Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 94)

7. Kết cấu đề tài

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

3.3.1. Đối với nhà nước

Để hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về chi trả BHXH thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thực hiện một số công việc sau:

- Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý phải cùng nhau nghiên cứu bàn bạc và có thể lập ra một ủy ban có sự đại diện của các ngành, các bộ để xây dựng và hoàn thiện chính sách BHXH Việt Nam.

- Thực hiện công tác quản lý BHXH tập trung, thống hất đồng bộ và chặt chẽ từ khâu hoạch định chính sách đến khâu thực hiện chính sách đặc biệt là chính sách chi trả cho ngƣời lao động.

- Các quy định rõ ràng chức năng quản lý nhà nƣớc về chi trả BHXH của các cơ quan: Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội, bộ y tế, bộ Nội vụ, bộ Quốc phòng,… trong quá trình thực hiện chức năng quản lý. Tránh tình trạng quản lý chồng chéo, đan xen lẫn nhau khi các cơ quan này thực hiện chức năng quản lý của mình. Đồng thời các cơ quan này cũng phải có mối quan hệ thống nhất với nhau trong quá trình quản lý.

BHXH cần phải tiếp tục nghiên cứu đổi mới để hoàn thiện chức năng quản lý của mình. Đồng thời xem xét, xây dựng sửa đổi, bổ sung chính sách chi trả BHXH để trình Chính phủ và Nhà nƣớc xem xét.

Bên cạnh đó cũng phải thƣờng xuyên tổng kết, đánh giá lại hoạt động của công tác quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực này. Từ đó rút ra đƣợc những mặt tích cực để duy trì và phát huy, đồng thời nhận thức đƣợc những vấn đề còn tồn tại, hạn chế để kịp thời chấn chỉnh.

Với chức năng quản lý nhà nƣớc về chi trả BHXH thì khi xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ BHXH các cơ quan phải thống nhất về một số nội dung sau: quy định đối tƣợng hƣởng rõ ràng, điều kiện hƣởng và mức hƣởng tƣơng xứng với nghĩa vụ đóng của họ. Mức hƣởng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở, căn cứ vào thời gian đóng, mức đóng tuổi và tình trạng sức khỏe của ngƣời lao động.

Quy định về thực hiện quản lý tập trung và thống nhất quỹ tài chính BHXH trong cả nƣớc. Bên cạnh đó điều chỉnh mức đóng góp, đầu tƣ và mức chi trả cho các chế độ, chi cho công tác quản lý BHXH để tạo nguồn tài chính ổn định, lâu dài, đảm bảo cho việc chi trả cho ngƣời lao động đƣợc đầy đủ, kịp thời. Cụ thể:

-Tăng nguồn thu cho quỹ BHXH bằng cách tăng mức đóng góp vào quỹ BHXH của các đối tƣợng tham gia, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH.

-Quy định lại mức chi trả BHXH, quy định về việc chi trả các quỹ ngắn hạn và dài hạn.

- Xác định rõ phƣơng án hỗ trợ của ngân sách đối với việc chi trả các chế độ cho ngƣời lao động về cả nội dung lẫn cả hình thức hỗ trợ.

3.3.2. Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Chính sách chi BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong những chính sách xã hội. Mục đích chủ yếu của chính sách này nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động và gia đình họ, khi ngƣời lao

động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động, mất việc làm. Nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để phù hợp với điều kiện, đặc thù, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thì cơ quan BHXH triển khai chƣơng trình hành động tập trung khắc phục, giải quyết những hạn chế, yếu kém; thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã xác định trong Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa XII. Phân công, phân cấp tổ chức thực hiện rõ ngƣời, rõ việc, đề cao vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

- Thống nhất nhận thức, đồng thuận, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, Ngành BHXH, từ tham mƣu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện hiệu quả các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; tích cực đóng góp bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lƣợc, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; chủ động tham mƣu, đề xuất với lãnh đạo Ngành về nội dung, giải pháp cụ thể đối với các công việc liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong toàn ngành, nhất là cán bộ chủ chốt từ cấp phòng trở lên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; đủ về số lƣợng, có chất lƣợng và cơ cấu phù hợp, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của Ngành.

Chính sách BHXH thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia. Nếu tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn để phát huy tiềm năng sáng tạo của ngƣời lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

3.3.3. Đối với đơn vị sử dụng lao động

Đối với các tổ chức SDLĐ thì BHXH giúp cho các tổ chức này ổn định sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lí. Đơn vị SDLĐ phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có trách

nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với NLĐ mà đơn vị sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Đơn vị SDLĐ muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh thì ngoài việc chăm lo đầu tƣ máy móc hiện đại thì việc quan tâm đến tay nghề và đời sống của NLĐ mà mình sử dụng.

BHXH cũng tạo điều kiện cho ngƣời SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ không chỉ khi trực tiếp SDLĐ mà trong suốt cuộc đời NLĐ cho đến khi già yếu. Không những vậy BHXH còn giúp cho các đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chi, ngay cả khi có các rủi ro lớn xảy ra thì họ cũng không lâm vào tình trạng nợ nần.

3.3.4. Đối với người lao động

BHXH chính là điều kiện cho NLĐ đƣợc cộng đồng tƣơng trợ khi ốm đau, tai nạn… Đồng thời BHXH cũng chính là cơ hội để mỗi ngƣời thực hiện trách nhiệm tƣơng trợ cho sự khó khăn của các thành viên khác trong xã hội.

Việc tham gia BHXH còn giúp cho NLĐ nâng cao biệu quả trong chi dùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm các khoản nhỏ nhặt để có đƣợc nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động… nhằm góp phần ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình NLĐ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ thực tiễn về công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện An Lão luận văn đã nêu ra đƣợc những hạn chế, tồn tại trong công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện An Lão.

Để khắc phục những tồn tại và đáp ứng yêu cầu quản lý, chƣơng 3 của luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi BHXH tại đơn vị. Các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát, hoàn thiện công tác lập dự toán, công tác kiểm tra đánh giá thực hiện so với dự toán, nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát. Đây là cơ sở để đơn vị hoàn thiện công tác kiểm soát chi BHXH của đơn vị mình.

KẾT LUẬN

BHXH là một chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Thực hiện tốt chính sách BHXH là góp phần chăm lo đời sống cho ngƣời lao động, ổn định chính trị xã hội và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội nƣớc ta.

Với yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động BHXH của các đơn vị trực thuộc hệ thống Ngành BHXH. Vấn đề đặt ra cho cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định là phải đảm bảo việc thực hiện chi BHXH có hiệu quả, tạo sự linh hoạt về tài chính. Do đó, công tác quản lý điều quan trọng là phải có sự kiểm soát trên tất cả lĩnh vực hoạt động BHXH, trong đó công tác kiểm soát chi là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quản lý về tài chính. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, mục tiêu của luận văn và đã đạt đƣợc những nội dung sau:

Một là luận văn đã hệ thống và tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

Hai là nghiên cứu và phân tích thực trạng kiểm soát chi BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định từ môi trƣờng kiểm soát, quy trình lập kế hoạch và trình tự, thủ tục của hoạt động kiểm soát trong quá trình hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Từ đó, đánh giá khách quan những mặt ƣu điểm và tồn tại cần khắc phục đối với công tác kiểm soát tại đơn vị.

Ba là luận văn đã đƣa ra những rủi ro mà cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định phải đối mặt, đánh giá và phân tích những hạn chế thực tế tại đơn vị. Từ đó, đƣa ra những đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Quyết định số: 742/QĐ – BHXH 2.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định số: 166/QĐ – BHXH

3.Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2015), Thông tƣ 59/2015/TT- BLĐTBXH.

4.Bộ Tài chính (2001) Chuẩn mực số 400 về đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.

5.Trần Thị Thu Hà (2014), Kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam.

6.Tiêu Thị Thu Hiền (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

7.Nguyễn Thị Phƣơng Liên (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

8.Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2012), Hoàn thiện kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Phú Yên.

9.Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 72/2018/NĐ-CP. 10.Quốc Hội (2014) : Luật BHXH số 58/2014/QH13. 11.Quốc Hội (2015), Luật Kế toán số: 88/2015/QH13.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)