Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học cho học sinh lớp 2

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học cho học sinh lớp 2 (Trang 50)

Các bài toán hình học ở lớp 2 có vai trò quan trọng, do đó giáo viên cần giúp học sinh tự thực hiện kế hoạch giải toán để học sinh vận dụng giải các bài toán hình học trong chƣơng trình lớp 2 và các bài toán phức tạp sau này.

Đối với học sinh lớp 2, do tƣ duy của học sinh đã có tiến bộ, song vốn ngôn ngữ vẫn còn hạn chế, nên việc nâng cao dần các kiến thức một cách vừa sức với học sinh, các yêu cầu về trừu tƣợng hóa cần đƣợc chú ý, giáo viên cần tính lƣợc hóa những từ ngữ của đề toán, giúp các em tiếp cận tốt hơn nội dung đề bài toán. Từ đó dẫn đến kĩ năng thực hiện kế hoạch giải bài toán.

Việc sử dụng các hình vẽ để minh họa các bài toán là có ích đối với học sinh lớp 2 nói riêng và với học sinh Tiểu học nói chung Tuy nhiên phải hiểu rõ tác dụng của chúng là chỗ dựa cho suy luận trong việc giải toán. Đối với các bài toán dễ hay học sinh đã nắm rõ cách thực hiện kế hoạch giải toán giáo viên cần chú ý phát huy trí tƣởng tƣợng của học sinh, từng bƣớc thay đổi chỗ dựa trực quan bằng hình ảnh trong óc suy luận, vừa giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết vừa thúc đẩy quá trình tƣ duy của học sinh.

Khi thực hiện kế hoạch giải bài toán, học sinh còn dựa vào các thủ thuật (hay phép) giải thích đối với từng khâu trong kế hoạch để đi đến kết quả mong muốn. Đối với một số bài toán có cấu trúc riêng, thƣờng đƣợc dùng các thủ thuật (phép giải) riêng.

Khi điều khiển quá trình dạy học sinh giải toán, giáo viên cần động viên học sinh cố gắng, tự tin tìm ra kế hoách giải toán, tự tìm ra các cách giải thích hợp, biết mò mẫm, quan sát, phỏng đoán, huy động các kinh nghiệm đã có để tìm ra lời giải. Việc hƣớng dẫn học sinh giải toán, trƣớc hết là học sinh khá giỏi, biết từng bƣớc tìm số cần tìm, diễn đạt đạt bằng các phép tính thích hợp, vừa sức với học sinh là điều cần chú ý.

Việc rèn kĩ năng thực hiện kế hoạch giải các bài toán hình học cho học sinh giúp học sinh hình thành năng lực khái quát hóa và kĩ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh.

- Giải bài toán có nhiều cách khác nhau - Giải bài toán nâng dần mức độ phức tạp

- Tiếp xúc với các bài toán thiếu và thừa dữ kiện bài toán,

- Lập và biến đổi bài toán, hoạt động này có thể tiến hành dƣới các hình thức sau:

+ Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết dữ kiện hoặc điều kiện + Đặt điều kiện cho bài toán

+ Lập bài toán tƣơng tự với bài toán đã giải + Lập bài toán ngƣợc với bài toán đã giải + Lập bài toán theo cách giải có sẵn

* Đối với học sinh

- Học sinh cần có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập trƣớc khi đến lớp, đến lớp trƣớc 15 phút ôn lại kiến thức cũ, đi học đều để nắm đƣợc nội dung mạch kiến thức.

- Sử dụng thành thao bộ đồ dùng học tập hình học, thao tác nhanh

- Trong lớp chú ý nghe giảng bài, khi chƣa hiểu đặt câu hỏi để đƣợc giáo viên hƣớng dẫn

- Thực hiện việc học trên lớp cũng nhƣ ở nhà một cách tự giác - Tích cực tham gia xây dựng bài trên lớp

- Theo dõi và nhận xét ý kiến của bạn - Giúp đỡ lẫn nhau trong học tập

Để học sinh thực hiện tốt và có hiệu quả những điều này giáo viên phải thƣờng xuyên nhắc nhở, kiểm tra bài tập của học sinh. Các tổ trƣởng kiểm tra đồ dùng học tập của các bạn vào thời gian đầu giờ. Giáo viên phải xây dựng cho học sinh đôi bạn cùng tiến. Để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.

* Đối với giáo viên

Giáo viên cần nắm đƣợc đối tƣợng học sinh của lớp mình.

Trong lớp học, một yếu tố quan trọng để học sinh nắm đƣợc bài tốt, đó là giáo viên cần phân loại đối tƣợng học sinh để bố trí chỗ ngồi hợp lí. Có kế hoạch giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức của các em.

Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 nhanh nhớ cũng chóng quên. Vì vậy khi hình thành biểu tƣợng về đƣờng thẳng giáo viên cần gợi lại cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở lố 1 là điểm đoạn thẳng. Nhƣ vậy một tiết dạy các yếu tố hình học không đơn thuần, có thể kiểm tra bài cũ và truyền thụ kiến thức mới. Để học sinh nhớ lâu, giáo viên có thể dạy các bài có yếu tố hình học gắn liền với thực tiễn. Khi dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2 trên cơ sở kết hợp chặt chẽ quá trình hình thành biểu tƣợng với quá trình tri giác dẫn đến khái niệm hình ảnh chung của biểu tƣợng. Học sinh từng bƣớc nắm các dấu hiệu bản chất phân biệt đƣợc các biểu tƣợng hình học dựa trên mô tả. Để đạy đƣợc mục đích đó giáo biên không chỉ nghe giáo viên mô tả mà học sinh phải hoạt động tự mình tham gia vào quá trình tạo ra biểu tƣợng đó nghĩa là mỗi học sinh phải sử dụng đƣợc kĩ năng nhận dạng hình, đo và vẽ hình, ghép hình, tính toán…Để tạo ra các biểu tƣợng hình học một cách chủ động thao tác tƣ duy, phân tích, tổng hợp, so sánh và tƣởng tƣợng không gian. Động thời đƣợc hình thành rèn luyện và phát triển.

Dạy học yếu tố hình học cho học lớp 2 bằng cách tăng cƣờng tổ chức các hoạt động trong quy mô hình học trong các tiết dạy học.

Dạy học các yếu tố hình học bằng việc tổ chức các hoạt động thực nghiệm, không chỉ phù hợp với quy luật nhận thức của học sinh khi học các hoạt động phổ biến nhƣ quan sát, đo đạc, vẽ hình, trò chơi hình học chúng ta còn tổ chức các hoạt động mang tính chất thực hành cả trong và ngoài lớp. Chẳng hạn có thể cho học sinh thực hành đo các đồ vật trong lớp, nhận dạng các hình qua các đồ vật.

Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài, sử dụng các đồ dùng trực quan ( Đồ dùng trực qua đẹp và chính xác ) gây đƣợc hứng thú cho học sinh. Vì học sinh lớp 2 chƣa có ý thức tƣởng tƣợng các kiến thức mang tính trừu tƣợng. Các em có thể tiếm thu kiến thức thông qua trực quan cụ thể. Hơn nữa nếu trực quan không đẹp sẽ gây cho học sinh sự chán nản. Trực quan không chính xác sẽ để lại ấn tƣợng không tốt ảnh hƣởng đến quá trình học sau này của các em.

Trong quá trình giảng dạy thuật ngữ, ngôn ngữ của giáo viên phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

Giáo viên luôn nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, tìm tòi, lựa chọn phƣơng pháp, hình thức dạy học cho phù hợp với từng bài. Tạo cho học sinh tâm lí thoải mái: “Học mà chơi, chơi mà học” từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, không gò bó ép buộc trong giờ học.

Tóm lại: Để học sinh học tốt các yếu tố hình học, ngƣời giáo viên cần tìm cách giúp đỡ các em một cách nhất định. Ngƣời giáo viên có thể phần nào giúp các em có hứng thú trong học tập, xoá bỏ mặc cảm bản thân. Vận động học sinh khá giỏi, giúp đỡ các học sinh yếu, kém. Ngoài ra, giáo viên phải biết giúp học sinh hiểu tầm quan trọng của việc học về các yếu tố hình học. Muốn vạy, ngƣời giáo viên phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở trong các giờ học, tránh làm cho tiết học nặng nề.

Nếu các em đƣợc giáo viên giúp đỡ trau dồi kiến thức ngay từ những năm đầu tiên của bậc tiểu học, đặc biệt là các em yếu về hình học nhƣng có ý thức vƣơn lên chắc chắn các em sẽ khẳng định đƣợc mình sẽ tiếp thu tốt về các yếu tố hình học.

2.2.1. Một số trò chơi rèn luyện kĩ năng hình học cho học sinh lớp 2 2.2.1.1. Trò chơi tạo dáng cá lƣợn

* Mục đích:

- Rèn kiến thức: Vẽ đoạn thẳng, củng cố khả năng nhận dạng hình. Rèn trí tƣởng tƣợng hình học và khéo léo nhanh nhẹn.

- Rèn kĩ năng: Vẽ hình

* Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị lên 3 trang giấy khổ lớn. Khi chuẩn bị hình vẽ, giáo viên nên lƣu ý khoảng cách giữa các điểm.

* Cách chơi:

- Giáo viên chia lớp thành 3 đội, 3 đội quan sát kĩ các điểm trên hình vẽ, khi giáo viên hô “Bắt đầu” thì học sinh mau chóng nối các điểm với nhau sao cho

tạo ra hình dáng con cá giống nhất. Đội nào xong trƣớc tiên và có hình giống con cá nhất thì đội đó thắng cuộc.

Thời gian: 3 phút ● ● ● ● ● ● ● ● 2.2.1.2. Trò chơi ghép hình * Mục đích: - Rèn kiến thức: Học sinh nhận dạng đƣợc các hình, rèn trí tƣởng tƣợng, sự linh hoạt, sáng tạo cho học sinh

- Rèn kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận dạng, cắt ghép hình cho học sinh

* Chuẩn bị:

- 2 tờ giấy khổ to, 32 tam giác vuông cân ( phía sau có dán băng dính hai mặt)

-32 tam giác này chia cho 2 đội chơi (mỗi đội 4 em), 16 tam giác một đội, cứ 4 tam giác có cùng một màu.

* Cách chơi:

-Mỗi đội sẽ dùng các hình tam giác đã cho sẵn để ghép thành các hình theo yêu cầu của giáo viên: Hình cánh quạt, hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác. Sau đó dán vào tờ giấy khổ to.

-Các em phân công nhau rồi mỗi ngƣời thực hiện ghép một hình.

-Khi giáo viên hô “bắt đầu” và tính giờ tiến hành ghép. Mỗi hình đúng đƣợc 10 điểm. Đội xong sớm đƣợc cộng thêm một điểm. Nếu làm trƣớc khi tính giờ,

-sau khi hết giờ thì phạm quy không có điểm. Đội nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.

2.2.1.3. Trò chơi ai thông minh nhất * Mục đích:

- Rèn kiến thức: Củng cố biểu tƣợng về hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tứ giác.

- Rèn kĩ năng: Rèn kĩ năng cắt ghép, nhận dạng hình.

* Chuẩn bị:

- Mỗi nhóm chuẩn bị 12 que diêm - Giáo viên vẽ sẵn hình sau lên bảng:

● ● ● ● ● ● ● ● ● * Cách chơi: + Theo nhóm 4 em

+ Mỗi nhóm xếp 12 que diêm theo hình mẫu trên bảng

+ Giáo viên ra hiệu lệnh: “Hãy xếp đổi chỗ 2 que diêm để có 4 hình tam giác, 2 hình chữ nhật, 5 hình tứ giác và 1 hình vuông”.

+ Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên + Nhóm nào xong trƣớc thì thắng cuộc

Đáp án:

● ● ●

● ● ● ● ● ●

2.2.1.4. Tạo hình với 27 que diêm * Mục đích:

- Rèn kiến thức: Củng cố biểu tƣợng về hình tam giác, hình tứ giác.

- Rèn kĩ năng: Rèn kĩ năng cắt ghép, nhận dạng hình, rèn trí tƣởng tƣợng và nhanh trí.

* Chuẩn bị:

- Yêu cầu mỗi nhóm hoặc cá nhân chuẩn bị 27 que diêm Thời gian: 3 – 5 phút

- Chơi theo nhóm 3 – 4 học sinh. Khi giáo viên ra hiệu lệnh “Lấy 27 que diêm

xếp thành một chiếc thuyền có 2 cánh buồm ( 1 cánh buồm to, 1 cánh buồm nhỏ), bắt đầu”. Các nhóm bắt đầu tiến hành xếp.

-Đội nào có đáp án sớm nhất là đội chiến thắng.

2.2.1.5 Trò chơi xếp tam giác * Mục đích:

- Rèn kiến thức: Củng cố biểu tƣợng hình tam giác - Rèn kĩ năng: Rèn kĩ năng cắt, ghép hình

* Chuẩn bị:

- 4 tờ giấy khổ A4, 16 tam giác vuông cân, 4 tam giác 1 màu, phía sau tam giác

Thời gian: 2 phút

* Cách chơi: Chọn 4 đội chơi, mỗi đội 3 em. Giáo viên phát cho mỗi đội 1 tờ

giấy A4 và 4 tam giác. Mỗi đội nhận 4 tam giác cùng màu.

-Giáo viên ra hiệu lệnh: “Xếp 4 tam giác nhỏ thành một tam giác to, bắt đầu” (Giáo viên tính giờ)

+ Các đội tiến hành xếp và dán vào tờ giấy A4. Đội nào xong trƣớc và đẹp là đội thắng cuộc. Hết thời gian mà chƣa xong thì không đƣợc tính.

+ Đáp án:

-Giáo viên ra hiệu lệnh: “Xếp 4 tam giác nhỏ thành mũi tên, “bắt đầu” (giáo viên tính giờ).

+ Các đội tiến hành xếp và dán vào tờ giấy A4, đội nào xong trƣớc và đẹp là đội thắng cuộc. Hết thời gian mà chƣa xong thì không đƣợc tính.

Đáp án:

- Giáo viên ra hiệu lệnh: “Xếp 4 tam giác nhỏ thành một chiếc thuyền, có một cánh buồm, “bắt đầu” (Giáo viên tính giờ).

+ Các đội tiến hành xếp và dán vào tờ giấy A4. Đội nào xong trƣớc và đẹp là đội thắng cuộc.

+ Đáp án:

2.2.2. Một số bài tập củng cố kĩ năng hình học cho học sinh lớp 2 2.2.2.1. Rèn luyện kĩ năng nhận dạng các hình học

* Mục đích của việc rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình học

Giúp học sinh có biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận dạng các hình học để nâng cao kĩ năng hình học. Vận dụng vào giải các bài toán hình học trong chƣơng trình toán lớp 2.

* Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình học

Việc nhận dạng hình học rất đa dạng, mức độ phức tạp khác nhau, yêu cầu khác nhau. Nhận dạng hình là một kĩ năng qua trọng ở bậc Tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 2. Yêu cầu đặt ra là trong mỗi trƣờng hợp cụ thể học sinh nhận dạng đƣợc các dạng hình học bằng cách sử dụng các biện pháp thích hợp.

* Biện pháp thực hiện:

Để giải các bài toán về nhận dạng các hình học giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh thực hiện qua các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Xác định yêu cầu của bài toán là nhận dạng hình dựa vào hình dạng, đặc điểm của hình hay nhận dạng hình bằng phân tích - tổng hợp hình.

- Bƣớc 2: Nhắc lại định nghĩa các hình liên quan đến bài toán ( bằng cách mô tả hoặc vật mẫu ) và đặc điểm của hình đó.

Ngoài ra có thể vẽ hình, vẽ hình là biện pháp quan trọng để nhận dạng hình, dùng thƣớc ê – ke để kiểm tra.

Quan sát nhận dạng tổng thể bằng trực quan. Biện pháp quan trọng là luôn thay đổi các dấu hiện không bản chất của hình ( màu sắc, chất liệu, vị trí…) để học sinh tự phát hiện dấu hiệu bản chất của hình đó.

- Các hoạt động dạy học nhận dạng hình học cho học sinh lớp 2:

+ Liên hệ các kiến thức đã học để chuyển sang biểu tƣợng mới. Chẳng hạn, từ đoạn thẳng chuyển sang đƣờng thẳng, từ độ dài đƣờng gấp khúc sang chu vi của một hình, từ cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác sang quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, từ việc làm quen với khái niệm diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích.

+ Dùng đồ trực quan hoặc liên hệ với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học thích hợp giúp học sinh có “hình ảnh”, có biểu tƣợng hình học và nhận dạng hình học đó. Chẳng hạn, viên gạch lát sàn có dạng hình vuông, mặt đồng hồ có dạng hình tròn, hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành một góc,… + Dùng phản ví dụ để củng cố biểu tƣợng hình học. Chẳng hạn, có thể đƣa ra tập hợp gồm các đƣờng thẳng, đƣờng gấp khúc, đƣờng cong để học sinh nhận biết đâu là đƣờng thẳng, cho học sinh nhận biết hình tròn bằng cách tô màu.

* Các giải pháp thường dùng để học sinh nhận dạng hình trong trường hợp phức tạp:

- Điểm trực tiếp trên hình vẽ hoặc đồ vật

- Sử dụng sơ đồ để đếm rồi khái quát thành công thức tính số hình cần nhận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng hình học cho học sinh lớp 2 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)