1.2.4.1. Thực trạngnhận thức của giáo viên Tiểu học đối với việc rèn luyện kỹ
năng học Toán song ngữ thông qua trò chơi học tập
Tôi đã tiến hành khảo sát 52 thầy, cô giáo chủ nhiệm của 05 khối lớp về vấn đề nhận thức của giáo viên Tiểu học với việc rèn luyện các kỹ năng phục vụ học Toán song ngữ thông qua sử dụng trò chơi học tập cho học sinh. Ở phiếu điều tra tôi đƣa ra 04 mức về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng học môn Toán song ngữ cho HS tiểu học nhƣ sau:
1. Không quan trọng 2. Bình thường 3. Quan trọng 4. Rất quan trọng
Kết quả tôi thu đƣợc nhƣ sau:
Mức độ nhận thức
Không
quan trọng Bình thường Quan trọng
Rất quan trọng Tổng Giáo viên khối Số lượng Tỉ số % Số lượng Tỉ số % Số lượng Tỉ số % Số lượng Tỉ số % Lớp 1 3 27,3 4 36,4 3 27,3 1 9,0 11 Lớp 2 2 22,2 1 11,1 4 44,4 2 22,3 9 Lớp 3 4 40 1 10 3 30 2 20 10 Lớp 4 2 18,1 3 27,3 5 45,6 1 9,0 11 Lớp 5 4 36,4 2 18,2 3 27,3 2 18,1 11
Bảng 2.1. Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng học Toán song ngữ Việt – Anh cho học sinh lớp 5 thông qua trò chơi học tập
Nhận xét: Thông qua bảng 2.1 có thể thấy rằng, nhận thức của GV về
tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng cho HSTH còn chƣa cao. Điển hình nhƣ ở khối lớp 3, mức độ giáo viên cho rằng việc rèn luyện kĩ năng học
môn Toán song ngữ không quan trọng lên tới 40% tƣơng đƣơng với 4/10. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, càng lên khối lớp cao mức độ nhận thức của GV về vấn đề này càng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên số liệu chỉ ra mức độ GV cho rằng việc rèn luyện thành thạo các kĩ năng HT cho HS “rất quan trọng” là chƣa cao, chỉ chiếm khoảng từ 1 – 2 GV trên tổng số GV toàn khối. Nhƣ vậy, chúng ta cần phải cải thiện đƣợc suy nghĩ của GV về vấn đề này.
1.2.4.2. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng học tập môn Toán song ngữ Việt - Anh cho học lớp 5 thông qua trò chơi học tập của giáo viên tiểu học.
Tôi tiếp tục tiến hành khảo sát trên 11 giáo viên chủ nhiệm của học sinh khối 5 về thực trạng việc rèn luyện các kĩ năng học tập môn Toán song ngữ Việt – Anh cho học sinh lớp 5 thông qua trò chơi học tập với 03 mức:
- Không tích cực - Bình thường - Tích cực
Kết quả tôi thu đƣợc nhƣ sau:
Tích cực Bình thường Không tích cực
Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Tỉ số %
3 6 2 2 3 27,3
Bảng 2.2. Thực trạng rèn luyện các kĩ năng học tập môn Toán song ngữ Việt - Anh cho học lớp 5 thông qua trò chơi học tập của giáo viên tiểu học.
Biểu đồ 2.1. Thực trạng rèn luyện các kĩ năng học tập môn Toán song ngữ Việt - Anh cho học lớp 5 thông qua trò chơi học tập của giáo viên tiểu học.
0 1 2 3 4 5 6 7 Tích cực Bình thường Không tích cực
Thông qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 có thể thấy rằng, việc rèn luyện các kĩ năng học môn Toán song ngữ Việt – Anh cho HS lớp 5 thông qua trò chơi học tập của giáo viên Tiểu học còn chƣa sôi nổi, tích cực. Chỉ có 3/11 GV tƣơng đƣơng 27,3% là tích cực với công việc này. Còn lại 18,2% (2 GV) không tích cực với việc gây hứng thú cho HS bằng trò chơi học tập. Bên cạnh đó có tới 6 GV tỏ ra bình thƣờng đối với hoạt động này. Con số này chiếm tới 54,5% trên tổng số. Nhƣ vậy chúng ta cần phải tìm ra giải pháp để tăng số lƣợng GV tích cực với hoạt động tổ chức TCHT cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của môn học này.
1.2.4.3. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi rèn kỹ năng học môn Toán song ngữ cho học sinh lớp 5 bằng trò chơi học tập.
Việc rèn luyện các kĩ năng học tập môn Toán song ngữ cho học sinh lớp 5 bằng trò chơi học tập có những thuận lợi và khó khăn nhƣ sau:
a. Thuận lợi
- Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, giáo viên thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng, trau dồi chuyên môn qua công tác dự giờ, kiểm tra, chuyên đề, tạo mọi điều kiện hỗ trợ giúp giáo viên giảng dạy tốt…
- Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy với học sinh, tích cực thực hiện mục tiêu nhà trƣờng đề ra. Nắm bắt phƣơng pháp giảng dạy và vận dụng sáng tạo.
- Nhà trƣờng luôn khuyến khích giáo viên giảng dạy bằng phƣơng tiện công nghệ thông tin để giúp học sinh hứng thú học tập trƣớc phƣơng pháp mới.
- Có rất nhiều tài liệu, tƣ liệu phục vụ cho việc soạn giảng nhƣ: tải hình ảnh, thông tin, bài giảng tham khảo…từ mạng Internet.
- Sau khi giảng dạy trên lớp, bài giảng của giáo viên đƣợc lƣu giữ vào kho bài giảng của nhà trƣờng, tạo điều kiện cho giáo viên có thể tham khảo, sửa đổi hoặc bổ sung giáo án sau phần rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn, giảng dạy ở nhiều năm tiếp theo.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, chúng tôi nhận thấy GV còn gặp một số những vấn đề khó khăn nhƣ:
- GV chƣa xây dựng đƣợc hệ thống từ vựng phong phú cho từng chủ đề bài học.
- Bên cạnh đó, các trò chơi đƣợc thiết kế còn khô khan, chƣa gây đƣợc sự hứng thú, kích thích học tập cho HS.
- Giáo viên Việt Nam nếu không phải học chuyên ngành tiếng Anh thì trình độ tiếng Anh còn thấp, chƣa đủ đáp ứng nhu cầu.
- Đã có chƣơng trình chuẩn nhƣ dạy học Toán song ngữ bằng tiếng Anh cho ngƣời Việt nhƣng còn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi.
- Học song ngữ làm tăng thời gian đến trƣờng của học sinh vì phải học đồng thời cả chƣơng trình chuẩn bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
- Tài liệu tham khảo cho môn học này còn ít, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của cả GV lẫn học sinh.