TỔNG HỢP NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Cải cách nông nghiệp Nhật Bản từ hậu chiến đến nay (Trang 40 - 44)

So sánh nông nghiệp Nhật Bản (đặc trưng của các vùng và sự khác nhau của các nông phẩm)

(Chú thích:

Đỏ: Nông nghiệp ngoại ô

Tím: Nông nghiệp làm vườn kèm thiết bị)

Bản đồ phân bố các loại nông nghiệp Nhật Bản

Đặc trưng của nền nông nghiệp Nhật Bản bao gồm trồng lúa, làm nương, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Có hai vấn đề lớn đó là giảm tỉ lệ tự cung tự cấp lương thực và vấn đề kế thừa. Các vấn đề khác nhau đang được nỗ lực giải quyết. Ví dụ như là hoạt động tự cung tự cấp đang lan rộng.

Ngoài các điều kiện tự nhiên như địa hình và khí hậu, việc sản xuất rau cũng quả của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi điều hiện xã hội như là giao thông và khoảng cách đến các thành phố lớn. Tại những nơi như đồng bằng Kouchi và đồng bằng Miyazaki ấm ấp, việc nuôi trồng kích thích bằng cách sử dụng các cơ sở vật chất như nhà kính đã phát triển rất nhanh chóng. Tại những tỉnh này, những loại rau củ mùa hè như là ớt tây và cà chua được trồng vào mùa đông, và được đưa ra thị trường sớm hơn các khu vực sản xuất khác.

Tại các cao nguyên như dưới chân núi Asama và Yatsugatake của cao nguyên trung tâm, tận dụng khí hậu mát mẻ, các loại rau củ cao nguyên như là rau diếp và bắp cải được trồng và đưa ra thị trường muộn hơn so với những khu vực dưới thấp. Đây gọi là “nuôi trồng ức chế”. Những nơi này xa các thành phố lớn, nhưng nhờ vào sự phát triển của các

phổ biến. Những năm gần đây, nhờ vào sự phát triển của vận tải hàng không, cho dù là những nơi cách xa điểm tiêu thụ như Okinawa, việc sản xuất hoa và rau củ quả hướng tới những thành phố lớn cũng đã trở nên phổ biến. Tại các vùng như đồng bằng Kanto và đồng bằng Osaka, tận dụng lợi thế gần các đại đô thị, mà nông nghiệp ngoại ô (sản xuất hoa và rau củ quả hướng đến những điểm tiêu thị lớn) đang ngày càng trở nên phát triển.

Bảng tóm gọn: Loại hình Nông nghiệp ngoại ô Nuôi trồng kích thích Nuôi trồng ức chế Nông nghiệp làm vườn kèm thiết bị Đặc trưng Đưa hàng ra thị trường đô thị Đẩy nhanh thời điểm đưa nông sản ra thị trường

Trì hoãn thời điểm đưa nông sản ra thị trường

Kéo dài thời điểm đưa nông sản ra thị trường Khu vực Những khu vực gần các đại đô thị Tỉnh Kouchi, tỉnh Miyazaki Tỉnh Nagano, tỉnh Iwate,… Vùng Toukai (Đông Hải)

Nông nghiệp ngoại ô

Nền nông nghiệp trồng rau cho các đại đô thị. Đặc biệt là Chiba, Kyoto, Osaka, và Ibaraki.

Nông nghiệp làm vườn kèm thiết bị

Nền nông nghiệp trồng hoa và rau củ quả sử dụng nhà kính ở vùng Tokai.

Nông nghiệp làm vườn kèm thiết bị hoa và rau củ quả phổ biến về trồng quýt và trà.

Nông nghiệp của vùng Kyushu

• Đồng bằng Tsukushi: đồng bằng nơi phát triển đường thủy gọi là Kuriiku ở hạ lưu sông Chikugo, đây là vùng sản xuất lúa gạo đầu tiền ở Kyushu.

• Cỏ: loại cây công nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho chiếu tatami, được trồng ở đồng bằng Kumamoto và đồng bằng Hanedai như một loại cây trồng vụ mùa phụ của ruộng lúa.

• Miyazaki: đồng bằng phía Nam Kyushu, nơi mà phổ biến hình thức “nuôi trồng kích thích” rau củ bằng nhà kính nhờ tận dụng khí hậu ấm áp của đồng bằng.

• Mía đường: sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu thô cho đường, có lợi nhuận ở quần đảo Amami của tỉnh Okinawa và Kagoshima.

Nông nghiệp ở vùng Chugoku và Shikoku

• Trồng trọt kích thích: là một phương pháp canh tác để đưa nông sản ra thị trường sớm hơn bình thường bằng việc sử dụng nhà kính, được sử dụng ở đồng bằng Kouchi.

• Ruộng bậc thang: cánh đồng được tạo theo từng bậc bằng cách khắc trên sườn núi, giống như cánh đồng quýt ở tỉnh Ehime.

• Đồng bằng Sanuki: đồng bằng ở phía bắc tỉnh Kagawa, nơi có một cái ao được tạo ra để tưới tiêu từ thời xưa bởi vì ít mưa và không có sông lớn.

Nông nghiệp ở vùng Chuubu

• Nông nghiệp làm vườn kèm thiết bị: nông nghiệp trồng rau và hoa sử dụng nhà kính ở vùng Tokai.

• Đồng bằng Echigo: là đồng bằng trải dài trên lưu vực sông Shinano, là một trong những vùng trồng lúa hàng đầu của Nhật Bản.

• Bán đảo Atsumi: một bán đảo ở phía Đông tỉnh Aichi, nơi trồng rau và hoa cho các thành phố lớn.

• Makinokara: vùng đất có sản lượng trà dồi dào, trải rộng về phía Tây của hạ lưu phía Ooi thuộc phía nam tỉnh Shizuoka.

• Chi nhánh Koku: bồn địa ở trung tâm tỉnh Yamanashi, nơi trồng nho và đào chủ yếu ở vùng phù sa khu vực xung quanh.

Nông nghiệp ở vùng Tohoku

• Đồng bằng Tsugaru: đồng bằng trải dài trên sông Iwaki ở phía Tây tỉnh Aomori, được biết đến là nơi sản xuất táo lớn nhất Nhật Bản.

• Bồn địa Yamagata: một bồn địa được biết đến với việc trồng trọt cây ăn quả phong phú và diện tích sản xuất cherry lớn nhất cả nước.

• Chăn nuôi bò sữa: nông nghiệp chăn nuôi bò sữa và sản xuất các sản phẩm từ sữa như sữa tươi nguyên chất, bơ và phô mai, được thực hiện trên cao nguyên Konsen.

• Bồn địa Kamikawa: bồn địa nằm ở trung tâm của Hokkaido, nơi dù mùa đông lạnh giá khắc nghiệt nhưng đã tận dụng nhiệt độ cao của mùa hè để canh tác lúa gạo.

• Đồng bằng Tokachi: đồng bằng ở Đông Nam Hokkaido, nơi sản xuất khoai tây, củ cải đường, đậu,… canh tác nương rẫy quy mô lớn được thực hiện bằng máy móc.

• Cao nguyên Konsen: vùng đất phía Đông Hokkaido, nơi trở thành vùng chăn nuôi bò sữa sau Thế Chiến II do việc xây dựng trang trại thí điểm và kế hoạch chăn nuôi bò sữa mới.

Một phần của tài liệu Cải cách nông nghiệp Nhật Bản từ hậu chiến đến nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w