NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN THỜI XƯA 1 Nông nghiệp trong đời sống

Một phần của tài liệu Cải cách nông nghiệp Nhật Bản từ hậu chiến đến nay (Trang 53 - 55)

1. Nông nghiệp trong đời sống

Nền nông nghiệp vào thời cổ đại tại Nhật Bản chủ yếu tập trung trồng các loại ngũ cốc và rau, thịt chỉ được sản xuất với số lượng tương đối hạn chế. Các nguồn thực phẩm trong thời kỳ Jomon là kê và cỏ ăn được. Thực phẩm chủ yếu quan trọng nhất là gạo. Những cánh đồng lúa sớm nhất xuất hiện ở phía tây nam và sau đó lan rộng về phía bắc. Những người nhập cư Yayoi cũng đã mang đậu azuki, đậu nành, lúa mì, và từ Trung Quốc, thứ đã trở thành món ăn tuyệt hảo của Nhật Bản, sushi.

Có một số hỗ trợ của nhà nước dưới dạng cho vay gạo hạt giống vào thế kỷ thứ 9, nhưng lãi suất là từ 30 đến 50%. Chỉ có thời Kamakura và thời trung cổ mới thấy các kỹ thuật như cắt xén kép, chủng giống tốt hơn và sử dụng phân bón rộng hơn.

Từ cuối thời Heian (794-1185), những gia đình có thế lực nổi lên ở các tỉnh và trở nên giàu có nhờ sản xuất nông nghiệp. Khi kiểm soát được chính quyền trong thời Kamakura (1185-1333), họ tỏ ra quan tâm đến nông nghiệp nhiều hơn so với giới cai trị trước đó và khuyến khích nhiều cải tiến. Với sự xuất hiện của nhiều thành phố và thị trấn trong thời Edo (1603-1868), tỉ lệ dân số không làm nghề nông tăng lên và các nông dân bị đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều hơn.

Kể từ sau Minh Trị Duy Tân, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp Nhật Bản. Tỉ lệ nông dân trong tổng dân số, tỉ lệ đất canh tác so với tổng diện tích đất nước, và tầm quan trọng của nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế đều

giảm đi. Do những xu hướng đó, nhiều sự kiện và tập quán trong đời sống nông thôn Nhật Bản bắt đầu mất đi tầm quan trọng vốn có.

2. Cây trồng chủ yếu

Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa. Và trong số các loại cây nông nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa còn có lúa mì, lúa mạch, kê, đỗ tương, củ cải. Trước cuộc đại cải cách của Nhật năm 1868, có đến 80% dân số làm nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp chính là lúa nước. Thời đó, phương pháp nông nghiệp của Nhật cũng là canh tác truyền thống. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên Nhật Bản không được thuận lợi, mỗi hộ gia đình chỉ có một phần diện tích rất nhỏ để canh tác.

Tuy nhiên, hơn một nửa số gạo sản xuất ra bị thu dưới hình thức thuế đất đai và nông dân thường xuyên không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Họ phải trồng thêm lúa mạch, lúa mì hoặc kê. Sản lượng nông nghiệp tăng lên nhờ những nỗ lực trong 3 lĩnh vực: khai hoang, phân bón và lai giống cây trồng.

3. Kỹ thuật

Các nông cụ cổ nhất làm bằng gỗ hoặc đá. Khi kỹ thuật từ lục địa giúp sản xuất ra các dụng cụ bằng sắt, nông nghiệp đạt tiến bộ nhanh chóng và những vùng đất đai bị bỏ hoang suốt thời gian dài được tận dụng để canh tác.

quả. Ngay cả trong thời kỳ Nara, nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào các công cụ nguyên thủy, không có đủ đất để chuẩn bị cho cây trồng và kỹ thuật tưới tiêu không đủ để ngăn chặn sự mất mùa và nạn đói thường.

Trong thời kỳ Nhật Bản tích cực hướng tới hiện đại hóa sau Minh Trị Duy Tân, các phương pháp canh tác của phương Tây được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên của đất đai ở Nhật hoàn toàn khác so với ở phương Tây, chỉ áp dụng cách trồng cấy với kỹ thuật của nước ngoài thì không hiệu quả. Do vậy người ta thay đổi trọng tâm, trở lại coi gạo là sản phẩm chính và phát triển những phương pháp thâm canh. Nhà nước lập các trung tâm thử nghiệm để tiến hành lai ghép những loại cây nông nghiệp quan trọng. 4. Chính sách của chính phủ

Nền nông nghiệp xưa ở Nhật cũng có một đặc điểm nổi bật đó là có thuế đất đai cao. Khi làm nông nghiệp thì hơn một sửa số gạo được sản xuất ra bị tịch thu dưới hình thức đó là thuế đất đai. Hỗ trợ của nhà nước dưới dạng cho vay gạo hạt giống vào thế kỷ thứ 9, nhưng lãi suất là từ 30 đến 50%.

Chính phủ giúp đỡ nhà nông bằng cách lập các chương trình hỗ trợ giá, nhất là đối với gạo. Chính phủ cũng dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm và các chương trình mở rộng. Các hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh những hoạt động tích cực kể trên của chính phủ bằng cách cho vay với lãi xuất thấp và tiến hành tiếp thị theo nhóm ở cấp độ làng xã. Kết quả cuối cùng là hình thành một lực lượng nông dân tương đối dư giả, có học thức, được ưu đãi và có vốn cần thiết để mua giống mới cũng như phân bón để tăng sản lượng, đồng thời mua máy móc để giảm bớt nhu cầu về lao động.

Một phần của tài liệu Cải cách nông nghiệp Nhật Bản từ hậu chiến đến nay (Trang 53 - 55)

w