Nguyên nhân thành công:

Một phần của tài liệu Cải cách nông nghiệp Nhật Bản từ hậu chiến đến nay (Trang 80 - 82)

IV. NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN THỜI NAY

1. Nguyên nhân thành công:

- Các chính sách, cải cách kịp thời và đúng đắn từ phía Chính phủ, các tổ chức, ban ngành nhằm vực dậy nền nông nghiệp đang suy yếu. Sự quan tâm đến nguồn nhân lực quốc gia, bảo vệ các quyền lợi của nông dân và có nhiều hỗ trợ cho họ.

- Sự hợp tác từ những người nông dân, luôn hết mình vì công việc và tin tưởng vào sự phát triển của nông nghiệp nước nhà.

- Sự nỗ lực, học hỏi, nghiên cứu không ngừng từ các chuyên gia, các nhà khoa học, luôn tìm tòi đổi mới phương pháp canh tác, khoa học kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng

- Vận dụng thành công tiến bộ khoa học kĩ thuật một cách linh hoạt khéo léo, thay đổi để phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nước.

2. Tiềm năng:

- Từ những hiện thực đã có, có thể nói rằng trong thập kỷ tới, khi có tiềm năng về lượng lớn đất canh tác, đó cũng là cơ hội để đạt được nền nông nghiệp quy mô lớn và hiệu quả. Điều quan trọng là Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản phải chuẩn bị môi trường chào đón nông dân mới và thúc đẩy phong trào này nhằm hiện thực hóa nền nông nghiệp đó, tăng cường sức mạnh của nông nghiệp.

Mục tiêu chính của cuộc cách mạng Nhật Bản là cải thiện an ninh lương thực của chính mình: chính quyền Nhật Bản muốn hướng đến mục tiêu tự cung tự cấp lương thực thực phẩm, sản xuất ít nhất 55% thực phẩm mà nước này cần đến vào năm 2050. Bằng cách thúc đẩy mạnh mẽ các cải cách vì mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và an ninh lương thực của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản và hướng tới mục tiêu hiện thực hóa ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản mạnh ngay cả khi dân số đang giảm.

- Mặc dù là cường quốc công nghiệp nhưng nền nông nghiệp Nhật Bản cũng rất phát triển không kém các quốc gia khác trên thế giới. Cùng với sự khan hiếm lao động trẻ đã nảy sinh nhu cầu về nhân lực làm việc tại Nhật Bản ngày càng tăng, đây cũng là một trong những cơ hội cho nhân lực các nước muốn xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.

- Ở Nhật Bản hiện nay, tỷ lệ dân nông thôn chỉ còn gần 5% dân số, nhưng vẫn đảm bảo số phiếu bầu theo địa bàn bầu cử (không căn cứ theo tỷ lệ dân cư); và cho phép một lá phiếu nông thôn có giá trị bằng 3 lá phiếu thành thị trong bầu cử Hạ nghị viện, 6 lá phiếu với bầu cử thượng nghị viện. Vì vậy các quyết định quan trọng về đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách thương mại,... đều không thể coi nhẹ quyền lợi của người dân nông thôn. Đó cũng là lý do vì sao chính sách của quốc gia này rất cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến tự do hoá thương mại trong nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người dân nông thôn. Điều này có lẽ cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nông nghiệp, một khi quyền lợi được bảo vệ thì niềm tin của nông dân vào chính phủ cũng được củng cố, từ đó có thể dốc toàn lực để phát triển nông nghiệp.

- Chính phủ đã tạo cơ chế để không chỉ sản xuất thông thường mà còn gia công, chế biến nhiều sản phẩm khác nhau (kể cả sản phẩm du lịch) từ một loại nông sản với mục tiêu biến nông nghiệp thành ngành công nghiệp thứ 6 tại Nhật Bản. “Chỉ riêng việc cắt rau củ

xét đến các cơ chế biến ý tưởng thành khả thi, xem xét chính sách khi ban hành có lợi cho ai, thực hiện chuyển dịch lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp thành lợi thế của nhà nông và duy trì đất nông nghiệp tối ưu, đa dạng để nông thôn có “sức sống”, hấp thụ tốt công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Cải cách nông nghiệp Nhật Bản từ hậu chiến đến nay (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w