Chương trình chăm sóc giáo dục trường mầm non đưa ra chế độ sinh hoạt phù hợp với từng độ tuổi. Dù ở giai đoạn nào chương trình chăm sóc giáo dục cũng đề cập đến thời điểm hoạt động ở ngoài trời với thời gian nhất định. Các trường mầm non đều nghiêm túc thực hiện việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ với các nội dung phong phú theo từng chủ đề, không chỉ nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức mà còn phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Đặc biệt hơn, thông qua quan sát, khám phá thế giới xung quanh giáo viên sẽ thuận lợi trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em.
PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: “Thiên nhiên không chỉ mang lại cho trẻ em những thứ cần thiết để sống và phát triển mà còn hấp dẫn chúng bởi những điều kì diệu mà không gì có thể thay thế nổi”. Những ấn tượng phong phú tốt đẹp về thế giới tự nhiên xung quanh sẽ giúp trẻ sống vui vẻ hơn, lành mạnh hơn. Sớm hình thành ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ và thái độ tích cực, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp.
2.1.2. Dựa vào đặc điểm nhận thức của trẻ 4-5 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ em có nhu cầu khám phá các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các sự vật hiện tượng để thỏa mãn nhu cầu nhận thức ngày càng cao của chúng. Trẻ cũng có khả năng suy luận mặc dù những kết luận của trẻ còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh. Để suy luận những vấn đề mới , trẻ thường chỉ dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua và cũng chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài chứ chưa đi vào bản chất bên trong của chúng. Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhầm lẫn những thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy,
cần tiếp tục cung cấp các biểu tượng một cách phong phú, đa dạng và giúp trẻ hệ thống hóa, khái quát chúng.
Trẻ 4-5 tuổi đã biết so sánh các dấu hiệu khác và giống nhau của hai đối tượng. Trẻ dần dần có ý thức hơn với hành động và lời nói của mình, biết thực hiện một số quy định về nề nếp trong các hoạt động và sinh hoạt.
Tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này rất mãnh liệt. Trẻ thường biểu lộ tình cảm với người thân, gần gũi với chúng, những nhân vật trong truyện, các con vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi, và các hiện tượng tự nhiên. Trẻ đã biết nhận ra vẻ đẹp của thế giới xung quanh và biết rung động trước vẻ đẹp của chúng.
2.1.3. Dựa vào mục tiêu giáo dục trẻ mầm non
Mục tiêu giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. ( Thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bất kì tác động nào ở trường mầm non hay ở gia đình đều nhằm mục đích giúp đứa trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất về mọi mặt. Đặc biệt, sự dẫn dắt có hệ thống ở trường mầm non luôn đóng vai trò to lớn, hướng sự phát triển của trẻ em theo chiều hướng đi lên một cách có hệ thống và khoa học nhất. Từ mục tiêu GDMN, chúng ta nhìn thấy được trách nhiệm to lớn của người giáo viên nuôi dạy trẻ. Như vậy, từ việc thực hiện nội dung chương trình, tổ chức cho trẻ hoạt động cho đến việc tìm kiếm phương pháp, biện pháp phù hợp cần hướng đến thực hiện và hoàn thành mục tiêu và xây dựng các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời không đi bên ngoài mục tiêu này.
2.1.4. Dựa vào thực tiễn tổ chức hoạt động ngoài trời ở một số trường mầm non hiện nay non hiện nay
Hiện nay ở trường mầm non giáo viên đều nhận thức đúng và đủ tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời trong các hoạt động giáo dục, xem HĐNT là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng.
Tuy nhiên việc tổ chức HĐNT vẫn chưa được giáo viên khai thác triệt để trong việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ, chưa phát huy được hết lợi thế của hoạt động ngoài trời đối với những cảm xúc tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ ở độ tuổi mầm non. Cụ thể:
- Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, giáo viên thường chú ý đến khả năng vận động của trẻ hơn là việc cho trẻ tìm hiểu và khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, hoặc chưa biết cách khơi gợi những cảm xúc tích cực cho trẻ.
- Mặc dù trẻ được giáo dục phải biết yêu thương và đối xử tốt với động vật, thực vật, song cơ hội trẻ được tham gia chăm sóc thiên nhiên qua giờ hoạt động ngoài trời thì chưa nhiều, không thường xuyên được trao đổi những kinh nghiệm hay chia sẻ những hiểu biết của mình về đối tượng. Theo đó việc bộc lộ những hứng thú và tình cảm của trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên còn bị hạn chế.
- Bên cạnh đó những phong trào hoạt động vì môi trường chưa được tổ chức thường xuyên như: lao động nhặt lá rụng, dọn vườn cây, sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên trang trí sân trường,… Do đó, chưa khuyến khích được trẻ tham gia hợp tác, giúp đỡ, chung sức cùng nhau bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng như hình thành thói quen giao tiếp, ứng xử, thể hiện hành vi văn hóa và thân ái với bạn bè, với mọi người.
- Nhiều trường mầm non và các lớp mẫu giáo chưa đủ điều kiện xây dựng sân chơi, hoặc không có vườn trường. Vì thế nhiều trẻ em vô cùng thiệt thòi khi ít có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên.
2.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời hoạt động ngoài trời
Dựa vào các cơ sở trên, chúng tôi xây dựng một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non. Trong thực tế khi tiến hành thử nghiệm, các biện pháp được thực hiện đồng bộ trong sự tương tác
hỗ trợ lẫn nhau một cách thống nhất. Như vậy, các biện pháp sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp để mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non.
2.2.1. Lựa chọn và thay đổi các nội dung hoạt động ngoài trời phong phú,đa dạng.
a. Mục đích
Việc lựa chọn chủ đề và thay đổi các nội dung hoạt động ngoài trời gắn với
việc giáo dục thẩm mĩ là tổ chức hoạt động ngoài trời theo hướng tích hợp giúp giáo viên tổ chức hoạt động một cách đạt hiệu quả cao. Giáo viên phải là người lên kế hoạch hướng dẫn và tổ chức hoạt động giúp trẻ hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu, khả năng của trẻ.
Khi giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ theo hướng tích hợp với
việc giáo dục thẩm mĩ trong các chủ đề thích hợp sẽ kích thích được trẻ hứng thú, say mê tìm tòi, khám phá.
b. Cách tiến hành
- Giáo viên chuẩn bị nội dung kiến thức trong các chủ đề đã lựa chọn phù hợp với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Kĩ năng, kĩ xảo của các hoạt động giáo dục có liên quan ở vùng kiến thức phù hợp nhất với yêu cầu của hoạt động ngoài trời mà trẻ phải thực hiện và thiết kế nội dung giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động ngoài trời.
Ví dụ: Trong chủ đề thế giới thực vật cô sẽ cho trẻ quan sát cây xanh, vườn rau trong trường, giới thiệu về tên gọi của các loài hoa, đặc điểm và màu sắc. Cô sẽ dạy cho trẻ dùng lá cây để làm tranh khô và làm các đồ vật như chong chóng, đồng hồ,…
Giáo viên không nên chỉ cho trẻ quan sát và tìm hiểu khám phá thiên nhiên mà cần kích thích hứng thú và cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ bằng việc tham gia vào các hoạt động như tạo hình, thơ, nhạc hay lễ hội. Tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và miêu tả vẻ đẹp của nó qua hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé dán, gấp hình,…) cũng như sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên để tạo hình, các nhà sư phạm sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo,
thị hiếu thẩm mĩ. Tranh xếp dán bằng lá, cánh hoa khô, các mô hình đồ chơi, đồ dùng bằng que, cành, sản phẩm chắp ghép từ sỏi đá,… sẽ cho trẻ nhiều cảm xúc thú vị, góp phần nâng cao hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình và kích thích trẻ cho ra đời những sản phẩm tạo hình độc đáo.
Những ngày lễ hội, các cuộc thi dành riêng cho trẻ ở trường mầm non cần được chuẩn bị chu đáo với sự tham gia của trẻ trong việc trang trí khuôn viên, cổng chào, sân vườn phía ngoài lớp học. Số trẻ tham gia đông thì sân khấu ngoài trời cũng là một địa điểm kích thích hứng khởi của trẻ. Cảm giác phấn chấn, vui vẻ, mong chờ được tham gia ngày lễ tết thiếu nhi, tết Trung thu, lễ Giáng sinh,… chính là những cảm xúc tích cực, thuận lợi cho quá trình giáo dục thẩm mĩ và bồi dưỡng tình cảm, lòng nhân ái cho trẻ đối với môi trường xung quanh. - Đảm bảo tiến trình hoạt động về nội dung, kiến thức và thời gian.
- Chuẩn bị điều kiện vật chất cho mỗi hoạt động tạo hình. Đảm bảo có đầy đủ về đồ dùng dùng cho trẻ để tăng hiệu quả giáo dục
- Cho trẻ thực hiện hoạt động tạo hình theo giáo án đã chuẩn bị.
- Điều chỉnh tư duy, kĩ năng, kĩ xảo của trẻ theo đúng hướng đã thiết kế để đảm bảo đầy đủ các nội dung tích hợp có trong bài học.
- Khen thưởng và động viên kịp thời với thành tích đã đạt được của mỗi trẻ để trẻ hào hứng với hoạt động vửa thực hiện và hứng thú hơn với hoạt động tiếp theo.
c. Điều kiện vận dụng
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên chủ động thiết kế thời gian cho các hoạt động giáo dục và thường xuyên tổ chức trao đồi, rút kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất, nguyên liệu đồ dùng dạy học đầy đủ - Trẻ phải có hứng thú tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Có chương trình tài liệu hỗ trợ cho việc chuẩn bị giáo án và tiến hành hoạt động giáo dục của giáo viên.
2.2.2. Sử dụng hình thức hoạt động nhóm và giao bài tập cho trẻ trong thời gian hoạt động ngoài trời. gian hoạt động ngoài trời.
- Cung cấp cho trẻ môi trường cần thiết mà ở đó trẻ có đủ điều kiện hợp tác cùng nhau tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh.
- Rèn luyện các kỹ năng hợp tác cần thiết cho trẻ như: suy nghĩ, trao đổi, đàm phán, thoả hiệp, chia sẻ kinh nghiệm, cánh ứng xử...trong hoạt động chung.
b. Cách tiến hành
Đây là hình thức học tập vô cùng thú vị đối với trẻ, một lớp học sẽ được chia
thành nhiều nhóm lớn nhỏ, các bài tập với nội dung đơn giản hay phức tạp tùy vào số lượng và khả năng của trẻ trong nhóm.
Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
- Tạo không khí học tập tích cực cho trẻ.
Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ chúng ta thấy cuối tuổi mẫu giáo, xúc cảm vẫn tiếp tục được phát triển và chi phối mạnh mẽ đời sống tâm lý của trẻ. Trẻ lứa tuổi này đời sống tình cảm là sự rèn luyện tương đối rõ nét của các loại tình cảm bậc cao như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình qua nét mặt, lời nói, hành động, thậm chí trẻ có thể khóc và cười trước những tình huống tác động đến trẻ. Vì vậy cô giáo cần chú ý:
+ Tạo không khí nhẹ nhàng, gần gũi, ấm cúng, thoải mái trong các hoạt động của trẻ. Cô cần biết khơi gợi cho trẻ nhiều cảm xúc với cảnh vật, nhiều mong muốn được thổ lộ tình cảm chân thành của trẻ với môi trường xung quanh.
+ Luôn có cử chỉ nhẹ nhàng, tôn trọng trẻ, tin tưởng, chấp nhận trẻ, khéo léo lựa chọn những trò chơi, bài hát, đọc thơ, xem tranh, mô hình hoặc trò chuyện để dẫn dắt trẻ đi đến nhiệm vụ hoạt động giáo dục thẩm mĩ.
- Cô giáo giao nhiệm vụ cho trẻ.
Sau khi kích thích được sự tập trung chú ý của trẻ, cô giáo cần giao nhiệm vụ cho trẻ và giải thích cho trẻ hiểu nhiệm vụ mà trẻ cần phải thực hiện trong hoạt động này.Việc giao nhiệm vụ cho trẻ giúp trẻ có thể định hướng và xác định được những công việc cần phải thực hiện. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần chú ý:
+ Cách thức giao nhiệm vụ cho trẻ là rất quan trọng. Vì vậy, cô giáo có thể lựa chọn một số lý do hợp lý, hay tạo các tình huống có vấn đề để giao nhiệm vụ cho trẻ.
Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng thì cô sẽ cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cô chia nhóm để thảo luận về lá vàng. Cô giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Sẽ cùng nhau tìm hiểu về tên của lá cây và vẽ bức tranh về lá cây Nhóm 2: Sẽ cùng nhau bàn luận về câu hỏi: “Tại sao lá cây lại rụng”?
Nhóm 3: Sẽ cùng nhau bàn luận về câu hỏi “Cây cần gì để sống, người ta trồng cây để làm gì?”
Nhóm 4: Sẽ cùng nhau bàn luận về câu hỏi “Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào?”
+ Khi giao nhiệm vụ cô giáo phải nhìn vào trẻ để có thể nắm được mức độ hiểu nhiệm vụ nhận thức và thú hút sự chú ý của trẻ.
+ Giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Cần cho trẻ nhắc lại nhiệm vụ mà cô giáo vừa giao.
+ Thường xuyên nhắc nhở trẻ và giao nhiệm vụ cho trẻ ở từng thời điểm khác nhau. Tránh tình trạng đưa quá nhiệm vụ một lúc sẽ làm cho trẻ bị rối không nhớ được.
Cô sẽ chia lớp thành nhiều nhóm lớn nhỏ, các bài tập với nội dung đơn giản hay phức tạp tùy vào số lượng và khả năng của trẻ trong nhóm. Nhóm trưởng sẽ kết nối các thành viên và thay mặt cô giáo chia nhiệm vụ cụ thể cho các bạn trong nhóm mình theo thỏa thuận. Những gì trẻ phát hiện được trong môi trường hoặc làm được những gì để nhận thấy sự thay đổi ở thế giới gần gũi xung quanh,... được các em chụp hình, vẽ lại và trình bày trong các buổi thảo luận của lớp. Mọi câu hỏi khuyến khích của nhà giáo dục, những phản biện của bạn bè đối với bài tập của nhóm, sự thành công hay thất bại trong quá trình khai thác vẻ đẹp của đối tượng đều là các tình huống có vấn đề đòi hỏi nhóm trẻ phải huy động kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng cần thiết như quan sát, so sánh, miêu tả, hợp tác, kiềm chế cảm xúc, tự tin trong giao tiếp,...
Trường lớp MN là nhà của trẻ khi xa gia đình. Đó là nơi trẻ được tham gia vào hoạt động khác nhau cùng với các bạn thông qua sự tổ chức, hướng dẫn của