Bảng 3.3. Kết quả mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm
Nhóm ĐC Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Trước TN 6 24 13 52 6 24 Sau TN 9 36 11 44 5 20
Biểu đồ 3.3.Kết quả mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm
Qua biểu đồ trên có thể thấy mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm không có sự chênh lệch nhiều. Trẻ ở mức độ cao có tăng nhưng tăng ở mức độ trung bình (từ 24% lên 36%), chủ yếu trẻ ở nhóm này tập trung vào mức độ trung bình (44%) và thấp (20%).
Trong khi quan sát quá trình giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động ngoài trời ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm chúng tôi nhận thấy, khi tổ chức và hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời giáo viên chưa cung cấp nhiều điều mới lạ cho trẻ, chưa quan tâm sâu sát đến trẻ để gợi ý cũng như duy trì hứng thú lâu dài trong suốt quá trình hoạt động từ đầu đến cuối của trẻ. Hơn nữa giáo viên cũng chưa có những hoạt động trải nghiệm để kích thích được sự tìm tòi khám phá, sáng tạo của trẻ từ đó trẻ ít có nhu cầu và hứng thú tham gia vào hoạt động. Chính điều này đã làm cho việc giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động ngoài trời chưa đạt được hiệu quả cao.
Kết quả đánh giá mức độ giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động ngoài trời ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm qua các tiêu chí trên có sự chênh lệch không đáng kể so với trước thực nghiệm. Điều này chứng tỏ nếu không lựa chọn
0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp Trước TN Sau TN
và áp dụng các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời một cách hợp lí thì mục tiêu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ sẽ không thực hiện được.
3.6.4. So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệmBảng 3.4. Kết quả biểu hiện mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông