Sử dụng vật liệu thiên nhiên phong phú,đa dạng hướng tới việc giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 53)

dục thẩm mĩ cho trẻ.

a. Mục đích, ý nghĩa

Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ giáo viên chủ yếu vẫn sử dụng

giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu. Nhận thấy những nguyên liệu truyền thống này vẫn chưa phát huy tối đa khả năng tạo hình và giáo dục các bài học cho trẻ nên giáo viên cần sử dụng nhiều các nguyên vật liệu thiên nhiên để cho trẻ hoạt động. Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong quá trình trẻ tham gia hoạt động ngoài trời sẽ kích thích trẻ sáng tạo tìm tòi ra những điều mới lạ.

Nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú sẽ giúp trẻ hiểu hơn đặc điểm của thiên nhiên, vẻ đẹp của thiên nhiên và ý nghĩa của thiên nhiên với cuộc sống.

b. Cách tiến hành

Khi sưu tầm nguyên vật liệu, chúng tôi chú ý đảm bảo tính an toàn (không

độc, không nhọn, không có cạnh sắc), dễ cầm (kích cỡ phù hợp với tay trẻ), dễ bảo quản và cất giữ, dễ phục hồi hoặc sửa chữa vì khi chơi trẻ tiếp xúc trực tiếp với chúng. Đặc biệt đòi hỏi trí nhớ, sự tưởng tượng và óc quan sát của trẻ, tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu.

Để có nguyên vật liệu phong phú và đa dạng cô giáo cần tuyên truyền với

phụ huynh bằng các sản phẩm của trẻ ở lớp, viết thông báo về các nguyên vật liệu càn thu gom, tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu khác nhau. Sau đó phân loại, sắp xếp vào các giá, góc chơi.

Ví dụ: Sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên để xếp đàn cá

- Trong giờ hoạt động ngoài trời chủ đề “Thế giới động vật” giáo viên sẽ cho

trẻ nhặt các loại lá cây rụng ở sân trường để xếp đàn cá. Giáo viên cần chuẩn bị băng dính hai mặt, bút màu, giấy A4. Cách thực hiện như sau:

+ Cho trẻ quan sát bể cá ở sân trường

+ Trẻ nhận biết con cá và nêu được các bộ phận của con cá: thân, đầu, đuôi,

mắt,…

+ Cho trẻ xem mẫu gợi ý về đàn cá được xếp dán bởi nhiều loại lá cây khác

nhau

+ Hướng dẫn, gợi mở trẻ sử dụng các loại lá, hột hạt để xếp hình con cá: lá mít, lá hồng xiêm,… làm thân cá, lá mướp, lá gấc làm đuôi cá, sau đó gắn mắt cho các bằng các hạt đậu đen, đậu đỏ và xếp lá làm vẩy cá.

+ Trẻ thực hiện xếp đàn cá, cô giáo gợi cho trẻ vẽ thêm môi trường sống của

cá là nước, rong rêu, sỏi đá cho bức tranh thêm sinh động.

+ Nhận xét đánh giá một số bài đẹp và có ý tưởng sáng tạo. Để tăng hứng

thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động ngoài trời sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.

- Trong tiết học “ Xếp dán thuyền trên biển”, chúng tôi cho trẻ sưu tầm các loại lá cây khô, lá rụng trong giờ hoạt động ngoài trời. Trẻ sử dụng lá khô để xếp được rất nhiều con thuyền tạo thành những bức tranh thuyền trên biển.

- Trong giờ khám phá khoa học cho trẻ tìm hiểu về các loại hột hạt, giáo viên cho trẻ được nhặt, cầm, quan sát các loại hột hạt và cho trẻ nói lên tên gọi, đặc điểm của chúng: đó là hạt gì, hạt tròn hay hạt dài, hạt to hay hạt nhỏ, hạt có màu gì,… đồng thời cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình từ những loại hạt này có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau. Sau đó cô cho trẻ làm những bức tranh như tạo hình xếp hạt thành những con bướm, cánh của con bướm làm bằng hạt ngô, hạt đạu xanh, thân được gắn bằng hạt đậu đen, hay chiếc ô tô được gắn bằng hạt đậu đỏ, bánh xe được gắn bằng hạt đậu đen…

- Trong buổi dạo chơi tham quan cô cho trẻ chơi với nguyên vật liệu khác: sỏi, đá, cát, lá cây, vỏ ngao,… cô cũng giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm. Khi cho trẻ quan sát cây cối cô luôn chú ý hướng dẫn trẻ cát tỉa lá vàng, nhặt la rụng để làm những chiếc thuyền, làm đàn cá bơi hay làm con trâu từ lá bàng, lá mít, làm cái kèn, chong chóng từ lá chuối, làm bông hoa,…

Những đồ dùng giáo viên chuẩn bị cho trẻ làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ đâu trong khuôn viên trường. Với những nguyên vật liệu đó, cô và trẻ có thể thao tác, làm nên những con vật hay đồ dùng, đồ chơi hết sức sáng tạo và mang giá trị thẩm mĩ cao.

c. Điều kiện vận dụng

- Giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ, tích cực sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên mới mẻ hấp dẫn trẻ.

- Giáo viên cần bao quát, nắm bắt được nhu cầu hứng thú chơi của trẻ, giáo viên vừa là người hướng dẫn, vừa là người bạn đồng hành cùng trẻ giúp trẻ hứng thú với thế giới xung quanh trẻ.

* Kết luận:

Chúng tôi đã đề xuất ra các biện pháp như trên nhằm phát huy việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời. Khi sử dụng các biện pháp này giáo viên phải chú ý đến điều kiện thực tiễn của địa phương và của nhà

trường. Mỗi biện pháp có một thế mạnh riêng trong quá trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên mỗi biện pháp chỉ phát huy tối đa tác dụng khi giáo viên biết phối hợp linh hoạt cùng với các biện pháp trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời. Vì vậy, việc sử dụng linh hoạt và hợp lí các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định hiệu quả của việc giáo dục thẩm mĩ.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 trình bày về các cơ sở đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời và đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.

- Biện pháp 1: Lựa chọn và thay đổi các nội dung hoạt động ngoài trời phong phú,đa dạng.

- Biện pháp 2:Sử dụng hình thức hoạt động nhóm và giao bài tập cho trẻ trong thời gian hoạt động ngoài trời

- Biện pháp 3: Tăng cường hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ

- Biện pháp 4: Thường xuyên cho trẻ tham gia vào lao động bảo vệ môi trường.

- Biện pháp 5: Sử dụng vật liệu thiên nhiên phong phú, đa dạng hướng tới việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

Các biện pháp trên có mối quan hệ qua lại với nhau, cần kết hợp linh hoạt vào việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với mục đích kiểm nghiệm lại hiệu quả thực tế của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời đã đề xuất ở chương 2. Đồng thời chứng minh sự phù hợp của kết quả thực nghiệm với giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Tổ chức tiến hành các biện pháp đã đề xuất thông qua các hoạt động ngoài trời hàng ngày của cô và trẻ ở trường mầm non.

3.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện 3.3.1. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm 3.3.1. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm

Biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời được thực nghiệm trên trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Hòa Phong– thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.

- Để kiểm tra thực nghiệm, chúng tôi chọn 2 nhóm trẻ trong đó + Nhóm thực nghiệm: 25 cháu lớp 4 tuổi B

+ Nhóm đối chứng: 25 cháu lớp 4 tuổi C

Về cơ bản thì ở cả 2 nhóm trẻ đều có sức khỏe, điều kiện giáo dục và trình độ nhận thức tương đương nhau. Trình độ của giáo viên ở 2 nhóm trẻ đều ở trình độ đại học, cao đẳng sư phạm, có thâm niên công tác và kinh nghiệm như nhau - Giáo viên trực tiếp tổ chức hoạt động cho trẻ là 2 cô Cao Thị Ngọc Phương và cô Vương Thị Dung.

3.3.2. Thời gian thực hiện

Từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021

3.4. Tiêu chí và thang đánh giá

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng tiêu chí và thang đánh giá mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5tuổi thông qua hoạt động ngoài trời theo 3 tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Đánh giá khả năng nhận thức của trẻ về cái đẹp thông qua hoạt động ngoài trời

- Mức độ 1 (1 điểm): Mức độ thấp

Trẻ thờ ơ, không quan tâm đến sự vật, hiện tượng xung quanh và không có

hứng thú để tham gia vào hoạt động. Trẻ chưa phân biệt được đúng – sai, tốt – xấu, cái đẹp và cái không đẹp

- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình

Trẻ có tò mò về sự vật, hiện tượng xung quanh nhưng không tỏ ra quá hưng

phấn về nó. Trẻ chỉ đặt một vài câu hỏi chung về thế giới xung quanh mà không muốn tìm hiểu, khám phá. Có đôi khi nhờ sự hướng dẫn của cô giáo trẻ mới phân biệt được đúng – sai, cái tốt – cái xấu, cái đẹp và cái không đẹp.

- Mức độ cao (3 điểm): Mức độ cao

Trẻ rất hào hứng về thế giới xung quanh, sẵn sàng tham gia vào hoạt động để

khám phá về những vẻ đẹp xung quanh. Trẻ đã biết phân biệt đúng – sai, tốt – xấu, cái đẹp và cái không đẹp.

Tiêu chí 2: Đánh giá khả năng quan sát và khám phá, sáng tạo trong quá trình hoạt động ngoài trời

- Mức độ 1 (1 điểm): Mức độ thấp

Trẻ thờ ơ không muốn tham gia vào hoạt động. Trẻ chỉ quan sát khi có sự

nhắc nhở, thúc giục của giáo viên. Thậm chí dù có bị nhắc nhở nhưng trẻ vẫn không để tâm đến. Trẻ không thích quan sát, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ ở xung quanh.

- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình

Trẻ chỉ quan sát những gì mà trẻ thích, trẻ chỉ tập trung vào một khoảng thời

gian nhất định và không duy trì được lâu.

- Mức độ 3 (3 điểm): Mức độ cao

Trẻ rất say mê quan sát, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Trẻ vui

mừng khi phát hiện ra những điều mới lạ. Trẻ duy trì hứng thú trong suốt cả quá trình hoạt động và chủ động trong trao đổi với các bạn.

Tiêu chí 3: Đánh giá nhu cầu của trẻ về cái đẹp đối với môi trường xung quanh

- Mức độ 1 (1 điểm): Mức độ thấp

Trẻ không hứng thú với cái đẹp, không thích tạo ra cái đẹp. Hầu như trẻ dựa vào sự hướng dẫn trực tiếp của cô thì mới có thể tạo ra được các sản phẩm nghệ thuật.

- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình

Trẻ còn lúng túng trong hoạt động, cách phối hợp các kĩ năng còn đơn giản và sản phẩm tạo ra chưa ấn tượng, đơn điệu.

- Mức độ 3 (3 điểm): Mức độ cao

Trẻ rất hứng thú với những vẻ đẹp xung quanh, thích làm đẹp và sắp xếp một cách gọn gàng. Trẻ sử dụng các kĩ năng tương đối linh hoạt và biết phối hợp cùng nhau để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt đa dạng về màu sắc và chất lượng.

3.4.2. Thang đánh giá

- Mức độ thấp: dưới 3 điểm

- Mức độ trung bình: đạt từ 6 – 8 điểm - Mức độ cao: đạt từ 8 – 9 điểm

3.5. Cách tiến hành thực nghiệm

3.5.1. Khảo sát trước thực nghiệm

Dựa vào tiêu chí đánh giá việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua

hoạt động ngoài trời mà chúng tôi tiến hành khảo sát trước thực nghiệm ở cả 2 nhóm (nhóm TN và ĐC) cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hòa Phong – thành phố Việt trì – tỉnh Phú Thọ.

Để kết quả thực nghiệm có hiệu quả cao, chúng tôi dựa vào cơ sở nguyên tắc

xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi. Đảm bảo vai trò chỉ đạo của giáo viên và hoạt động của trẻ, đảm bảo thực hiện kế hoạch chung của nhà trường, của lớp trong thời gian thực nghiệm.

Điều kiện thực nghiệm:

Việc thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường. Trình độ giáo

- Giáo án:

Nhóm đối chứng: Giáo viên soạn giáo án, tự chuẩn bị đồ dùng giảng dạy và

tổ chức hoạt động ngoài trời với hình thức, phương pháp bình thường.

Nhóm thực nghiệm: giáo viên soạn giáo án, tự chuẩn bị đồ dùng giảng dạy

và tổ chức hoạt động ngoài trời với hình thức, phương pháp, biện pháp theo yêu cầu và hướng dẫn của chúng tôi theo mục đích nghiên cứu.

- Quy trình tổ chức thực nghiệm:

Chúng tôi chia quy trình thực nghiệm làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Với mục đích đánh giá tình hình sơ bộ ban đầu để chuẩn bị thực

nghiệm, chúng tôi dự giờ của các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trong điều kiện bình thường (mỗi nhóm 4 giờ HĐNT).

Giai đoạn 2: Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng lí thuyết và thực hành cho nhóm

thực nghiệm, gợi ý cho giáo viên soạn giáo án và tổ chức giờ HĐNT theo biện pháp đã đề xuất.

Giai đoạn 3: Tiến hành tổ chức thực nghiệm, lấy số kiệu đánh giá kết quả

thực nghiệm

Để xác định mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng.

3.5.2. Tiến hành thực nghiệm tác động

Sau khi khảo sát mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và

đối chứng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động.

Lớp đối chứng : tổ chức giáo dục thẩm mĩ theo cách thông thường.

Lớp thực nghiệm: sử dụng các biện pháp giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt

động ngoài trời như đã đề xuất ở chương 2.

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở 2 nhóm TN và ĐC trước TN. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1.

Bảng 3.1: Mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm

Mức độ Nhóm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 7 28 12 48 6 24 ĐC 6 24 13 52 6 24

Từ bảng số liệu trên chúng tôi có biểu đồ thể hiện mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm

Biểu đồ 3.1.Mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm

Thông qua số liệu biểu đồ 3.1 cho thấy mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở cả hai nhómTN và ĐC trước thực nghiệm còn thấp, chủ yếu ở mức độ trung bình và thấp, việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ khi tham gia vào hoạt động ngoài trời ở cả 2 nhóm có sự chênh lệch ít và không đáng kể. Cụ thể:

a. Kết quả của nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp TN ĐC

Mức độ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tập trung ở mức độ trung bình (chiếm 48%) chiếm tỉ lệ gần một nửa lớp, mức độ cao đạt tỉ lệ khá thấp (chiếm 28%), còn mức độ thấp cũng chiếm tới 24%. Qua quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy phần lớn trẻ tỏ ra rất bình thường đối với vẻ đẹp của thiên nhiên, do chúng đã được tiếp xúc nhiều rồi. Đối với những điều mới lạ khi giới thiệu đến trẻ thì một số trẻ muốn khám phá nhưng số lượng là

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)