CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phân tích dữ liệu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin
Việc thu thập số liệu được tiến hành bằng 2 cách là: (1) tiếp cận các khách hàng mua sắm trực tuyến là giới trẻ gần nơi ở, nơi học tập và làm việc của tác giả, thực hiện phát bảng khảo sát và (2) khảo sát qua link google đối với những người khơng có điều kiện gặp mặt trực tiếp.
2.3.1.2. Cỡ mẫu
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Ưu điểm phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian hoặc chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là khơng xác định được sai số do lấy mẫu.
Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Hair & ctg (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, Hoetler (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Tác giả đã phát ra 100 bảng câu hỏi trực tiếp tại nơi học tập, nơi làm việc và gửi link khảo sát trên các hội nhóm của tác giả trong tháng 3 và tháng 4 năm 2021.
Sau khi khảo sát với 200 phiếu phát ra, tác giả thu được toàn bộ 100 phiếu khảo sát giấy và 105 phiếu khảo sát qua mạng tổng hợp số liệu thì kết quả thu được 189 phiếu hợp lệ và đầy đủ thơng tin. Do đó, mẫu nghiên cứu chính thức trong nghiên cứu này là 189 mẫu. Với cỡ mẫu này đã đủ đảm bảo độ tin cậy khi phân tích EFA và phân tích hồi quy.
Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tương ứng với 1 hồn tồn khơng đồng ý, 2 khơng đồng ý, 3 bình thường, 4 đồng ý và 5 hoàn toàn rất đồng ý.