên góp, thiện nguyện… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp coi CSR như một phương tiện để đánh bóng thương hiệu của họ, một hình thức bảo vệ thương hiệu và tin rằng, đây là mục đích duy nhất để họ thực hiện CSR. Với sự kiện, Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2008, cùng với việc là một thị trường trẻ với nguồn lao động rẻ và sẵn có, Việt Nam đã và đang chào đón nhiều tập đoàn đa quốc gia gia công và đầu tư nước

30

ngoài, chọn Việt Nam là thị trường chiến lược. Các tập đoàn lớn trong ngành công nghệ thông tin như: Intel, Microsoft, HPE, Google… Các doanh nghiệp quốc tế này đã và đang đóng góp một vai trò to lớn trong việc nêu gương cho các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử của họ vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác nhau trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về các vấn đề xã hội và môi trường đã cải thiện nhận thức của người Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam về tư duy phát triển bền vững. Một sáng kiến quan trọng trọng liên quan đến CSR ở Việt Nam đó là thành lập tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO: United nations industrial development Oranization) nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thích ứng và áp dụng CSR để cải thiện mối liên kết với chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Xu hướng phát triển này kéo theo nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng trong năm 2016, vấn đế này đã buộc chính phủ Việt nam và cộng đồng địa phương phải tập trung và yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các trách nhiệm xã hội và hoạt động minh bạch hơn, điều này dẫn đến việc hiểu rõ hơn về CSR trong tương lai.

Các sáng kiến CSR ở Việt Nam hiện nay được xác định thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng như các tập đoàn đa quốc gia và một phần chính quyền địa phương.

Ngoài ra, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI: Tổ chức chính trị phi lợi nhuận, độc lập, phi chính phủ, có đầy đủ tư cách pháp nhân và quyền tự chủ tài chính riêng cho mình) phát động giải thưởng CSR “CSR – Hướng tới sự phát triển bền vững”

Nhằm nâng cao hoạt động của các tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam để nâng cao trách nhiệm của họ đối với xã hội. Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra các kế hoạch và dự án chi tiết liên quan đến CSR dựa trên các nguồn lực của mình như điều kiện lao động, vệ sinh, chất lượng, và năng lực quản lý môi trường.

Bằng việc phân tích việc thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp lớn và tiêu biểu đang hoạt động tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể khái quát về tình hình thực hiện CSR chung: FTP corp, Intel, …

31 Lý do chọn các doanh nghiệp này để đánh giá là:

- Các doanh nghiệp này đã được hình thành và hoạt động tại thị trường Việt Nam trên dưới 10 năm, quy mô doanh nghiệp vừa và lớn.

- Đều đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

- Các doanh nghiệp này đều có báo cáo CSR thường niên.

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT KIÊN-1906020240-QTKD26 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)