Khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thẻ tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp quế võ (Trang 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thẻ tạ

c. Dịch vụ thẻ là một sản phẩm trọn gói

Vì là tập hợp các sản phẩm dịch vụ liên quan đến quá trình sử dụng thẻ nên dịch vụ thẻ ngân hàng là một sản phẩm dịch vụ trọn gói, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm thẻ.

1.2. Khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thƣơng mại hàng thƣơng mại

1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại

Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” theo quan niệm ban đầu được các nhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn. Theo từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển xã hội…

Theo quan điểm triết học Mác Lênin, phát triển là một khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: Hướng đi lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,... phát triển là khuynh hướng chung, là bản chất của sự vận động biến đổi, phát triển không đơn thuần là gia tăng về số lượng mà cả nhảy vọt về chất, sự phát triển không loại trừ việc tạm thời đi xuống.

Theo Fred David (2010), phát triển sản phẩm, dịch vụ là một trong những loại hình của các chiến lược tăng cường. Bản chất của phát triển sản phẩm, dịch vụ là chiến lược nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng doanh số bằng cách cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh (Luận văn thạc sĩ, 2020. Đại học Thương mại) đã đưa ra khái niệm “Phát triển dịch vụ thẻ là việc các ngân hàng gia tăng quy mô cung ứng dịch vụ thẻ, gia tăng thị phần tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ thẻ trong tổng thu nhập của ngân hàng, kiểm soát rủi ro đi kèm với việc đa dạng hóa co cấu dịch vụ và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường mục tiêu, qua đó đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Từ các phân tích trên tác giả khái niệm, Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng là quá trình ngân hàng thương mại phát triển số lượng dịch vụ thẻ, hợp lý cơ cấu dịch vụ thẻ đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và thông qua đó gia tăng thu nhập từ dịch vụ thẻ cho Ngân hàng thương mại.

1.2.2. Nội dung phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại

Về cơ bản hiện nay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính tương đồng về nội dung, do đó ngân hàng nào đưa đến những dịch vụ có chất lượng tốt hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ của mình.

Từ khái niệm phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng ở trên, phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại bao gồm các nội dung:

- Phát triển dịch vụ thẻ về mặt số lượng - Hợp lý cơ cấu dịch vụ thẻ

1.2.2.1. Phát triển dịch vụ thẻ về mặt số lượng

Số lượng dịch vụ thẻ được hiểu là số lượng các dịch vụ liên quan đến thẻ mà NHTM cung ứng ra thị trường. Đây là điều kiện cần để phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM. Ngày nay, các NHTM rất chú trọng công tác phát triển khách hàng, mở rộng thị phần và khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ thẻ, hướng sản phẩm dịch vụ thẻ của mình phục vụ được đông đảo nhất các đối tượng khách hàng khác nhau về độ tuổi, công việc, địa bàn,...việc các ATM, ĐVCNT của ngân hàng này có mặt khắp địa bàn đồng nghĩa với việc dịch vụ thẻ của ngân hàng đó được chấp nhận rộng rãi.

Để phát triển dịch vụ thẻ về mặt số lượng, các NHTM tập trung phát triển các chỉ tiêu định lượng đó là: Số lượng khách hàng phát hành thẻ, số lượng máy ATM, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT), doanh số rút tiền mặt, doanh số thanh toán thẻ.

Gia tăng số lượng khách hàng phát hành thẻ: NHTM phát hành ngày càng nhiều thẻ cho khách hàng để từ đó bán các sản phẩm dịch vụ thẻ cho chủ thẻ. Đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá tốc độ phát triển các dịch vụ thẻ. Việc khách hàng mở thẻ tại NHTM là điều kiện cần để khách hàng sử dụng các dịch vụ thẻ của NHTM đó. Theo Báo cáo Tổng kết hoạt động thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, số lượng thẻ lưu hành cuối năm 2019 đạt 103 triệu thẻ (tăng 16.5 triệu thẻ so với năm 2018), trong đó só lượng thẻ phát hành mới trong năm 2019 là 22 triệu thẻ.

Gia tăng số lượng máy ATM: Máy ATM (viết tắt của Automated Teller Machine) hay còn gọi là máy rút tiền tự động là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, …) hay các thiết bị tương tự. Đây là công cụ để thực hiện các dịch vụ thẻ tự động mà không phải đến quầy giao dịch của Ngân hàng. Chức năng chính của máy ATM là dùng để gửi, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, truy vấn số dư, đổi PIN, tra cứu thông tin thẻ hoặc các giao dịch khác. Đây là công cụ hỗ trợ rất tiện lợi nhằm giảm thiểu lượng khách hàng đến giao dịch tại quầy ngân hàng và giúp cho khách hàng linh hoạt hơn trong việc sử dụng

dịch vụ thẻ của NHTM. Theo thống kê của NHNN Việt Nam, đến hết năm 2020 cả nước có 19.636 ATM và 276.273 POS (Nguồn: Vụ thanh toán –NHNNVN).

Mỗi ATM có định mức giao dịch cụ thể, trong một số thời điểm cao điểm các ATM không phục vụ kịp nhu cầu giao dịch của khách hàng. Do đó, sự tăng trưởng số lượng ATM cũng phản ánh sự phát triển về mặt số lượng của dịch vụ thẻ tại NHTM. Khi các ATM quá tải các NHTM phải bổ sung thêm nhiều ATM mới, đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng dịch vụ thẻ của khách hàng tại ATM của NHTM đó tăng lên.

Tuy nhiên, việc các NHTM trang bị thêm các ATM không đơn giản do chi phí cho lắp đặt một ATM rất tốn kém; bao gồm các chi phí tài sản cố định, chi phí lắp đặt, chi phí mặt bằng, chi phí đường truyền, các chi phí về thiết bị camera, an ninh bảo vệ,… Do đó, các NHTM phải đánh giá, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra với hiệu quả mang lại trước khi quyết định trang cấp thêm các ATM. Đồng thời các NHTM phải tuân thủ các quy định của NHNN trong việc chuẩn bị sẵn sàng về tiền và đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt của các máy ATM.

Gia tăng số lượng đơn vị chấp nhận thẻ: Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng thanh toán thẻ ký kết với tổ chức thanh toán thẻ, ở đây là các NHTM. Các ĐVCNT sử dụng thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán là các POS (viết tắt của Point Of Sale) hoặc các mPOS (viết tắt của Mobile Point Of Sale) để chủ thẻ sử dụng thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. POS cũng có thể lắp đặt tại chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM để cung ứng tiền mặt cho chủ thẻ. Số lượng máy POS đang lưu hành tại Việt Nam đến hết 2019 đạt hơn 190.000 máy.

Tuy nhiên, để trở thành ĐVCNT của NHTM; các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện về hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính lành mạnh, điều kiện về sơ sở hạ tầng, mở tài khoản tại NHTM và trả phí cho các giao dịch thanh toán thẻ qua POS. Theo đó, việc mở rộng ĐVCNT thẻ hiện qua sự tăng trưởng của số lượng POS mang lại cho NHTM các lợi ích về nguồn tiền gửi, về phí dịch vụ, đồng thời quảng bá thương hiệu của NHTM tới đông đảo khách hàng.

Gia tăng doanh số rút tiền mặt tại các ATM: Các giao dịch rút tiền mặt là dịch vụ thẻ truyền thống của thẻ ghi nợ nội địa và là giao dịch chủ yếu tại các ATM. Chỉ tiêu này so sánh doanh số rút tiền mặt tại máy ATM của năm sau so với năm trước. Mặc dù hiện nay người dân đang có xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng, từ rút tiền mặt chuyển sang thanh toán bằng thẻ, tuy nhiên giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng sổ giao dịch tại ATM. Các NHTM cũng đánh giá sự phát triển về số lượng dịch vụ thẻ trên cơ sở sự tăng trưởng số lượng giao dịch rút tiền mặt tại ATM.

Mặt khác, các ngân hàng có sự liên kết rộng rãi nên các chủ thẻ có thể sử dụng dịch vụ thẻ các ATM khác hệ thống và trả phí. Theo đó, việc gia tăng doanh số rút tiền mặt tại các ATM cũng góp phần gia tăng khoản thu nhập từ phí cho các NHTM.

Gia tăng doanh số thanh toán thẻ: Doanh số thanh toán thẻ bao gồm doanh số thanh toán tại ATM (chuyển khoản tại ATM, thanh toán hóa đơn,…) và doanh số thanh toán tại các POS. Doanh số thanh toán thẻ cao, tốc độ tăng trưởng dương thể hiện sự phát triển về mặt số lượng của dịch vụ thẻ tại NHTM.

Thu nhập từ dịch vụ thẻ ngày càng tăng: Mục tiêu hướng đến cuối cùng của Ngân hàng là thu nhập, do đó để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ cần đánh giá về sự gia tăng thu nhập từ dịch vụ thẻ qua các năm.

Thu nhập từ dịch vụ thẻ bao gồm thu nhập từ nguồn tiền gửi trên các tài khoản thẻ và các khoản phí thu được. Đối với thẻ ghi nợ, để sử dụng thẻ khách hàng cần mở tài khoản và có số dư trên tài khoản. Đây chính là kênh huy động vốn giá rẻ của Ngân hàng và Ngân hàng thu được lợi nhuận từ nguồn vốn này sau khi trừ đi chi phí lãi không kỳ hạn trả cho chủ thẻ. Ngoài ra, các chủ thẻ phải trả cho ngân hàng các loại phí như phí mở thẻ, phí duy trì thẻ, phí rút tiền mặt, phí thanh toán thẻ,…

1.2.2.2. Hợp lý cơ cấu dịch vụ thẻ

Dịch vụ thẻ tại NHTM hiện nay rất đa dạng và mang tính tương đồng giữa các NHTM. Các dịch vụ thẻ cơ bản như dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng có mặt ở tất cả các NHTM, tuy nhiên cơ cấu các dịch vụ thẻ tại mỗi ngân hàng lại khác nhau và trong mỗi ngân hàng cơ cấu dịch vụ thẻ cũng khác nhau tại mỗi thời kỳ.

Cụ thể, thẻ ghi nợ (thẻ ATM) với các dịch vụ chủ yếu là rút tiền, thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị ...trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Dịch vụ thẻ này phù hợp với đối tượng khách hàng là cán bộ nhân viên các doanh nghiệp nhận lương qua tài khoản mở tại ngân hàng, các học sinh sinh viên học tập xa nhà có nhu cầu nhận và chuyển tiền qua thẻ. Tuy nhiên loại thẻ này sẽ không phù hợp với các đối tượng khách hàng thường xuyên đi nước ngoài và có nhu cầu rút tiền, chi tiêu thanh toán bằng thẻ tại nước ngoài. Với đối tượng khách hàng này thì thẻ ghi nợ (Visa Debit) hoặc thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master) là phương thức thanh toán tiện lợi. Ngoài ra còn có rất nhiều loại thẻ như thẻ liên kết giữa ngân hàng và đơn vị chấp nhận thanh toán cụ thể để mang đến nhiều ưu đãi hơn cho khách hàng khi sử dụng thẻ để thanh toán. Theo những phân tích trên cho thấy tùy đối tượng khách hàng mà NHTM sẽ tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ thẻ phù hợp.

Dịch vụ thẻ ngân hàng cung cấp càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng chứng tỏ dịch vụ thẻ đang ngày phát triển, thị phần sẽ được mở rộng trong tương lai gần. Hiện nay, trong thời kỳ công nghệ số bùng nổ, hiệp hội thẻ tại Việt Nam cũng đưa ra các nhận định về sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thẻ tại NHTM. Trong đó, các NHTM không ngừng cập nhật, nâng cấp và nghiên cứu cho ra mắt những sản phẩm thẻ, dịch vụ thẻ ưu việt, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại. Nhiều ứng dụng thanh toán thẻ mới phát triển mạnh mẽ như QRpay, VNpay, Ecom, .. phát triển mạnh mẽ và là xu hướng tất yếu trong thời kỳ công nghệ số.

Tùy đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM mà cơ cấu dịch vụ thẻ sẽ khác nhau giữa các NHTM, và khác nhau trong từng thời kỳ của mỗi NHTM. Việc xác định cơ cấu dịch vụ thẻ như thế nào là hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển và mang lại hiệu quả cao nhất luôn là nội dung được quan tâm trong định hướng phát triển dịch vụ thẻ của NHTM.

1.2.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ

Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ được hiểu là thẻ phát hành ra với số lượng nhiều nhưng chất lượng phải tốt hơn, đảm bảo cho khách hàng sử dụng suôn sẻ,

không bị lỗi khi thực hiện các giao dịch, không bị từ chối khi chi tiêu ở nước ngoài (đối với các sản phẩm thẻ quốc tế).

Thực tế hiện nay, các NHTM rất chú trọng đầu tư về công nghệ, con người để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường dịch vụ thẻ. Bên cạnh việc phát triển về số lượng, việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ góp phần tạo đà phát triển bền vững cho mảng dịch vụ thẻ.

Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng bao gồm các nội dung:

Gia tăng tiện ích thẻ: Là việc khách hàng được cung ứng gói dịch vụ lõi và dịch vụ gia tăng, do đó hiện nay các ngân hàng rất chú trọng công tác bán chéo. Hiện nay mạng lưới các Tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm dịch vụ thẻ rộng khắp và có sự cạnh tranh gay gắt. Bởi vậy, muốn thu hút khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng cần gia tăng các lợi ích cho khách hàng như dịch vụ trích nợ tự động, sao kê điện tử, dịch vụ quản lý chi tiêu thông minh (master in control), dịch vụ hỗ trợ 24/7, dịch vụ hỗ trợ khách hàng toàn cầu, dịch vụ hỗ trợ y tế và du lịch toàn cầu, dịch vụ bảo hiểm giao dịch gian lận và thất lac hành lý, dịch vụ bảo hiểm rút tiền tại ATM,...

Để gia tăng tiện ích thẻ, các NHTM đẩy mạnh kênh thanh toán ngoài quầy như Thanh toán hóa đơn, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, tích hợp Internet banking và Mobile banking, mua sắm trực tuyến. Để khuyến khích khách hàng thực hiện các giao dịch ngoài quầy, các ngân hàng cũng đưa ra nhiều ưu đãi về tiền gửi, phí dịch vụ cho các kênh giao dịch trực tuyến như ưu đãi lãi suất gửi tiết kiệm online cao hơn 0.1%/năm-0.3%/năm so với gửi tiết kiệm tại quầy thông thường, ưu đãi giảm giá khi mua hàng trực tuyến,... bên cạnh đó, các NHTM cũng đẩy mạnh liên kết giữa các hệ thống ngân hàng khác nhau: Ngoài việc leien kết giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống thì việc liên kết giữa các ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ chung toàn hàng. Hiện nay hệ thống Napas – Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam đang quản trị và vận hành hệ thống chuyển mạch kết nối liên thông của hơn 18.000 máy ATM, hơn 300.000 máy POS, hơn 300 doanh nghiệp thanh toán điện tử trong lĩnh vực hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch; phục vụ hơn 100 triệu chủ thẻ của 46 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Do vậy việc

sử dụng các dịch vụ thẻ tại các ATM, POS và giao dịch thanh toán của chủ thẻ rất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp quế võ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)