Các sản phẩm phân bón của Công ty Cổphần phân bón

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm phân bón của công ty cổ phần phân bón bình điền (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1. Các sản phẩm phân bón của Công ty Cổphần phân bón

Căn cứ theo quyết định số 0488.10/QĐCN-IQC-HQPB ngày 08/09/2020 của Công ty Cổ phần giám định IQC

Căn cứ quyết định số 1025/QĐ-BVTV-PB ngày 13/08/2018 của Cục Bảo Vệ thực vật về việc công nhận phân bón lƣu hành tại Việt nam

Công ty CP phân bón BĐ có 91 sản phẩm theo danh mục đang lƣu hành trên thị trƣờng đƣợc công nhận.

Hiện nay Công ty CP phân bón BĐ chủ yếu kinh doanh các sản phẩm phân bón NPK đa dạng hóa các sản phẩm với những mã phân bón khác nhau đƣợc lƣu hành.Tùy theo tình hình tính chất mùa vụ, chiến lƣợc về kinh doanh, tính chất vùng miền mà công ty có các sản phẩm thích ứng khác nhau chẳng hạn: Nhóm sản phẩm chuyên dùng cho cây lúa, nhóm sản phẩm chuyên dùng cây cà phê, cây mía…Hoặc các sản phẩm phân bón cho cây cà phê hoặc mùa mƣa ở Tây Nguyên.

Mỗi tỉnh, mỗi vùng sẽ có những thế mạnh về tiêu thụ sản phẩm củng nhƣ đặc thù về điều kiện thổ những vùng đó để có các sản phẩm thích nghi khác nhau

Theo thời gian sản phẩm sẽ không cố định sản phẩm mà đa dạng bổ sung công nghệ, chất mới phù hợp với tình hình biến đổ khí hậu, đất đai, tình hình cạnh tranh với các đối thủ.

Về cơ bản sản phẩm công ty luôn đi tắt đón đầu công nghệ, mua bản quyền công nghệ nghiên cứu để đƣa những công nghệ ƣu việt mới vào sản phẩm, thông thƣờng những công nghệ này đƣợc các dự án trong và ngoài nƣớc nghiên cứu và phát triển. Chẳng hạn thời gian vừa qua Bình Điền bổ sung các hoạt chất mới nhƣ Agrotain, Avail công nghệ của Mỹ vào các sản phẩm của mình để tiết kiệm đạm, bảo vệ lân, cũng nhƣ góp phần bảo vệ môi trƣờng.

2.2.2. Thị trường, khách hàng của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Sản phẩm phân bón của Công ty CP phân bón BĐ hiện nay có mặt ở cả thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Tại thị trƣờng nội địa, sản xuất và bán phân bón cho nông dân, thông qua hệ thống kênh phân phối của mình, cụ thể: Công ty CP phân bón BĐ Ninh Bình thì chuyên sản xuất phân bón cung cấp cho thị trƣờng phía Bắc; Công ty CP phân bón BĐ Lâm Đồng chuyên sản xuất phân bón cung cấp cho thị trƣờng Tây Nguyên; Công ty CP phân bón BĐ Mê Kong chuyên sản xuất phân bón cung cấp cho thị trƣờng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Miền Trung, Đồng Bằng sông Cửu Long; Nhà Máy Bình Điền Quảng Trị chuyên sản xuất phân bón cung cấp cho thị trƣờng Miền Trung; Nhà máy Bình Điền Long An chuyên sản xuất và cung cấp phân bón cho thị trƣờng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Miền Trung và là trực thuộc công ty mẹ.

Hầu hết 63 tỉnh thành ở Việt Nam công ty đều có mạng lƣới phân phối cấp 1, công ty không trực tiếp bán sản phẩm xuống tay ngƣời nông dân Việt Nam mà tại mỗi tỉnh công ty sẽ có bạn hàng là đối tác làm ăn lâu năm mà công ty gầy dựng phụ trách việc bán hàng cho công ty, hiện tại nếu tính về hệ thống phân phối cấp 1 thì công ty cả nƣớc có khoảng trên 100 nhà phân phối

Thị trƣờng nƣớc ngoài, Công ty CP phân bón BĐ xuất khẩu các loại phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh, vi lƣợng các chất điều hòa tăng trƣởng cho cây trồng, vật nuôi sang các nƣớc Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan…

Về khách hàng công ty: Tùy theo khu vực thị trƣờng mà công ty có các

đối tƣợng khách hàng khác nhau, để hiểu rõ bản chất khách hàng thì căn cứ vào sơ đồ phân phối sản phẩm phân bón của công ty để có cách nhìn nhận tổng quan về khách hàng công ty.

Hình 2.3. Sơ đồ phân phối sản phẩm

Công ty (nhà máy sản xuất)

Nhà phân phối (cấp 1, cấp 2, cấp 3…)

Ngƣời nông dân (cây trồng sử dụng)

Công ty (nhà máy): Chính là công ty mẹ, các nhà máy, các công ty thành viên sản xuất ra sản phẩm.

Nhà phân phối: Các công ty, các đại lý, các đối tác hợp đồng phân phối sản phẩm với công ty (cấp 1), còn cấp 2 cấp 3 là các nhà phân phối còn lại gián tiếp của công ty phân bón Bình Điền và là đại lý trực tiếp của cấp 1.Trong đó cấp 1 củng đồng thời là nhà phân phối tại thị trƣờng nƣớc ngoài là doanh nghiệp của nƣớc ngoài đóng tại nƣớc ngoài mà công ty có hợp đồng đối tác.

Ngƣời nông dân: Chính là ngƣời mua hàng phân bón về cho cây trồng sử dụng.

Có thể nhận thấy rằng mỗi thị trƣờng, khách hàng của Công ty CP phân bón BĐ có những ƣu và nhƣợc điểm nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, đối với thị trƣờng, khách hàng trong nƣớc: Đây là những

thị trƣờng truyền thống mà Công ty đã xâm nhập với thời gian dài nên mức độ hiểu biết về thị trƣờng khá chắc chắn, hơn nữa nhu cầu phân bón không tập trung ở một vài khu vực mà rải khắp nơi nên rất khó khăn để Công ty tự phân phối sản phẩm đến tay ngƣời nông dân do đó Công ty đã chọn kênh phân phối thông qua hệ thống các đại lý có nhiều kinh nghiệm và uy tín để đƣa sản phẩm đến tay ngƣời nông dân. Đây cũng là kênh phân phối chủ yếu của Công ty.

Về ưu điểm:

Công ty có thể phân phối hàng hóa đến tay ngƣời nông dân ở nhiều nơi thông qua hệ thống phân phối.

Thông qua các đại lý Công ty sẽ thu thập thông tin từ phía ngƣời nông dân về các vấn đề nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, giá cả để từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.

Đại lý sẽ trung gian giúp Công ty xử lý các đơn đặt hàng nhỏ và tổng hợp thành các đơn đặt hàng lớn, Công ty sẽ nhận đơn đặt hàng lớn từ phía các đại lý. Điều này sẽ giúp Công ty giảm thiểu các chi phí, giảm thiểu đƣợc thời gian tiếp xúc và xử lý các đơn hàng nhỏ.

Nhờ có hệ thống đại lý mà Công ty quản lý vấn đề phân phối sản phẩm chặt chẽ và hiệu quả hơn. Tổng hợp từ các đơn đặt hàng của đại lý, Công ty sẽ có kế hoạch sản xuất và tồn kho cho phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

Do đã có trung gian đảm nhận khâu phân phối nên Công ty sẽ có điều kiện tập trung vào việc nghiên cứu sản phẩm và tập trung sản xuất cho hiệu quả

Về nhược điểm:

Ngƣời nông dân thƣờng mua đƣợc phân bón sau khi đã trải qua nhiều cấp trung gian nhƣ: Đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, đại lý cấp 3, do đó thời gian phân phối bị kéo dài ra, hơn nữa cứ sau mỗi cấp nhƣ vậy thì chi phí trung gian sẽ tăng thêm làm giá cả cũng bị ảnh hƣởng theo.

Công ty phân phối sản phẩm cho các đại lý nhƣng ngƣời tiêu thụ phân bón lại là ngƣời nông dân, do đó khi có ý kiến về vấn đề nào đó thì thƣờng ngƣời nông dân phải phản ánh qua các cấp đại lý rồi đại lý mới phản ánh lại với Công ty, thông tin đến với Công ty sẽ chậm hơn. Mặc dù Công ty cũng có tổ chức các cuộc hội thảo với nông dân nhƣng không nhiều chỉ giới hạn vài lần trong năm nên các cuộc hội thảo này cũng không hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu phản ánh kịp thời của nông dân.

Thứ hai, đối với thị trường, khách hàng nước ngoài :

Ưu điểm:

Đây là những khu vực thị trƣờng mới và xa nên mức độ hiểu biết về thị trƣờng chƣa nhiều và đầy đủ nên Công ty chọn hình thức phân phối thông qua nhà độc quyền. Nhà phân phối độc quyền sẽ nhận hàng của Công ty và chịu trách nhiệm phân phối đến tay ngƣời mua cuối cùng thông qua các cửa hàng, siêu thị, hay mạng lƣới phân phối của họ.

Trách nhiệm của họ nặng nề hơn so với các đại lý. Vì là nhà phân phối độc quyền của Công ty nên họ chỉ bán duy nhất sản phẩm của Công ty, do đó họ sẽ có nhiệm vụ cùng Công ty đẩy mạnh và phát triển sản xuất cũng nhƣ thƣơng hiệu của Công ty trên những thị trƣờng mới này.

Nhược điểm:

Việc đầu tƣ ban đầu các nhà phân phối độc quyền thƣờng khá lớn, và các mức ƣu đãi dành cho họ cũng cao hơn so với các đại lý nên chi phí rất cao. Nhƣng vì muốn mở rộng thị trƣờng nên Công ty sẵn sàng chấp nhận và sẽ lấy lời từ thị trƣờng truyền thống san sẻ chi phí cho những thị trƣờng mới này.

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền phần phân bón Bình Điền

Trong thời gian vừa qua, mặc dù ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt kéo dài diễn ra nghiêm trong tại khu vực Tây nguyên, Ðồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung làm cho tình hình sản xuất nông nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất trong nhiêu năm qua, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân; diện tích canh tác bị thu hẹp do nhiễm mặn, cây trồng thiếu nƣớc tƣới, chậm xuống giống do lũ lụt, năng suất và sản lƣợng cây trong bị sụt giảm dẫn đến nhu cầu sử dụng phân bón giảm mạnh, bên cạnh đó giá cả phân bón liên tục giảm nên hệ thống đại lý phân phối không dám tập kết hàng đã ảnh hƣởng đến sản lƣợng tiêu thụ phân bón trong năm của công ty.

Với nguồn cung của các loại phân đơn trên thị trƣờng dồi dào, trong khi giá cả tiếp tục giảm mạnh nên bà con nông dân đã chuyển sang sử dụng phân đơn thay thế cho phân bón NPK. Bên cạnh đó, do chính sách thuế sửa đổi có lợi cho nhập khẩu phân bón nên lƣợng phân bón nhập khẩu tăng tạo nên sự cạnh tranh về giá cả đặc biệt là phân NPK cho cây công nghiệp nhƣ cà phê, tiêu và một số loại cây trồng khác tại thị trƣờng Tây nguyên, điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón NPK, trong đó có Công ty CP phân bón BĐ.

Tại thị trƣờng Campuchia, Lào, Myanmar: tình hình sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắt nghiệt, bên cạnh đó mức độcạnh tranh giữa sản phẩm của công ty với các sản phẩm nhập khẩu từ

Trung Quốc, Thái Lan tại các thị trƣờng nêu trên ngày càng tăng, cùng với những chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp của nƣớc sở tại đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng xuất khẩu của công ty.

Các quy định của pháp luật về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón tuy đã có tác động tích cực nhƣng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp phân bón nhỏ lẻ trên thực tế vẫn chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm phân bón kém chất lƣợng, hàng nhái, hàng giả vẫn xuất hiện tràn lan nhƣng chƣa đƣợc xử lý nghiêm đã làm rối loạn thị trƣờng phân bón, ảnh hƣởng tới những nhà sản xuất kinh doanh phân bón chân chính.

Tuy nhiên, công ty đã đề ra và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách kinh doanh, nhƣ: Nghiên cứu, đƣa vào sản xuất các sản phẩm phân bón thích nghi với biến đổi khí hậu phù hợp cho từng khu vực. Đề ra các chính sách kinh doanh, chƣơng trình khuyến mãi có hiệu quả cho hệ thống đại lý bạn hàng, các chƣơng trình kích cầu trực tiếp cho bà con nông dân…Nhờ việc đề ra các cơ chế chính sách kinh doanh linh hoạt và hợp lý, cùng với chiến lƣợc phát triển sản phẩm đúng đắn và uy tín của thƣơng hiệu của công ty nên sản lƣợng sản sản xuất và tiêu thụ vẫn duy trì tƣơng đối nhƣng đang có xu hƣớng giảm qua các năm, thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1. Sản lƣợng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền (2016 - 2020)

Đơn vị tính: tấn

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

SLTT 630.682 683.261 667.069 614.320 581.332

SLSX 649.912 685.966 672.114 620.017 597.791

Nguồn: Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Nhìn vào bảng số liệu 2.1, ta thấy sản lƣợng tiêu thụ so với sản lƣợng sản xuất qua các năm cao đạt trên 97%, tuy nhiên, sản lƣợng sản xuất và tiêu

thu qua các năm đang giảm xuống cụ thể năm 2016 sản lƣợng sản xuất là 649.912 tấn đến năm 2020 còn 597.791 tấn, cùng với đó sản lƣợng tiêu thụ cũng giảm năm 2016 là 630.682 tấn đến năm 2020 còn 581.332 tấn.

Vì sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ giảm nên doanh thu công ty cũng có xu hƣớng giảm qua các năm thể hiện rõ là năm 2022 (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Bảng doanh thu thuần, lợi nhuận trƣớc thuế, lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền(2016 -2020)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh Thu Thuần 5.942,917 6.305,840 6.381,889 6.132,432 5.418,393 Lợi Nhuận trƣớc Thuế 420,549 427,564 312,412 136,679 200,178 Lợi Nhuận Sau

Thuế 277,123 276,974 193,314 74,003 133,177

Nguồn: Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Nguồn: Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Doanh thu thuần năm 2016 là 5.942,917 tỷ đồng, năm 2017, 2018 có xu hƣớng tăng lên, nhƣng năm 2019 có xu hƣớng giảm xuống, đặc biệt năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019 cụ thể: năm 2020 doanh thu thuần 5.418,393 tỷ đồng, năm 2019 là 6.132,432 tỷ đồng, giảm 714,039 tỷ đồng. Tuy nhiên, Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2020 tăng so với năm 2019 cụ thể là: năm 2020 là 200,178 tỷ đồng, năm 2019 là 136,679 tỷ đồng, tăng 63,499 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019 cụ thể: năm 2020 là 133,177 tỷ đồng, năm 2019 là 74,003 tỷ đồng, tăng 59,174 tỷ đồng.

Sở sĩ nhƣ vậy là do năm 2020, tình hình kinh tế nhƣ ngành sản xuất kinh doanh phân bón chung và kinh doanh phân bón của Công ty CP phân bón BĐ nói riêng gặp nhiều khó khăn và thách thức: Ðại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lƣờng trên phạm vi toàn cầu đã và đang ảnh hƣởng nghiêm trọng đến mọi mặt của kinh tế-xã hội, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Hạn hán, xâm nhập mặn, mƣa lũ diễn biến ngày càng nghiêm trọng gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp,ảnh hƣởng đến sản lƣợng, năng suất cây trồng và đời sống của bà con nông dân, khiến nhu cầu sử dụng phân bón của bà con nông dân giảm mạnh.

Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong và ngoài nƣớc diễn ra khốc liệt cả trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài; các doanh nghiệp sản xuất NPK không chỉ cạnh tranh trong ngành mà còn cạnh tranh với doanh nghiệp kinh doanh phân đơn nhập khẩu, phân hữu cơ, bởi việc gia tăng sử dụng phân đơn, phân hữu cơ của nông dân ngày càng cao làm cho nhu cầu phân bón NPK giảm mạnh.

Luật số 71/2014/QH13 tiếp tục ảnh hƣởng, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nƣớc với phân bón nhập khẩu...Tuy nhiên, với thƣơng hiệu và uy tín của “Phân bón Ðầu Trâu” tiếp tục đƣợc bà con nông dân trong và ngoài nƣớc tin dùng, cùng với hệ thống phân phối rộng lớn,

đại lý bạn hàng truyền thống luôn sát cánh cùng Công ty kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 của Công ty nên lợi nhuận sau thuế vẫn tăng.

2.3. Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền Cổ phần phân bón Bình Điền

2.3.1.Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Xây dựng CLKD là vấn đề quan trọng và đƣợc chú ý ở Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền. Khi thực hiện xây dựng CLKD của công ty, luôn chú ý tới việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, vì vậy, hàng năm công ty thực hiện thống kê đầy đủ tất cả các cơ hội kinh doanh đã đƣợc phát hiện bằng quan sát,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm phân bón của công ty cổ phần phân bón bình điền (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)