Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu năng lực đối vớ

Một phần của tài liệu Ch¬ương 3 (Trang 28 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu năng lực đối vớ

viên chủ nhiệm lớp

1.3.2.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời đại diện, thay mặt hiệu trƣởng, hội đồng nhà trƣờng và CMHS QL và chịu trách nhiệm về chất lƣợng GD toàn diện HS lớp mình chủ nhiệm, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trƣơng, kế hoạch của nhà trƣờng tới lớp. GVCN sẽ có trách nhiệm truyền đạt tới HS của lớp mình tất cả những yêu cầu, kế hoạch GD của nhà trƣờng tới tập thể và từng HS của lớp chủ nhiệm. Ngoài ra, GVCN phải có khả năng xây dựng những chủ trƣơng, kế hoạch đào tạo của nhà trƣờng thành chƣơng trình hành động của tập thể và của mỗi HS. Mỗi GVCN còn là một thành viên tham mƣu của hiệu trƣởng, có trách nhiệm phản ánh đầy đủ các thông tin về lớp chủ nhiệm cũng nhƣ từng thành viên trong tập thể lớp, đề xuất các giải pháp giáo dục HS, giúp cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trƣờng đƣa ra các định hƣớng, giải pháp quản lý, giáo dục HS sao cho đạt đƣợc hiệu quả nhất.

Đối với HS, GVCN là ngƣời gần gũi nhất, ngƣời lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động trong phạm vi lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm còn là ngƣời tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của từng HS của lớp phản ảnh với hiệu trƣởng, với các tổ chức trong nhà trƣờng và với các GVBM. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt HS của lớp với tƣ cách là đại diện cho lớp. Vì vậy, GVCN sẽ là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong nhà trƣờng, giữa giáo viên bộ môn với tập thể HS của lớp chủ nhiệm.

Ngoài ra, GVCN cũng là ngƣời cố vấn cho công tác đội ở lớp chủ nhiệm, giữ vai trò là ngƣời cố vấn cho ban chỉ huy chi đội của lớp chủ nhiệm. GVCN có thể tƣ vấn cho đội ngũ này về lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của từng tổ chức, đồng thời kết hợp với các hoạt động giáo dục trong kế hoạch của lớp sẽ đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, việc quan hệ với các lực lƣợng giáo dục khác trong và ngoài nhà trƣờng thì GVCN là nhân vật quan trọng không thể thiếu để hình thành, phát triển nhân cách HS và là cầu nối giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội. GVCN vừa đƣa những định hƣớng, mục tiêu phát triển, giáo dục HS vừa phải tổ chức phối hợp với các lực lƣợng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, mục tiêu của nhà trƣờng và làm sao để giáo dục học sinh đƣợc hiệu quả. Họ cũng là ngƣời triển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng đến với gia đình, cha mẹ học sinh, đồng thời cũng là ngƣời tiếp cận các thông tin phản hồi từ học sinh, gia đình HS, các dƣ luận xã hội về HS trở lại với nhà trƣờng để giúp lãnh đạo nhà trƣờng có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, đồng thời tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trƣờng - gia đình học sinh - xã hội.

1.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

- Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp: Giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý (ngƣời quản lý có chức năng tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu) khi là đại diện cho hiệu trƣởng, Hội đồng nhà trƣờng thực hiện các chủ trƣơng, kế hoạch chung của trƣờng, nhƣng là ngƣời lãnh đạo (ngƣời lãnh đạo có chức năng định hƣớng ra đƣờng hƣớng, chiến lƣợc và phƣơng pháp hoạt động, đồng thời tác động, ảnh hƣởng, động viên ngƣời bị lãnh đạo thực hiện mục đích chung) khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của HS trong lớp chủ nhiệm với tƣ cách là ngƣời đứng đầu và phụ trách lớp, với mong muốn đƣa tập thể lớp phát triển, vững mạnh hơn.

Nhƣ vậy, chức năng của GVCN lớp là lãnh đạo tổ chức, quản lý, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo dục của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trƣờng học tập thân thiện [7].

- Nhiệm vụ của GVCN lớp đƣợc quy định trong Thông tƣ 28/2020 về Điều lệ trƣờng tiểu học:

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một giáo viên:

+ Thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch GD của nhà trƣờng. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch GD; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhƣ: nội dung, phƣơng pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá HS và chất lƣợng, hiệu quả GD từng HS của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chƣơng trình GD, phù hợp với đối tƣợng HS và điều kiện cụ thể của nhà trƣờng.

+ Tham gia xây dựng kế hoạch GD của tổ chuyên môn và nhà trƣờng; thƣờng xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá HS theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ HS và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.

+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gƣơng mẫu trƣớc HS; thƣơng yêu, đối xử công bằng và tôn trọng HS; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của HS.

+ Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV; tự học, tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trƣờng thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.

+ Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trƣờng trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.

+ Tham gia kiểm định chất lƣợng giáo dục.

+ Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phƣơng.

+ Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình HS, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

+ Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trƣờng khi đƣợc hiệu trƣởng phân công.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trƣởng.

Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ giáo viên, giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

+ Chủ động nắm bắt thông tin từng HS của lớp đƣợc phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS.

+ Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và đƣợc hiệu trƣởng phê duyệt.

+ Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc ngƣời giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của HS lớp mình chủ nhiệm. Tổng hợp nhận xét, đánh giá HS cuối kỳ I và cuối năm học, đồng thời hƣớng dẫn HS bình bầu và đề nghị khen thƣởng. Lập danh sách HS đề nghị ở lại lớp. Hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.

+ Báo cáo thƣờng kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trƣởng. - Yêu cầu năng lực đối với GVCN lớp đƣợc quy định theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên [9]:

+ Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo. Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. + Thực hiện xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đƣờng.

+ Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội trong dạy học, GD đạo đức, lối sống cho HS.

+ Sử dụng đƣợc ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

Một phần của tài liệu Ch¬ương 3 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)