Sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan với chủ đề bài học

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 46 - 50)

PHẦN I MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

2.2. Một số biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài

2.2.2. Sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan với chủ đề bài học

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng, việc sử dụng những phương tiện dạy học trong tiết dạy là một phương pháp tích cực và hiệu quả. Như ta biết, phương tiện dạy học (cũng có thể gọi là đồ dùng dạy học) được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau. Theo Phan Trọng Ngọ “Phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham gia vào

quá trình dạy học, đóng vai trị là cơng cụ hay điều kiện để GV và học viên sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học. Phương tiện dạy học có chức năng khơi dậy, dẫn chuyển và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy và người học đến đối tượng dạy học” [24; tr.327]. Từ khái niệm trên, chúng tôi cho

rằng phương tiện dạy học chính là cơng cụ hay điều kiện được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt mục đích trong hoạt động dạy học. Phương pháp và phương tiện là hai yếu tố quan trọng trong tiến trình dạy học “yếu tố quyết định

trình độ hoạt động dạy học khơng phải là ở chỗ dạy và học cái gì, mà là dạy và học cái đó bằng phương pháp và phương tiện nào?” [24; tr.32].

Phan Trọng Ngọ, phương tiện trực quan “là phương tiện dạy học đóng vai trị cơng

cụ được GV và học viên sử dụng làm khâu trung gian tác động đến đối tượng dạy học” [24; tr.335,336] và “phương tiện trực quan là những phương tiện được sử dụng trong hoạt động dạy học, có vai trị là cơng cụ để GV và học viên tác động vào đối tượng; có chức năng khơi dậy, dẫn truyền tăng cường khả năng hoạt động của các giác quan, góp phần tạo nên chất liệu cảm tính của đối tượng nhận thức nhằm đạt được các mục đích dạy học cụ thể” [24; tr.343]. Có thể hiểu đơn giản,

phương tiện trực quan là cách tiến hành dùng những vật cụ thể hay cử chỉ làm cho HS có thể hình dung được về điều được học. Và ông chia làm hai loại: Phương tiện trực quan gián tiếp và phương tiện trực quan trực tiếp.

Ngoài cách phân loại trên, Phan Trọng Luận trong Dạy học và phương pháp

dạy học trong nhà trường phân chia phương tiện dạy học trực quan thành hai loại:

phương tiện trực quan thay thế và phương tiện trực quan dẫn. - Cách thức sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học:

Người dạy và người học tham gia sử dụng phương tiện trực quan khi tìm hiểu bài học. Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin, tạo điều kiện rất thuận lợi cho GV cũng như trong việc sử dụng phương tiện trực quan phục vụ cho quá trình dạy học. Việc vận dụng phương tiện trực quan phải phù hợp với đối tượng, phương pháp và nội dung bài học. Không lạm dụng nó trong dạy học, phải sử dụng nó một cách linh hoạt đúng thời điểm, đúng mục đích của bài học. Tùy theo điều kiện của môi trường dạy, người dạy tận dụng những thiết bị sẵn có phục vụ cho việc sử dụng phương tiện trực quan cho bài học.

- Để việc sử dụng đồ dùng đạt kết quả giáo viên cần : + Đi sâu học hỏi, tìm hiểu chun mơn .

+ Tìm hiểu kỹ nội dung bài để qua đó nghiên cứu xem sử dụng đồ dùng lúc nào, phần nào cho hợp lý.

+ Đồ dùng đưa ra phải đúng mức, đúng chỗ trúng nội dung cần truyền đạt. + Đồ dùng đưa ra không nên để lâu .

+ Ngồi việc sử dụng đồ dùng có sẵn, giáo viên cần làm thêm, sưu tầm một số đồ dùng khác cần thiết cho giảng dạy.

+ Đồ đưa ra phải đúng kiến thức, đẹp về hình thức, gây hấp dẫn đối với học sinh.

Một số đồ dùng trực quan được đưa vào sử dụng như: + Sử dụng tranh minh họa vào dạy học Tập đọc

Vì lứa tuổi Tiểu học thích xem, thích chơi, thích khám phá nên đồ dùng trực quan đáp ứng cho các em nhu cầu xem - hiểu – nhớ; giúp các em đáp ứng nhu cầu học mà chơi, đem đến cho các em niềm vui, sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan đáp ứng cho các em nhu cầu khám phá bản thân. Mặt khác, tranh minh họa là hình ảnh thu nhỏ của thế giới xung quanh. Chúng rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn các em về hình thể, màu sắc. Tranh ảnh trong SGK đều được vẽ và in màu rất đẹp mắt, gây ấn tượng bằng ngơn ngữ tạo hình. Do đó, tranh minh họa vừa có tác dụng kích thích hứng thú học tập cho HS, vừa là đối tượng thẩm mỹ giáo dục tư tưởng tình cảm, bồi dưỡng nhận thức và định hướng thẩm mỹ cho HS. Tranh minh họa còn là dụng cụ thực hành của HS, qua việc quan sát tranh mà HS nắm vững nội sung bài học hơn.

Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc Buổi học thể dục, trước khi vào bài mới GV có thể sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài.

GV đưa ra tranh minh họa, yêu cầu HS quan sát và đưa ra câu hỏi:

- Bức tranh các em đang quan sát vẽ gì? Những nhân vật trong bức tranh

đang làm gì? ....

Sau khi HS thảo luận và đưa ra câu trả lời, GV sẽ nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận:

- Trong tiết học ngày hôm nay, cô sẽ đưa các con đến tham dự một giờ học thể dục, các con hãy cùng chú ý để xem buổi học thể dục này có gì đặc biệt nhé!

+ Sử dụng video minh họa câu chuyện

Sử dụng video là một hình thức tiên tiến nhất để mơ tả lại các sự vật muốn nói đến.

Nội dung video gồm hai nguồn thơng tin chủ yếu có thể cung cấp cho học sinh: nguồn thơng tin hình tượng ( hình ảnh, phụ đề cho câu chuyện), nguồn thông tin âm thanh (lời thuyết minh, lời giảng bài, lời gợi mở của giáo viên, hịa âm thanh, tiếng động, âm nhạc)

Ví dụ: Khi giảng bài “Những chú bé khơng chết” giáo viên sử dụng các video hoạt hình để miêu tả lại câu chuyện cho học sinh quan sát, làm như vậy thì học sinh mới có thể hiểu được tại sao những chú bé kia lại làm như thế. Kết quả cuối cùng của câu chuyện có thể được học sinh hình dung ra một cách dễ dàng và tự nhiên nhất.

+ Sử dụng hình ảnh, tranh động miêu tả hoạt động của nhân vật

Tranh ảnh ghi lại hình ảnh của đối tượng một cách gián tiếp thông qua chủ quan của người thể hiện. Nhưng nhờ công nghệ thơng tin ta có thể tạo ra những bức tranh, ảnh động để miêu tả lại hành động của một nhân vật nào đó thì học sinh sẽ hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện hơn.

Ví dụ: Trong bài học về câu chuyện “Con vịt xấu xí” chúng ta có thể sử dụng các hiệu ứng làm cho con Vịt, con Thiên Nga chuyển động. Con Thiên Nga lúc đầu rất xấu xí nhưng qua các hiệu ứng giáo viên có thể tạo nên con Thiên Nga thay

đổi qua các phần và cuối cùng trở nên xinh đẹp. Kết thúc câu chuyện học sinh khơng những có thể hiểu được ý nghĩa của câu chuyện mà các em còn hiểu một thực tế về sự khác nhau giữa Vịt và Thiên Nga.

+ Sử dụng băng ghi âm kể lại câu chuyện

Băng ghi âm tác động trực tiếp vào thính giác và đặc biệt phù hợp với phân môn Kể chuyện. Sử dụng băng ghi âm học sinh có thể có được 2 nguồn thơng tin cơ bản về cả phần lời (lời đọc, lời kể, lời nhân vật,...), tất cả nhằm tôn giá trị biểu cảm của những thơng tin hình tượng.

Bên cạnh đó, ngồi hình thức đọc mẫu trực tiếp trên lớp, giáo viên có thể ghi âm trực tiếp lời kể của mình bằng máy ghi âm, nhờ đó sẽ điều chỉnh được giọng kể sao cho thật hay, phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp tiết Tập đọc đạt hiệu quả hơn. Khi thu bằng máy ghi âm giáo viên có thể cho học sinh nghe lại nhiều lần trong một tiết học. Lời kể của các nhân vật có vai trị đặc biệt quan trọng giúp học sinh có thể phân loại nhân vật, đưa ra nhận xét giữa thiện và ác khi đưa ra lời kể.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Một vụ dắm tàu” tuần 29 Tập đọc lớp 5 thì ở phần đầu câu chuyện là cuộc nói chuyện giữa hai bạn nhỏ là cậu bé Ma-ri-ô và cô bé Giu-li-ét-ta về hồn cảnh của gia đình mình. Đến đoạn sau khi sóng gió ập đến thì giọng đọc của các nhân vật trở nên gấp gáp và nghiêm trọng hơn, giọng cậu bé Ma-ri-ơ bình tĩnh khi nhường lại sự sống cho cô bé Giu-li-et-ta.

Như vậy, một trong biện pháp rất hay và phổ biến ở tất cả các môn học để gây hứng thú học cho học sinh chính là sử dụng đồ dùng trực quan. Môn tập đọc cũng không ngoại lệ, để giúp học sinh đọc hiểu giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan gắn liền với chủ điểm của tuần học đó, bài học đó.

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)