học cho học sinh lớp 2
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa “lý luận và thực tiễn”, “học đi đôi với hành” khi xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững cơ sở khoa học, kỹ thuật, văn hoá thông qua đó mà giúp họ ý thức rõ tác dụng của tri thức lý thuyết đối với thực tiễn, hình thành cho học sinh những kỹ năng vận dụng chúng ở những mức độ khác nhau.
Bản thân nguyên tắc “ Lý luận và thực tiễn” đã phản ánh luôn nội dung “học đi đôi với hành”, nhƣ chúng ta đã biết khi đƣa ra lý luận thì cần phải có những dẫn chứng thực tiễn để có thể phân tích đƣợc vấn đề cần phải lý luận đó, cũng giống nhƣ lúc chúng ta muốn bắn cái tên đến cái đích đã định sẵn, có tên rồi mà lại không bắn đƣợc, bắn lệch bắn ngang, việc này muốn nhắc nhở chúng ta cần phải cố gắng học, đồng thời phải thực hành kèm theo.
Bác Hồ đã nói, đã học là phải học phải toàn diện, không những phải có tri thức phổ thông mà còn phải có đạo đức cách mạng, còn với hành theo Bác là vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra, việc thực hành này không chỉ là những việc to lớn mà cả trong
những việc bình thƣờng, ai cũng làm, từ đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học và hành nó liên kết chặt chẽ với nhau, trong nội dung học có nội dung hành và ngƣợc lại.
Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Về nội dung dạy học phải làm cho ngƣời học nắm vững lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc của những giá trị và vai trò của kiến thức hình học đối với thực tiễn, phải vạch ra phƣơng hƣớng ứng dụng kiến thức hình học vào hoàn cảnh cụ thể phản ánh đƣợc tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.
- Về phƣơng pháp dạy học cần phải giúp ngƣời học hiểu đƣợc vấn đề từ đó đặt ra những câu hỏi và giải quyết những vấn đề cần lý luận bên cạnh đó cần vận dụng những phƣơng pháp nhƣ thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn để cho học sinh nắm nhanh và nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó vào giải quyết những tình huống khác nhau.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự khi xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học
Nguyên tắc này đòi hỏi phải giúp ngƣời học lĩnh hội hay nói cách khác là nhận thức đƣợc trình tự hệ thống logic, phải cho ngƣời học biết hệ thống những kiến thức hình học. Chính vì thế hệ thống hợp lý về mặt lý luận dạy học của những giáo trình phải đƣợc xây dựng trên sự nghiên cứu cẩn thận logic của các kiến thức hình học và sự phát triển của những khái niệm, định luật hình học và trong ý thức của ngƣời học sinh.
2.1.3. Thống nhất vai trò chủ đạo của ngƣời dạy và vai trò tích cực, tự giác, sáng tạo độc lập của ngƣời học khi xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học.
Trong dạy học hình học, phải đảm bảo mối quan hệ thuận lợi nhất giữa sự chỉ đạo sƣ phạm của thầy giáo và lao động tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh
- Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ ngƣời học phải tự nhận thức đầy đủ mục đích của việc học này, nhiệm vụ của mình cần phải làm gì.
- Tính tích cực nhận thức ở đây đƣợc hiểu là ngƣời học có thái độ tích cực trọng việc học, có sự tƣơng tác cao trong việc dạy và học của hai.
- Tính sáng tạo độc lập ở đây đƣợc hiểu là học sinh tự độc lập trong việc giải quyết các vấn đề, cần sáng tạo trong lúc cần thiết điều này cần phải linh động từ ý thức tới hành động .
Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:
- Hoạt động dạy học phải hƣớng vào ngƣời học sinh, phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho họ có thể học tập bằng chính hoạt động của mình.
- Giáo dục cho học sinh ý thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, nhiệm vụ học tập, từ đó có động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
- Phát huy tƣ duy ngôn ngữ cho học sinh, khéo léo dẫn dắt học sinh vào các tình huống có vấn đề, giải các bài tập có tính độc lập.
- Bồi dƣỡng cho các em năng lực tự học, tự nghiên cứu, óc hoài nghi khoa học…
- Trong giảng dạy, giáo viên phải thu đƣợc thông tin ngƣợc chiều từ phía học sinh để điều chỉnh và hoàn thiện hơn công tác dạy và học.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tƣợng trong dạy học khi xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học cần cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với các hình ảnh của chúng từ đó có thể tự đƣa ra các khái niệm, quy luật trừu tƣợng theo cách suy nghĩ của mình. Và ngƣợc lại, có thể cho học sinh
nắm cái trừu tƣợng, khái quát rồi xem xét các sự vật, hiện tƣợng cụ thể, đảm bảo đƣợc mối liên hệ qua lại giữa tƣ duy cụ thể và tƣ duy trừu tƣợng.
Để thực hiện nguyên tắc này cần:
- Sử dụng phối hợp nhiều phƣơng tiện trực quan khác nhau với tƣ cách là phƣơng tiện và các nguồn kiến thức trong khi giảng bài, khi tổ chức, điều khiển hoạt động lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, ôn tập và củng cố kiến thức
- Kết hợp việc trình bày các phƣơng tiện trực quan với lời nói, nghĩa là kết hợp hai hệ thống tín hiệu với nhau.
- Rèn luyện cho học sinh óc quan sát và năng lực rút ra những kết luận có tính khái quát.
- Tổ chức, điều khiển học sinh, trong những trƣờng hợp nhất định, nắm những cái khái quát, trừu tƣợng nhƣ các khái niệm, những quy tắc, ... rồi từ đó đi đến những cái cụ thể, riêng biệt nhƣ lấy ví dụ cụ thể minh họa, vận dụng quy tắc để giải các bài tập cụ thể ..
- Cho học sinh làm các bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập mối liên hệ giữa cụ thể hóa và trừu tƣợng hóa, giữa tƣ duy cụ thể và tƣ duy trừu tƣợng ...
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học khi xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách cần thiết, nói cách khác, dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tƣơng ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất.
Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mỗi độ tuổi gắn liền với sự trƣởng thành của những cơ quan trong cơ thể và những chức
năng của các cơ quan đó, cũng nhƣ với sự tích lũy những kinh nghiệm về mặt nhận thức và về mặt xã hội, với loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó, lứa tuổi thay đổi thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức của trẻ cũng biến đổi.
Để đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm cá biệt trong điều kiện tiến hành dạy và học với cả tập thể cần:
- Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức của học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với từng học sinh.
- Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh và hình thức học tập nhóm tại lớp, trƣớc tập thể lớp, giáo viên đề ra nhiệm vụ chung và dƣới sự chỉ đạo của giáo viên, từng cá nhân suy nghĩ cách giải quyết và trong thời gian đó, giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu kém.
- Cách tiến hành dạy học nhƣ vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho học sinh, mà từng học sinh giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức mỗi ngƣời.
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo cảm xúc mang tính tích cực khi xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải lôi cuốn hấp dẫn tạo hứng thú học hỏi cho ngƣời học, tác động mạnh mẽ lên cảm xúc của họ, bởi tình cảm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con ngƣời, thôi thúc con ngƣời hành động, thậm chí đến mức xả thân mình cho sự nghiệp.
Thực tiễn cũng chứng minh rằng nếu bạn yêu thích một công việc nào đó thì bạn sẽ dễ dàng hoàn thành nó, mặt khác nếu gặp khó khăn trong chính công việc bạn yêu thích bạn cũng sẽ biết cách giải quyết nó một cách triệt để nhất. Ngƣợc lại, nếu bạn không yêu thích công việc đó thì không những không động viên đƣợc chính mình mà còn đè nén nó tạo ra cái cảm giác khó chịu
trong lòng làm cho công việc có hiệu quả không đƣợc cao bởi vậy việc học tập của học sinh cũng giống nhƣ nhƣ vậy.
Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:
- Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn, với kinh nghiệm sống của bản thân học sinh, đó là phƣơng tiện hình thành tình cảm nghĩa vụ và nâng cao hứng thú học tập.
- Trong nội dung và phƣơng pháp học tập cần làm sao tăng cƣờng hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện, điều đó sẽ tạo điều kiện cho học sinh hình thành tình cảm trí tuệ.
- Nên sử dụng các phƣơng tiện nghệ thuật nhƣ văn học, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, kịch…trong quá trình dạy học, vì đó là những phƣơng tiện tác động mạnh mẽ đến tình cảm của ngƣời học, đây là một phƣơng pháp giúp cho ngƣời học thích thú hơn. Ngƣời dạy không cần phải lo cho học sinh thiếu tập trung vào công việc học tập nghiêm túc, vì khoa học và nghệ thuật nó gắn liền với nhau.
Khoa học và nghệ thuật đều cùng phản ánh hiện thực khách quan, nhƣng phƣơng tiện sử dụng của chúng khác nhau, khoa học phản ánh hiện thực bằng khái niệm, định luật, lý thuyết còn nghệ thuật bằng hình tƣợng, cả hai cách phản ánh đó không mâu thuẫn nhau mà còn bổ sung và làm phong phú cho nhau, tạo điều kiện hình thành và phối hợp tƣ duy logic với tƣ duy thẩm mỹ. - Tính cảm xúc của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào hoạt động học tập, hoạt động tập thể của học sinh càng có nội dung, càng phong phú về hình thức thì càng kích thích nhu cầu hiểu biết, hứng thú với học tập, vì vậy cần chú ý tổ chức hoạt động tập thể của học sinh cần tổ chức dạy học nhƣ một hình thức tham quan học tập, hình thức ngoại khoá
- Nhân cách ngƣời giáo viên có vai trò rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúc đối với ngƣời học, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc thể hiện thái độ của giáo viên đối với những sự vật, hiện tƣợng và tƣ tƣởng đƣợc trình bày không chỉ giúp cho học sinh có tri thức về vấn đề nào đó mà còn kích thích hình thành tình cảm tƣơng ứng.