Nội dung Yêu cầu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 66 - 68)

PHẦN I MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

3.2. Nội dung Yêu cầu thực nghiệm

3.2.1. Nội dung thực nghiệm

Việc thực nghiệm được tiến hành thông qua việc thiết kế giáo án dạy học, đánh giá kết quả.

Giáo án thực nghiệm (giáo án dạy ở lớp TN) bao gồm cả giáo án nền (giáo án soạn trên văn bản viết hoặc đánh máy) và giáo án điện tử (là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được thực hiện thông qua mơi trường multimedia do máy tính tạo ra). Hai loại giáo án này thường xuyên hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện ý đồ dạy học của GV.

- Bài 1: Những quả đào – Tiếng Vệt 2

- Bài 2: Các em nhỏ và cụ già – Tiếng Việt 3 - Bài 3: Người ăn xin – Tiếng Việt 4

- Bài 4: Những con sếu bằng giấy – Tiếng Việt 5

Đây là ba VB có trong chương trình Tiếng Việt ở trường tiểu học. Đây đều là những tác phẩm nước ngoài với dung lượng đồ sộ và là những tác phẩm mang tư tưởng lớn trên thế giới. Ở đây chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên cả ba văn bản này với mong muốn sẽ mang đến cái nhìn phổ quát và khách quan hơn để có những kết luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Giáo án thực nghiệm được thiết kế bám sát Chuẩn kiến thức - kĩ năng cũng như khung chương trình, SGK hiện hành để đảm bảo mục tiêu và nội dung trọng tâm bài học và đảm bảo tính thống nhất giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Đặc biệt giáo án TN tập trung thể hiện những định hướng mà chúng tôi đã đề xuất trong sự phối hợp chặt chẽ với những phương pháp và phương tiện dạy học tích cực. Giáo án TN cũng tập trung chú ý vai trò chủ thể HS và sự tương tác giữa GV và HS, HS và HS trong giờ học.

Giáo án ĐC những giáo án dạy ở lớp ĐC, là giáo án thông thường cho giờ học khơng có sự phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện và cả công nghệ thông tin.

Qua khảo sát chúng tôi thấy, những giáo án ĐC đều bám theo chuẩn kiến thức, nhưng chưa chú trọng vào thể loại của tác phẩm, chủ yếu đọc - hiểu văn bản chung chung, chưa chỉ ra được những đặc trưng cho từng thể loại. GV đứng lớp chỉ sử dụng những phương pháp dạy học đơn điệu, đôi khi không sử dụng cả đồ dùng dạy học. Hoặc có khi sử dụng cơng nghệ thơng tin, thì GV cịn nặng về chiếu chép. Chính vì thế, làm cho HS thụ động, tiết học trở nên nhàm chán, tiết học không đạt hiệu quả theo chuẩn kiến thức - kĩ năng đề ra.

Đề kiểm tra kết quả TN cũng được người nghiên cứu soạn thảo gắn với mục tiêu và chuẩn kiến thức - kĩ năng, trọng tâm của bài học nói riêng và phân mơn Tập

đọc tiểu học nói chung, kèm đáp án và thang điểm cụ thể. Đề kiểm tra được dùng chung cho cả lớp TN và ĐC, nhằm đánh giá kết quả đạt được của HS sau cùng bài học nhưng được dạy học bởi giáo án khác nhau, cách thức dạy học khác nhau.

Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tiến hành khảo sát nhanh thái độ của HS và GV về tiết học thông qua phỏng vấn sau tiết học. Nhằm đánh giá được mức độ chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy học đọc - hiểu VB VHNN và mức độ hứng thú đối với tiết dạy như chúng tôi đã đề xuất và thiết kế. Trong quá trình soạn giáo án cũng như đề kiểm tra, người nghiên cứu cũng đã trao đổi và xin thêm ý kiến của GV đang trực tiếp phụ trách môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học để đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế dạy học hiện nay trên quan điểm bám sát định hướng, biện pháp đã đề xuất.

3.2.2. Yêu cầu thực nghiệm

- Lựa chọn đối tượng TN và ĐC trên cơ sở tương quan về trình độ và điều kiện.

- Trao đổi trước với GV những điểm cần chú ý trong giáo án TN cũng như trong quá trình dạy học TN.

- Triển khai dạy TN đúng theo tiến độ, kế hoạch của trưởng sở tại, đảm bảo tính tự nhiên, khách quan trong q trình dạy học.

- Thực hiện khâu kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, khách quan bằng dự giờ quan sát, phỏng vấn và bằng các bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)