PHẦN I MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
2.1. Những nguyên tắc
2.1.1. Dạy học VHNN qua bản dịch nhưng phải đảm bảo tinh thần, giá trị nguyên tác nguyên tác
Văn bản văn học là trung tâm của mọi hoạt động tiếp nhận. Vì vậy, muốn dạy học tốt thì phải trực tiếp tiếp xúc với văn bản. Tuy nhiên, dạy học VHNN vô cùng bất cập khi khơng thể phân tích trực tiếp từ ngun bản (vì rào cản ngơn ngữ), đặc biệt là phân tích thơ mà qua bản dịch là việc làm quá sức.
Hướng đến tinh thần nguyên tác thì bản thân giáo viên (GV) và HS phải tìm đọc đầy đủ về tác phẩm và những vấn đề liên quan đến tác phẩm, tác giả. Điều này cần một sự đam mê và nỗ lực của thầy lẫn trị, bên cạnh đó là yếu tố thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động dạy học VHNN thường chỉ dạy qua bản dịch và trích đoạn trong sách giáo khoa (SGK), vì GV và HS thiếu tài liệu, thiếu thời gian, thậm chí rất nhiều HS hiếm khi đọc đoạn trích trước khi lên lớp. Vì vậy, hoạt động dạy học VHNN ở trường Tiểu học phần lớn rất nhàm chán và thường là hoạt động “áp đặt” kiến thức của GV.
2.1.2. Dạy học VHNN đảm bảo đặc trưng văn hóa vùng miền, hướng tới tính dân tộc và tính nhân loại dân tộc và tính nhân loại
Đặc trưng VHNN không chỉ là sự khác biệt về ngơn ngữ mà cịn là một khoảng cách rộng lớn về thời gian và khơng gian. Đó là khoảng cách văn hóa. Người Việt khơng phải ai cũng hiểu được văn hóa bản xứ, huống gì văn hóa nước ngồi là cả một sự thách đố đối với bất cứ ai. Mỗi tác phẩm văn học đều được sáng tạo trên một cơ tầng văn hóa, và chịu sự tác động của những quy luật tự nhiên và xã hội cho nên tác phẩm văn học vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính nhân loại.
Muốn khai thác được đặc trưng văn hóa thì phải đặt tác phẩm đúng hoàn cảnh mà tác phẩm đó ra đời. Tức là phải tìm hiểu về đặc điểm thời đại, hồn cảnh sáng tác, tập tục xã hội, tâm lý, quan niệm đạo đức thẩm mỹ của dân tộc,… để từ đó phân tích văn bản một cách hợp lý hơn.
Trên thực tế hoạt động dạy học, một phần không nhỏ HS rất yếu kém về phương diện này, dẫn đến nhầm lẫn, suy diễn một cách ngây ngô, hiểu sai nội dung tư tưởng tác phẩm. GV cũng khơng có và khơng giành nhiều thời gian cho mục này nên hiệu quả tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm là thấp.
2.1.3. Dạy học VHNN theo đúng đặc trưng thể loại
Đây là nguyên tắc chung khi chúng ta tìm hiểu bất kỳ tác phẩm văn học nào. Dạy học VHNN càng phải đáng lưu ý. Bởi đặc trưng thi pháp theo thể loại là khác nhau.
Dạy học theo đặc trưng thể loại sẽ giúp HS chiếm lĩnh tác phẩm một cách dễ dàng và khoa học hơn, đồng thời hình thành ở các em kiến thức cơ bản về đặc điểm thể loại trong những bước đầu của hoạt động nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật.
2.1.4. Dạy học VHNN theo tinh thần tích hợp với các phân mơn khác
Các phân môn khác trong môn văn như: văn học Việt Nam, Tiếng Việt, Làm văn, Văn học sử,… và các bộ môn khác như lịch sử, địa lý,…
Dạy học VHNN không chỉ là học những kiến thức về VHNN mà nhằm củng cố thêm kiến thức về Văn học Việt Nam và tìm ra những nét gần gũi, ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, để các em thấy được sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa và nét riêng của văn hóa nước ta. Tích hợp với các bộ mơn khác nhằm giúp các em có được kiến thức nền tảng vững chắc, đầy đủ và hệ thống hơn.
Thực tế dạy học thì GV và HS chưa tìm ra nhiều mối liên hệ lẫn nhau giữa VHNN và các phân môn khác. Nguyên nhân là do GV chưa chú ý nhiều hoặc chưa thấy được sự thống nhất trong hệ thống kiến thức. Hơn nữa, là nội dung chương trình cũng khơng thể hiện nhiều mảng kiến thức cần được tích hợp.