Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh tại công ty cao su sao vàng (Trang 45)

II. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty

1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm, càng ngày ng-ời ta càng sử dụng nhiều nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con ng-ời. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu con ng-ời ngày càng đa dạng hơn và tăng không có giới hạn. điều này phản ánh quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác 3 câu hỏi: sản xuất cái gì ? sản xuất nh- thế nào ? sản xuất cho ai ? vì thị tr-ờng chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào quyết định sản xuất đúng loại hàng sản phẩm (dich vụ) với số l-ợng và chất l-ợng phù hợp. Mỗi doanh nghiệp trả lời không đúng 3 vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực xuất xã hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ đ-ợc trên thị tr-ờng tức kinh doanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội sẽ không có khả năng tồn tại.

Mặt khác mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị tr-ờng, mở cửa và ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất l-ợng và sự khác biệt hoá, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cà doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với doanh nghiệp khác cùng nghành. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao, doanh nghiệp mới có khả năng thực hiện đ-ợc điều này.

Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. để thực hiện đ-ợc mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm ( dịch vụ ) cung

cấp cho thị tr-ờng. Muốn vậy doanh nghiệp phải phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu càng có cơ hội thu đ-ợc nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính t-ơng đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cao su Sao vàng

2.1.Đẩy mạnh công tác xây dựng chiến l-ợc kinh doanh và kế hoạch kinh doanh

2.1.1 Yêu cầu tất yếu của việc xây dựng và hoạch định chiến l-ợc kinh doanh

Nền kinh tế thị tr-ờng mở cửa và ngày càng hội nhập với khu vực và quốc

tế vừa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa làm cho tính biến động của môi tr-ờng kinh doanh ngày càng lớn hơn. Đặc biệt khi các hiệp định th-ơng mại đ-ợc ký kết giữa n-ớc ta và các n-ớc trong khu vực và trên thế giới khi đó các rào cản thuế quan bị xoá bỏ đi đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. điều này dẫn đến sự thâm nhập trực tiếp của các doanh nghiệp ở các n-ớc vào thị tr-ờng của nhau. Trong môi tr-ờng kinh doanh này để chống đỡ với sự thay đổi không l-ờng tr-ớc của môi tr-ờng đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến l-ợc kinh doanh mang tính chất động và tấn công. Chất l-ợng của hoạch định và quản tri chiến l-ợc tácđộng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghịêp, vị thế cạnh tranh cũng nh- hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tiễn đã chứng minh một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì phải có một chiến l-ợc kinh doanh đúng đắn và chính điều đó giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị tr-ờng.

2.1.2. Thực trạng việc xây dựng và thực hiện chiến l-ợc kinh doanh và kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cao su sao vàng

những năm qua thực hiện sản xuất kinh doanh theo đ-ờng lối mở cửa nền kinh tế các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng đã từng b-ớc áp dụng những hoạt động mang tính tất yếu của nền kinh tế thị tr-ờng và đã đạt đ-ợc nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tốc độ tr-ởng kinh tế của Công ty năm sau cao hơn năm tr-ớc. Thu nhập của công nhân ngày càng d-ợc cải thiện góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đóng góp cho nhà n-ớc năm sau cao hơn năm tr-ớc.

Công ty thực hiện chiến l-ợc mở rộng thị tr-ờng trong n-ớc và có thể thực hiện đ-ợc mọi yêu cầu của khách hàng trong lĩnh vực mà Công ty hoạt động trên khắp các tỉnh thành, nghành trên cả n-ớc. Mở rộng quan hệ với các bạn hàng quốc tế.

Công tác hoạch định chiến l-ợc đã từng b-ớc đ-ợc hoàn thiện hơn. kế hoạch năm đ-ợc công ty xây dựng trên cơ sở của chiến l-ợc kinh doanh của Công ty đã và đang đ-ợc thực hiện nghiêm túc và hợp lý.

2.1.3.Một số giải pháp tăng c-ờng quản trị chiến l-ợc kinh doanh và kế hoạch kinh doanh

-Xây dựng chiến l-ợc kinh doanh dài hạn: Mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết xây dựng cho mình một chiến l-ợc kinh doanh dài hạn, đó là chiến l-ợc kinh doanh cho 5, 10, 15 năm tới . Chiến l-ợc kinh doanh dài hạn tạo cho doanh nghiệp thế chủ động lắm bắt những thay đổi của thị tr-ờng kinh doanh từ đó tận dụng đ-ợc các cơ hội đồng thời tránh đ-ợc những rủi ro nguy cơ.

Chiến l-ợc kinh doanh dài hạn là cơ sở để xây dựng đ-ợc chiến l-ợc kinh doanh trung và ngắn hạn. Chiến k-ợc kinh doanh dài hạn không phải là phép cộng đơn thuần của các chiến l-ợc kinh doanh ngắn hơn nó. Các chiến l-ợc

trung và ngắn hạn chính là những hành động cụ thể để dạt đ-ợc thành công của chiến l-ợc kinh doanh trong dài hạn.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách cụ thể cho từng tháng, quý, năm, giai đoạn phát triển sát với điều kiện thực tế.

Kế hoạch kinh doanh chính là nhằm cụ thể hoá chiến l-ợc kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn thực hiện tốt thể hiện doanh nghiệp đó thực hiện chiến l-ợc kinh doanh tốt.

Một chiến l-ợc tốt là một chiến l-ợc tiên đoán đ-ợc những thay đổi thị tr-ờng trong nhiều năm tiếp theo chình vậy nó không tránh khỏi tính trừu t-ợng và làm cho ng-ời thực hiện chiến l-ợc gặp nhiều khó khăn. việc xây đựng kế hoạch kinh doanh cho một khoảng thời gian ngắn sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện chiến l-ợc kinh doanh thành công.

2.1.4 Điều kiện thực hiện

Để thực hiện đ-ợc các giải pháp trên thì Công ty phải có bộ phận chuyên trách đảm nhận việc xây dựng và hoạch định chiến l-ợc. Bộ phận này phải có trình độ vững vàng có tầm nhìn nhạy bén vời sự thay đổi của thị tr-ờng vĩ mô từ đó thu thập thông tin thể hiện sự thay đổi đó và xây dựng thành những giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp. Trên cơ sở những phân tích đó thì bộ phận chuyên trách sẽ xây dựng đ-ợc chiến l-ợc kinh doanh. Chiến l-ợc đ-ợc xây dựng theo quy trình khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao. Đó không phải bản thuyết trình chung chung mà phải thệ hiện mục tiêu cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội và tấn công làm hạn chế các đe doạ của thị tr-ờng. Trong quá trình hoach định chiến l-ợc phải thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chiến l-ợc kinh doanh tổng quát và các chiến l-ợc bộ phận.

Một số vấn đề quan trọng là phải chú ý đến chất l-ợng khâu triển khai thực hiện chiến l-ợc biến chiến l-ợc kinh doanh thành các ch-ơng trình, các kế hoạch và các chính sách phù hợp. Những đòi hỏi trên thì bộ phận chuyên trách phải nắm vững tình hình doanh nghiệp khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện các kế hoạch kinh doanh và chiến l-ợc kinh donh.

Xây dựng bộ phận trao đổi và xử lý thông tin. Chiến l-ợc kinh doanh không chỉ do ban lãnh đạo Công ty xây dựng lên và thực hiện mà do toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng góp ý kiến xây dựng lên và chịu trách nhiệm thực hiện. Và vậy phải có bộ phận thu thập các thông tin các đóng góp của đội ngũ lao động và trên cơ sở phân tích thông tin của thị tr-ờng mà hoạch định chiến l-ợc một cách cụ thể sát với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

2.1.5. Kết quả của việc hoàn thiện công tác quản trị và xây dựng chiến l-ợc kinh doanh

Một chiến l-ợc kinh doanh tốt sẽ vach ra cho doanh nghiệp một h-ớng đi cụ thể cho các năm tiếp theo. Chiến l-ợc kinh doanh đ-ợc xây dựng đ-ợc xây dựng trên cơ sở phân tích điều kiện môi tr-ờng kinh doanh, lắm bắt những những biến động và điều kiện thực tế của doanh nghiệp vì vậy nó sẽ tạo ra kết quả kinh doanh tốt, tận dụng có hiệu quả mọ nguồ lực trong và ngoài doanh nghiệp. Chiến l-ợc kinh doanh đúng đắn sẽ tạo và giữ cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh đối với đối thủ cùng nghành từ đó tạo ra hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp

2.2. Tăng c-ờng công tác Marketing điều tra nhu cầu thị tr-ờng trong nền kinh tế thị tr-ờng hiện nay. nền kinh tế thị tr-ờng hiện nay.

2.2.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn

Công tác Marketing điều tra nghiên cứu nhu cầu thị tr-ờng là một khâu quan trọng. Nó trả lời câu hỏi sản xuất cho ai? Sản xuất sản phẩm cần cho ng-ời tiêu dùng là mục tiêuquan trọng của công ty. Bộ phận Marketing là bộ phận có quan hệ mật thiết nhất với ng-ời tiêu dùng. Bộ phận này có khả năng cho phép nó xác định và làm rõ nhu cầu của ng-ời tiêu dùng. Bộ phận này phải hơn các đối thủ của mình trong việc xác định các xu h-ớng và làm rõ nhu cầu của ng-ời tiêu dùng bằng cách suy nghĩ về vấn đề này và sau đó tích cực tham gia lập kế hoạch nghiên cứu sản phẩm có chất l-ợng tốt hơn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng. Phòng Marketing trực tiếp chuẩn bị kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng với các yêu cầu của ng-ời tiêu dùng. Vì thế, bộ

phận Marketing là nơi xuất phát và thực hiện mọi thứ trong mối quan hệ mật thiết với khách hàng.

Cũng nh- tr-ớc đây, nhiều ng-ời cho rằng, nhiệm vụ của bộ phận Marketing là tiêu thụ sản phẩm mới. Không thể phủ nhận rằng việc nêu lên các ý t-ởng và các kế hoạch, nghiên cứu các sản phẩm mới phải xuất phát từ tất cả các bộ phận của Công ty nh-ng bộ phận Marketing có tính chất quyết định.

Phân tích và nhận biết với từng mẫu mã, từng chủng loại xe có nhu cầu trên thị tr-ờng hay nói một cách khác là xác định thị hiếu của ng-ời tiêu dùng về sản phẩm là do học những gì? đây là công việc quan trọng thể hiện t- t-ởng chủ đạo của Marketing là chỉ bán cái mà thị tr-ờng cần chứ không bán cái mà ta có.

2.2.2. Các giải pháp

Công ty sản xuất ra khá nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, với kích cỡ và mẫu mã khác nhau. Chính vì vậy mà công tác nghiên cứu nhu cầu của thị tr-ờng với từng loại sản phẩm là hết sức cần thiết, nó quyết định đến việc tổ chức bán hàng và hiệu quả kinh doanh. Để đạt đ-ợc yêu cầu trên công ty cần nghiên cứu:

- Nhu cầu tiêu thụ từng loại săm lốp trong từng thị tr-ờng cụ thể là bao nhiêu.

- Đối t-ợng sử dụng và mục đích sử dụng. Qua kết quả nghiên cứu đó phòng Marketing tập hợp thành từng nhóm nhu cầu cụ thể để tham m-u cho các bộ phận tiến hành lập kế hoạch sản xuất có nh- vậy sản xuất m-ói luôn đ-ợc khách hàng tín dùng.

Thử nghiệm và kiểm tra th-ơng hiệu: Khi săn phẩm đã xuất hiện trên thị tr-ờng cần theo dõi khả năng chấp nhận của thị tr-ờng đối với sản phẩm đó, so sánh chất l-ợng giá cả....Sản phẩm của công ty với sản phẩm của các công ty khác để tìm cách khắc phục những nh-ợc điểm. Sau đó cần cải tiến để tiến để đạt đ-ợc mục đích đề ra. Mặt khác, công ty cần phải lập bảng chi phí bảng

chi phí bán hàng, quảng cáo trong mối t-ơng quan với doanh số bán ra xem có hợp lý không, có đảm bảo đ-ợc mục tiêu đã đề ra không.

Qua thực tế, công ty ch-a thực hiện phân tích sau khi tiêu thụ sản phẩm. Đối với khâu này, phòng Marketing phải kiểm tra việc tiêu thụ sản phẩm mới và thay thế phụ tùng. Việc thu nhập thông tin phản hồi là cần thiết.

Ví dụ: Trong bộ phận đầu não của công ty có phòng kế hoạch điều bộ.

Nếu một phòng, hoặc ai đó nhận đ-ợc thông tin từ khách hàng thực sự không chuyển chúng cho phòng Marketing, phòng đảm bảo chất l-ợng, phòng mẫu mã thì khiếu nại th- từ ng-ời tiêu dùng không đến đ-ợc đích, do vậy phòng marketing phải triển khai một ph-ơng pháp tin cậy đảm bảo mối liên hệ ng-ợc lại với khiếu nại của ng-ời tiêu dùng.

Cần phải tích cực thu thập thông tin liên quan đến các khiếu nại và phân tích tỉ mỉ chúng, công ty sẽ biết đ-ợc :

- Những thiếu sót của sản phẩm công ty mình.

- Những yêu cầu của khách hàng về chất l-ợng sản phẩm. Từ đó mà công ty có biện pháp khắc phục và có cơ sở nghiên cứu ra những sản phẩm m-ói phù hợp với yêu cầu của ng-ời tiêu dùng.

Khi đã bắt đầu áp dụng ph-ơng pháp trên thì số l-ợng khiếu nại chắc chắn tăng lên. Sự tăng lên đó rõ ràng cho thấy hiệu quả của ch-ơng trình. Nếu điều đó xảy ra với công ty thì cần áp dụng biện pháp khắc phục. Chẳng mấy chốc khi chất l-ợng sản phẩm tăng dần, số lần khiếu nại sẽ giảm đi một cách đáng kể.

2.2.3. Điều kiện th-c hiện

- Cần nâng cao trình độ của bộ phận chuyên trách

- Đầu t-, đẩy mạnh công tác Marketing, cần xem Marketing là yếu tố quan tọng đối với các quá trình từ nghiên cứu sản phẩm mới, tính toán chi phí ,giá thành, sản xuất và tiêu thụ

2.2.4. Kết quả

- Nếu công ty thực hiện đ-ợc tốt các ý kiến trên thì sẽ có tác dụng đối với việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống đảm bảo chất l-ợng, giúp cho sản phẩm

của công ty luôn đáp ứng tốt các yêu cầu của ng-ời tiêu dùng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Thực hiện các chính sách và chiến l-ợc Marketing phù hợp với công ty.

2.3 Cân đối năng lực sản xuất,bố trí sản xuất hợp lí để nâng cao năng suất lao động

2.3.1. Cơ sơ lí luận và thực tiễn

Năng suất lao động chịu ảnh h-ởng rất lớn vào tổ chức sản xuất, vào máy móc thiết bị, vào trình độ, tay nghề… Vì vậy để nâng cao năng uất lao động thì cần phải cân đối năng lực sản xuất giữa các dây chuyền, cần phải đầu t- máy móc, thiết bị hiện đại phù hợp với, thay đổi các thiết bị máy móc

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh tại công ty cao su sao vàng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)