Đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 72 - 74)

B. NỘI DUNG

3.5. Đánh giá thực nghiệm

3.5.1. Tiêu chí đánh giá

* Tiêu chí đánh giá định tính

Thể hiện qua thái độ, tinh thần tham gia giờ học, thực hiện các nhiệm vụ dạy học tích cực hay không tích cực; không khí lớp sôi nổi, hứng thú hay trầm, chán...

* Tiêu chí đánh giá định lượng

Giá trị của một văn bản tác phẩm có thể được phân định thành ba lớp ý nghĩa cơ bản là lớp ý nghĩa ngôn ngữ, lớp ý nghĩa hình tượng, lớp ý nghĩa quan niệm hay ý nghĩa nhân văn. Theo đó, đánh giá năng lực tiếp nhận VB hay chính là năng lực đọc văn của HS người nghiên cứu dựa trên các mức độ lĩnh hội các lớp nội dung ý nghĩa này. Đây là một hướng khám phá nội dung văn bản có ý nghĩa phương pháp, nên dựa vào tiêu chí này việc đánh giá sẽ mang tính toàn diện. Tất nhiên, với điều kiện GV phải tổ chức HS tiếp nhận văn bản theo định hướng phát huy vai trò chủ thể của HS. Vẫn có trường hợp HS có thể nhớ một cách máy móc các giá trị của văn bản tác phẩm tất nhiên sự máy móc, thụ động sẽ thể hiện rõ trong cách lập luận khi làm bài. Do đó, đây có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực đọc văn của HS tương đối toàn diện và chính xác.

Mức 1: 0-1-2-3-4 điểm: không/có phát hiện được lớp ý nghĩa ngôn từ nhưng

Ứng với mức này, HS xếp loại kém-yếu.

Mức 2: 5-6-7 điểm: có phát hiện được lớp ý nghĩa ngôn từ và bước đầu

khám phá ý nghĩa hình tượng nhưng chưa thực sự chủ động và sâu sắc. Ứng với mức này, HS xếp loại trung bình-khá.

Mức 3: 8-9-10 điểm: đã phát hiện được lớp ý nghĩa ngôn từ, cắt nghĩa được

lớp ý nghĩa hình tượng và khái quát sâu sắc lớp ý nghĩa quan niệm. Ứng với mức này, HS xếp loại giỏi-xuất sắc.

Bài làm kiểm tra của HS là kết quả có tính cá nhân, phản ánh khách quan, tập trung hiệu quả của quá trình đọc hiểu văn bản. Qua bài làm kiểm tra, người chấm có thể đánh giá cả trên phương diện định tính và định lượng.

Tiêu chí đánh giá và xếp loại như trên thực chất chỉ mang tính chất tương đối nhưng hướng đến mục đích là so sánh, phân hóa mức độ tiếp nhận văn bản đọc hiểu của hai đối tượng là HS lớp ĐC và HS lớp TN thì vẫn có tính khả thi và mức ý nghĩa phù hợp.

3.5.2. Hình thức đánh giá

Kết quả thực nghiệm được xem xét, đánh giá cả về định tính và định lượng. Định tính qua quan sát, dự giờ; qua phỏng vấn HS và GV sau khi dạy - học và qua xem xét cách thức giải quyết vấn đề trong các bài làm kiểm tra.

Định lượng qua chấm bài kiểm tra, xử lí kết quả điểm số thu được và đánh giá theo các tiêu chí đã đưa ra.

Khóa luận đã vận dụng các phương pháp xác suất thống kê trong khoa học giáo dục phối hợp sử dụng phần mềm xử lí số liệu SPSS để đánh giá kết quả thực nghiệm. Phần mềm này đã được mã hóa các chức năng thống kê như:

- Tính các tham số đặc trưng như điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần số, xác định mức điểm thấp nhất, cao nhất,... từ đó xếp loại HS.

+ Điểm trung bình là trung bình cộng điểm số các HS đạt được trong mỗi nhóm đối tượng, cho thấy mức bình quân trình độ của HS hay mặt bằng năng lực

người học trong nhóm đối tượng đó.

+ Tần số phân bố điểm là số lượng của từng loại điểm trong một nhóm đối tượng, cho thấy trình độ của người học tập trung ở mức độ nào.

+ Độ lệch chuẩn: hay độ lệch tiêu chuẩn là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. Khi độ lệch chuẩn càng lớn thì cho thấy mức phân tán càng cao và ngược lại. Mức phân tán cao chứng tỏ trình độ thiếu đồng đều và cũng có nghĩa là sự tác động của các biện pháp dạy học đến trình độ của HS không lớn hoặc chưa phù hợp.

- Kiểm định sự khác nhau giữa lớp ĐC và TN bằng cách chọn một số α = 0,05 và tìm trị số p để khẳng định sự khác biệt giữa hai nhóm TN và ĐC qua các thông số trên có ý nghĩa hay không. Nếu p>0,05 thì không có ý nghĩa; p càng nhỏ so với 0,05 thì mức ý nghĩa càng cao. Bởi theo một quy ước khoa học, tất cả trị số p<0,05 (tức thấp hơn 5%) đều có ý nghĩa thống kê.

3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)