Sử dụng hình thức hoạt động nhóm và giao bài tập cho trẻ trong thời gian

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 45 - 50)

gian hoạt động ngoài trời.

- Cung cấp cho trẻ môi trường cần thiết mà ở đó trẻ có đủ điều kiện hợp tác cùng nhau tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh.

- Rèn luyện các kỹ năng hợp tác cần thiết cho trẻ như: suy nghĩ, trao đổi, đàm phán, thoả hiệp, chia sẻ kinh nghiệm, cánh ứng xử...trong hoạt động chung.

b. Cách tiến hành

Đây là hình thức học tập vô cùng thú vị đối với trẻ, một lớp học sẽ được chia

thành nhiều nhóm lớn nhỏ, các bài tập với nội dung đơn giản hay phức tạp tùy vào số lượng và khả năng của trẻ trong nhóm.

Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:

- Tạo không khí học tập tích cực cho trẻ.

Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ chúng ta thấy cuối tuổi mẫu giáo, xúc cảm vẫn tiếp tục được phát triển và chi phối mạnh mẽ đời sống tâm lý của trẻ. Trẻ lứa tuổi này đời sống tình cảm là sự rèn luyện tương đối rõ nét của các loại tình cảm bậc cao như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình qua nét mặt, lời nói, hành động, thậm chí trẻ có thể khóc và cười trước những tình huống tác động đến trẻ. Vì vậy cô giáo cần chú ý:

+ Tạo không khí nhẹ nhàng, gần gũi, ấm cúng, thoải mái trong các hoạt động của trẻ. Cô cần biết khơi gợi cho trẻ nhiều cảm xúc với cảnh vật, nhiều mong muốn được thổ lộ tình cảm chân thành của trẻ với môi trường xung quanh.

+ Luôn có cử chỉ nhẹ nhàng, tôn trọng trẻ, tin tưởng, chấp nhận trẻ, khéo léo lựa chọn những trò chơi, bài hát, đọc thơ, xem tranh, mô hình hoặc trò chuyện để dẫn dắt trẻ đi đến nhiệm vụ hoạt động giáo dục thẩm mĩ.

- Cô giáo giao nhiệm vụ cho trẻ.

Sau khi kích thích được sự tập trung chú ý của trẻ, cô giáo cần giao nhiệm vụ cho trẻ và giải thích cho trẻ hiểu nhiệm vụ mà trẻ cần phải thực hiện trong hoạt động này.Việc giao nhiệm vụ cho trẻ giúp trẻ có thể định hướng và xác định được những công việc cần phải thực hiện. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần chú ý:

+ Cách thức giao nhiệm vụ cho trẻ là rất quan trọng. Vì vậy, cô giáo có thể lựa chọn một số lý do hợp lý, hay tạo các tình huống có vấn đề để giao nhiệm vụ cho trẻ.

Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng thì cô sẽ cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cô chia nhóm để thảo luận về lá vàng. Cô giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Sẽ cùng nhau tìm hiểu về tên của lá cây và vẽ bức tranh về lá cây Nhóm 2: Sẽ cùng nhau bàn luận về câu hỏi: “Tại sao lá cây lại rụng”?

Nhóm 3: Sẽ cùng nhau bàn luận về câu hỏi “Cây cần gì để sống, người ta trồng cây để làm gì?”

Nhóm 4: Sẽ cùng nhau bàn luận về câu hỏi “Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào?”

+ Khi giao nhiệm vụ cô giáo phải nhìn vào trẻ để có thể nắm được mức độ hiểu nhiệm vụ nhận thức và thú hút sự chú ý của trẻ.

+ Giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

+ Cần cho trẻ nhắc lại nhiệm vụ mà cô giáo vừa giao.

+ Thường xuyên nhắc nhở trẻ và giao nhiệm vụ cho trẻ ở từng thời điểm khác nhau. Tránh tình trạng đưa quá nhiệm vụ một lúc sẽ làm cho trẻ bị rối không nhớ được.

Cô sẽ chia lớp thành nhiều nhóm lớn nhỏ, các bài tập với nội dung đơn giản hay phức tạp tùy vào số lượng và khả năng của trẻ trong nhóm. Nhóm trưởng sẽ kết nối các thành viên và thay mặt cô giáo chia nhiệm vụ cụ thể cho các bạn trong nhóm mình theo thỏa thuận. Những gì trẻ phát hiện được trong môi trường hoặc làm được những gì để nhận thấy sự thay đổi ở thế giới gần gũi xung quanh,... được các em chụp hình, vẽ lại và trình bày trong các buổi thảo luận của lớp. Mọi câu hỏi khuyến khích của nhà giáo dục, những phản biện của bạn bè đối với bài tập của nhóm, sự thành công hay thất bại trong quá trình khai thác vẻ đẹp của đối tượng đều là các tình huống có vấn đề đòi hỏi nhóm trẻ phải huy động kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng cần thiết như quan sát, so sánh, miêu tả, hợp tác, kiềm chế cảm xúc, tự tin trong giao tiếp,...

Trường lớp MN là nhà của trẻ khi xa gia đình. Đó là nơi trẻ được tham gia vào hoạt động khác nhau cùng với các bạn thông qua sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo. Môi trường giáo dục cực kỳ quan trọng, nó có tác động mạnh mẽ đến hứng thú hoạt động và sự hợp tác của trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý tạo cho trẻ không gian hoạt động hợp lý, khoa học.

+ Cần phải sắp xếp vị trí hoạt động phù hợp để trẻ dễ dàng quan sát, di chuyển và thực hiện các thao tác như bàn bạc, trao đổi và phối hợp các hành động với nhau.

+ Sắp xếp nhóm hoạt động “Tĩnh” và nhóm hoạt động “Động” xa nhau để không ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác của trẻ.

+ Phải có đường đi để trẻ dễ dàng đi lại.

+ Đồ dùng, đồ chơi phải để gọn gàng trên giá vừa tầm và phải để mở nhằm giúp trẻ để trẻ có thể dễ dàng lấy được.

Để đảm bảo các nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, không phải chỉ có cảnh quan đẹp hay không gian rộng là đủ, mà cần chú ý đến sự phong phú, đa dạng của các yếu tố thiên nhiên để trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, khám phá. Để đảm bảo sự thân thiện cỏ cây hoa lá, động vật, thiên nhiên vô sinh,... phải bố trí, sắp xếp hài hòa, thật gần gũi với đời sống thực của trẻ. Các tác phẩm nghệ thuật vừa sức mang tính giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ (thơ, tranh, tượng,...) cũng nên được lựa chọn sắp đặt tại các vị trí thích hợp quanh các góc thiên nhiên và vườn trường.

Mọi thứ trong tầm nhìn của trẻ đều có tác động trực tiếp lên cảm xúc mỗi ngày và cảm nhận thẩm mĩ của trẻ. Thế giới xung quanh trẻ cần được tô điểm bởi những sắc màu tươi tắn. Thiên nhiên luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên tâm hồn những đứa trẻ.

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện học tập

Để giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ nhận thức chung cô giáo cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học cho cả cô và trẻ. Các phương tiện để trẻ sử dụng cần đảo bảo những yêu cầu sau:

+ Đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ.

+ Phù hợp với yêu cầu của hoạt động và dễ sử dụng.

+ Cần tận dụng những phương tiện, nguyên vật liệu sẵn có ở trong thiên nhiên gần gũi xung quanh trẻ, không quá tốn kém.

- Động viên, giúp đỡ kịp thời khi trẻ gặp khó khăn

Trong quá trình trẻ hoạt động, cô giáo phải quan sát, bao quát trẻ, động viên, giúp đỡ kịp thời khi trẻ gặp khó khăn bằng việc sử dụng hệ thống gợi mở nhằm định hướng hoạt động cho trẻ. Hệ thống câu hỏi cần đảm bảo yêu cầu sau:

+ Câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.

+ Câu hỏi phải theo trình tựtừ dễ đến khó, từ gần đến xa.

+ Khi đặt câu hỏi phải tránh những câu hỏi “có”, “không” hoặc câu hỏi mớm trước.

Mặt khác, phải biết lắng nghe, giúp trẻ tự tin trong các hoạt động của mình hơn. Giáo viên cần phải chủ động tham gia vào các hoạt động cùng trẻ, động viện, chia sẻ ý tưởng với trẻ và giúp trẻ chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ của mình với các bạn xung quanh. Có như vậy, trẻ mới thực sự cảm thấy mình được quan tâm, được tin tưởng, được đối xử công bằng. Vì vậy, trong các hoạt động của trẻ, giáo viên phải luôn xác định được vị trí của mình để có sự hỗ trợ, giúp đỡ trẻ đúng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể

Bản thân giáo viên là những người trực tiếp tổ chức HĐNT cho trẻ cũng phải là người thân thiện. Sự gần gũi thân mật của cô giáo và người lớn trong trường rất quan trọng trong việc tạo mối quan hệ, tạo niềm tin, tạo hứng thú cho trẻ. Cần biết khơi gợi cho trẻ nhiều cảm xúc với cảnh vật, nhiều mong muốn được thổ lộ tình cảm chân thành của trẻ với môi trường xung quanh.

c. Điều kiện thực hiện

- Việc xây dụng biện pháp này còn cần phải dựa trên đặc điểm phát triển của các quá trình tâm lý trẻ em.

- Trẻ phải được hoạt động trong nhóm nhỏ.

- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ toàn bộ diễn biến của hoạt động, lường trước các tình huống sẽ xảy ra để có các biện pháp xử lý thích hợp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)