Đầu tiên, trò chơi phải đảm bảo yêu cầu giáo dục mang tính phổ cập (vừa sức, dễ thực hiện) có nghĩa là:
Đa số các bài tập trong trò chơi có mức độ từ dễ đến khó, độ khó vừa phải, đủ để học sinh bình thƣờng có thể giải quyết đƣợc trong một thời gian ngắn và đƣợc nhiều học sinh tham gia.
Tiếp theo, trò chơi phải mang tính chất học tập, cụ thể là phải xác định rõ mục đích hình thành hay khắc sâu, củng cố kiến thức, kĩ năng nghe, nói, đọc, cho học sinh. Ngƣời hƣớng dẫn trò chơi luôn luôn bám sát mục tiêu của bài học. Tiếp đó, trò chơi phải đảm bảo 2 yếu tố là khai thác và thực hành: Phải sử dụng triệt để những điều mới lạ, hiệu quả học tập vào trong các trò chơi. Áp dụng đƣợc phần đa các chức năng của ứng dụng nhằm tăng tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính giáo dục và phải đủ cho số lƣợng học sinh tham gia.
Bên cạnh đó, trò chơi phải đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh, nó phải mang tính cạnh tranh trong quá trình tổ chức trò chơi. Trò chơi vui nhƣng phải có tổ chức thì mới đạt hiệu quả. Vì vậy phải có luật chơi và luật chơi phải đƣợc giới thiệu rõ ràng trƣớc khi chơi. Luật chơi cần nêu rõ nội dung trò chơi, cách tổ chức chơi, cách đánh giá ngƣời chơi một cách công bằng và chính xác theo đúng luật chơi đã nêu.
Cuối cùng, trò chơi phải vừa đảm bảo cho học sinh đƣợc về kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 5 vừa phải trau dồi thêm cho các em kiến thức ngoại ngữ. Khi xây dựng trò chơi không đƣợc quá thiên về một trong hai môn, dễ gây nhàm chán và khó hiểu cho học sinh trong việc tiếp thu.