5. Phương pháp nghiên cứu
1.3.3. Các mô hình nghiên cứu nền tảng hành vi mua
1.3.3.1. Thuyết nhận thức rủi ro (TPR)
Thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk): Bauer (1960) cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro bao gồm: nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ thể hiện sự quan ngại của khách hàng đối với việc mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ công nghệ thông tin. Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến gồm các rủi ro có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên các phương tiện điện tử như: sự bí mật, sự an toàn và rủi ro toàn bộ khi thực hiện giao dịch.
1.3.3.2. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Thuyết hành động hợp lý - TRA (Fishbein, M. & Ajzen 1975) thể hiện sự phối hợp của các thành phần của thái độ trong một cấu trúc được thiết kế để dự đoán và giải thích tốt hơn về hành vi người tiêu dùng trong xã hội dựa trên hai khái niệm cơ bản đó là:
(1) Thái độ của người tiêu dùng đối với việc thực hiện hành vi (2) Các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng
Thái độ trong TRA có thể được xem xét như trong mô hình thái độ đa thuộc tính (Fishbein, M. & Ajzen 1975)
1.3.3.3. Thuyết hành vi dự định (TPB)
Mô hình TRA bị một giới hạn khi dự báo sự thực hiện các hành vi mà con người không kiểm soát được. Trong trong trường hợp này, các yếu tố về thái độ đối với hành vi thực hiện và các chuẩn mực chủ quan của người đó không đủ giải thích cho hành động của họ. Ajzen đã hoàn thiện mô hình trên bằng cách đưa thêm yếu tố sự kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình:
Hình 1.4: Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991)
1.3.3.4. Mô hình giá trị cảm nhận
Dựa trên mô hình lý thuyết của Zeithaml (1988), những mô hình lý thuyết hiện tại và những đặc tính của dịch vụ, Petrick (2002) đã xây dựng thang đo đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ gọi là thang đo SERV- PERVAL. Có những khách hàng có thể nhớ chính xác giá của dịch vụ mà họ mua, những khách hàng khác thì chỉ có thể nhớ là họ đã mua dịch vụ đó mắc hay rẻ. Nhưng cũng có những khách hàng không chỉ nhớ đến giá. Nhiều khách hàng sẽ đánh giá những chi phí không mang tính tiền tệ như thời gian, chi phí tìm kiếm, hình ảnh thương hiệu và sự thuận tiện. Vì vậy chi phí tiền tệ và phi tiền tệ cảm nhận đều được xem như sự hy sinh của khách hàng, và nó ảnh hưởng đến nhận thức về giá trị dịch vụ của họ.
Hình 1. 5: Mô hình giá trị cảm nhận (Petrick, 2002)
1.3.3.5. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Dựa trên hai thuyết TRA, TPB, thuyết TAM nghiên cứu sâu hơn về giải thích hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ của người tiêu dùng.
Hình 1.6: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), (Davis, 1989)
Davis (1989) đã đề xuất mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Mô hình này đã được công nhận rộng rãi là một mô hình tin cậy và ảnh hưởng nhất trong việc mô hình hóa việc chấp nhận công nghệ của người sử dụng. Mục tiêu của TAM là cung cấp sự giải thích các yếu tố xác định tổng quát về việc chấp nhận máy tính, những yếu tố này có khả năng giải thích hành vi sử dụng công nghệ máy tính của người sử dụng (Davis,1989). Mục đích chính của TAM là cung cấp cơ sở cho việc khảo sát các tác động của các yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong là tin tưởng, thái độ
và ý định. TAM được hệ thống để đạt mục đích trên bằng cách nhận dạng một số ít các biến nền tảng đã được các nhà nghiên cứu trước đó đề xuất, các biến này có liên quan đến thành phần cảm tính và nhận thức của việc chấp nhận máy tính.
Hai yếu tố cơ bản của mô hình là cảm nhận tính hữu ích và cảm nhận tính dễ sử dụng. Cảm nhận tính hữu ích là mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ. Cảm nhận tính dễ sử dụng là mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực. 1.4. Các yếu tố quảng cáo trên mạng xã hội tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến