Phương pháp xây dựng

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng học toán song ngữ việt – anh cho học sinh lớp 5 thông qua sử dụng trò chơi học tập (Trang 37)

2.1.3.1 Phương pháp 1: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với HS

Nhƣ chúng ta đã biết hệ thống trò chơi rất phong phú, đa dạng nhƣng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh. Hơn hết, với đặc thù môn học là có sử dụng ngoại ngữ khác nên việc thiết kế trò chơi cho học sinh phải đƣợc chọn lọc kĩ càng để phát huy tối đa các kỹ năng học tập của học sinh. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả, phản tác dụng giáo dục.

Bên cạnh đó, mỗi trò chơi phù hợp không gian, địa điểm tổ chức sẽ có thể phát huy đƣợc hết tác dụng của nó.

2.1.3.2. Phương pháp 2: Quy định thời gian tổ chức chơi

Không nên thiết kế trò chơi trong toàn bộ tiết học, nếu tổ chức nhƣ vậy e rằng quỹ thời gian không cho phép. Tùy theo nội dung kiến thức bài học và lƣợng kiến thức cần đƣa tới học sinh, GV thiết kế hệ thống trò chơi phù hợp để có thể phát huy tối đa khả năng học tập của học sinh.

Kế hoạch tổ chức các trò chơi: Dựa vào những kiến thức đã đề ra, GV sẽ tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi mà giáo viên đã chuẩn bị trong bài giảng của mình

2.1.3.3. Phương pháp 3: Khi tổ chức các TC cần thực hiện các nguyên tắc

a. Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.

Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hƣớng đối với quá trình tổ chức trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức tƣơng ứng.

Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm gì và cách thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh cần phải làm thế nào trong khi chơi: Từ đó học sinh sẽ thực hiện trò chơi đƣợc đúng hƣớng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt động phù hợp. Vì vậy trƣớc khi chơi tôi cần giải thích rõ ràng những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện . Bởi nếu không thì các em sẽ tiến hành chơi một cách tự phát, tùy tiện và không thu đƣợc kết quả mong muốn.

b. Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi.

Học sinh không những là đối tƣợng của hoạt động dạy cũng nhƣ của hoạt động giáo dục mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức vì vậy trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi thƣờng quan tâm đến các mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao:

+ Giáo viên hƣớng dẫn và tổ chức trò chơi.

+ Giáo viên hƣớng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi . + Giáo viên nêu trò chơi, học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi.

c. Nguyên tắc 3: ảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép.

Khi tổ chức các trò chơi tôi thƣờng giúp học sinh tham gia một cách tự nhiên không gò ép, các em đƣợc vui chơi thoải mái .

d. Nguyên tắc 3: Trò chơi phải tạo ra sự thi đua, át chế về thời gian

Trò chơi học tập là một hoạt động mà HS rất yêu thích, đặc biệt là HS tiểu học. Khi tổ chức trò chơi, GV cần phải thiết kế sao cho tạo đƣợc sự ganh đua giữa các HS với nhau. Điều đó làm các em đƣợc bộc lộ hết những kĩ năng mạnh của mình nhằm giành đƣợc phần thắng.

e. Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý.

Đối với học sinh tiểu học, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú chƣa thật bền vững. Do đó không tổ chức một trò chơi quá dài mà căn cứ vào yêu cầu giáo dục, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để lựa chọn trò chơi

thích hợp, để có thể luân phiên nhau giúp học sinh chuyển hƣớng chú ý và hứng thú một cách hợp lý từ đó giúp HS bộc lộ khả năng và rèn luyện thêm kĩ năng cho mình.

g. Nguyên tắc 5: Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.

Trong khi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tính chất đồng đội, tôi luôn quan tâm đến yếu tố thi đua có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá nhân cũng nhƣ thành tích chung của đồng đội.

Nhờ vậy luôn kích thích đƣợc tính tích cực phấn đấu của học sinh vì thành tích bản thân, vì thành tích đồng đội mà mình là thành viên. Qua đó, vun đắp cho các em ý thức đồng đội, tình bạn thân ái.

2.2. Yêu cầu về nội dung, ý tưởng sư phạm khi xây dựng trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng học tập Toán song ngữ Việt - Anh

2.2.1. Nội dung

Nội dung của các trò chơi Toán học song ngữ phải bám sát khung chƣơng trình môn Toán lớp 5 và phát huy đƣợc 4 kĩ năng cơ bản của HS bao gồm: Nghe, nói, đọc, viết.

Nội dung chƣơng trình Toán lớp 5 bao gồm 05 chƣơng:

- Chƣơng 1: Ôn tập và bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ. Bảng đơn vị đo diện tích

- Chƣơng 2: Số thập phân. Các phép tính với số thập phân - Chƣơng 3: Hình học

- Chƣơng 4: Số đo thời gian. Chuyển động đều - Chƣơng 5: Ôn tập

2.2.2. Ý tưởng sư phạm

Thiết kế trò chơi học tập trong phân môn Toán song ngữ phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, điều kiện nhận thức của học sinh lớp 5. Trò chơi đƣợc thiết kế phải nhằm rèn luyện các kỹ năng cho học sinh một cách tốt nhất. Muốn làm đƣợc điều này ngƣời thiết kế cần phải hiểu và nắm rõ đƣợc khả năng nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó tâm lý của các em cũng là một yếu tố quyết định đến việc áp dụng trò chơi học tập có phù hợp hay không, học sinh có tiếp thu đƣợc kiến thức

mà giáo viên muốn truyền tải hay không. Nhƣ vậy, khi thiết kế trò chơi học tập phục vụ cho học sinh lớp 5 trong môn Toán song ngữ Việt – Anh, giáo viên cần phải hết sức lƣu ý đến đặc điểm tâm lý và điều kiện nhận thức của lứa tuổi này.

2.3. Xây dựng trò chơi học tập nhằm rèn luyện kỹ năng học môn toán song ngữ Việt – Anh cho học sinh lớp 5 ngữ Việt – Anh cho học sinh lớp 5

2.3.1. Trò chơi rèn luyện kĩ năng nghe, hiểu từ vựng và cấu trúc câu.

2.3.1.1. Trò chơi: Slap blackboard (Đập vào bảng)

(Hình ảnh minh họa trò chơi)

1. Mục đích

Giúp HS luyện đọc và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học, cũng nhƣ có thể nhận diện mặt chữ. Bên cạnh đó còn rèn cho HS phản xạ nhanh trong tính toán.

2. ối tượng tham gia chơi: Toàn bộ học sinh

3. Chuẩn bị: Chiếc búa giả (Làm bằng nhựa hoặc nhồi bông) 4. Cách chơi:

– Giáo viên cho cả lớp ngồi trật tự tại chỗ, sau đó giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình khác nhau lên bảng chẳng hạn nhƣ: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình ê líp,…

– Tiếp theo, giáo viên ghi kết quả các phép tính đúng vào các hình trên. – Sau đó, giáo viên cho học sinh đứng trên bảng trong tƣ thế chuẩn bị.

– Giáo viên sẽ thực hành nêu nội dung, từng phép tính, bài toán bằng tiếng Anh. – HS đứng trƣớc bảng, nghe GV đọc và đập nhanh vào ô chứa kết quả đúng.

5. Luật chơi:

– Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần lƣợt mỗi đội cử ra từng bạn nên thi đấu với bạn của đội kia.

– Hai bạn đứng trƣớc bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc rồi nhanh chóng đập tay vào kết quả đúng đƣợc ghi trên bảng, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm

– Tiếp tục với cặp thi đấu khác, kết thúc là đủ số phép tính mà giáo viên đã nêu ra trƣớc khi đọc.

6. Kết thúc trò chơi:

Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng, đội nào thắng sẽ đƣợc tặng phần thƣởng thích hợp (miếng dán học tốt, huy hiệu học tốt, v.v…)

*Lưu ý: Trò chơi này cũng có thể đƣợc thực hiện nhƣ sau: cử ra một bạn

giỏi lên để đọc những phép tính bất kỳ đƣợc chuẩn bị sẵn và giáo viên sẽ cho hai bạn nghe nhận diện và đập tay vào hình có kết quả đúng của phép tính vừa đọc vừa đọc.

7. Vận dụng: Củng cố kiến thức về phân số thập phân

Ex: Which of the following fractions are decimal fractions?

Ở trò chơi vận dụng này, củng cố một số từ vựng tiếng Anh về chủ để phân số cho học sinh:

+ fraction (n): phân số

+ numerator (n): Tử số

+ denominator (n): Mẫu số

+ compare (v): so sánh

+ common denominator (n): mẫu số chung

+ equivalent fraction (n): phân số bằng nhau - Củng cố một số thuật ngữ Tiếng Anh cho HS:

+ Make fractions have common denominator: quy đồng mẫu số

+ Order the following fractions from the least to the greatest: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

+ Order the following fractions from the greater to the least: Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé

+ Comparing two fractions: so sánh hai phân số

+ Which fraction is greater/ smaller?: Phân số nào lớn hơn/ bé hơn? B1: GV ổn định tổ chức lớp, sau đó giới thiệu trò chơi và nêu luật chơi.

B2: GV ghi các cặp phân số đã cho vào các hình đã chuẩn bị trƣớc trên bảng. B3: GV cho học sinh đứng trên bảng trong tƣ thế chuẩn bị.

B4: Giáo viên sẽ thực hành nêu yêu cầu bài toán đã cho.

B5: Học sinh đứng trƣớc bảng, nghe giáo viên nêu yêu cầu và đập nhanh vào hình có chứa câu trả lời đúng.

2.3.1.2. Trò chơi: Picking flowers (Hái hoa dân chủ)

(Hình ảnh minh họa trò chơi)

1. Mục đích

Giúp học sinh rèn các kỹ năng nghe từ đã học, cấu trúc câu có trong bài toán. Bên cạnh đó còn rèn cho HS phản xạ nhanh trong tính toán.

2. ối tượng tham gia chơi: Toàn bộ học sinh 3. Chuẩn bị

Giáo viên cần chuẩn bị một cây cảnh (có thể in trên giấy A3 hoặc sử dụng hình ảnh trên máy chiếu) ở trên có gắn các bông hoa bằng giấy màu trong đó có ghi các câu hỏi toán bằng tiếng Anh.

4. Cách chơi

– Tổ chức cho các em chơi trong lớp, giáo viên cho lần lƣợt từng em lên hái hoa. – Em nào hái đƣợc hoa thì đọc câu hỏi cho cả lớp nghe rồi đọc câu trả lời trƣớc lớp. – Em nào trả lời đúng thì sẽ đƣợc khen và đƣợc một phần thƣởng từ cô giáo.

5. Luật chơi

- HS xung phong lên bảng bốc thăm các câu hỏi trên những bông hoa và trả lời.

6. Kết thúc trò chơi

Tuyên dƣơng những bạn nào trả lời đúng và nhanh. Đồng thời, giáo viên sẽ nhận xét những lỗi mà học sinh mắc phải.

7. Vận dụng: Củng cố kiến thức về phép cộng 2 số thập phân

Ở trò chơi vận dụng này, củng cố một số từ vựng tiếng Anh về chủ số thập phân cho học sinh:

+ decimal (n): Số thập phân + calculate (v): Tính + appropriate (adj): thích hợp + the least (n): bé nhất + the greatest (n): lớn nhất + compare (v): so sánh

- Củng cố một số thuật ngữ tiếng Anh cho HS:

+ Write in decimals numerals: Viết ở dạng số thập phân

+ Solve the problem: Giải toán

+ Order these numbers from the least to the greatest: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

+ Calculate in the simplest way: Tính bằng cách thuận tiện nhất

+ Choose the correct answer: Chọn đáp án đúng

B2: GV tổ chức cho các em chơi trong lớp, giáo viên cho lần lƣợt từng em lên hái hoa.

B3: Em nào hái đƣợc hoa thì đọc câu hỏi cho cả lớp nghe rồi đọc câu trả lời trƣớc lớp.

VD: Calculate: 1.84 + 2.45 =? (one point eighty – four and two point forty – five is…?)

B5: Em nào trả lời đúng thì sẽ đƣợc khen và đƣợc một phần thƣởng từ cô giáo.

2.3.2. Trò chơi rèn luyện kĩ năng phát âm thành thạo các thuật ngữ Toán học

2.3.2.1. Trò chơi: Challenging (Thử thách)

(Hình ảnh minh họa trò chơi)

1. Mục đích: Giúp HS ôn lại các từ theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nói. 2. ối tượng tham gia chơi: Toàn bộ học sinh

3. Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng nào. 4. Cách chơi:

– Giáo viên sẽ chia lớp thành 2 đội rồi đƣa ra chủ điểm từ. Hai đội hội ý trong vòng 30 giây và lần lƣợt thách đấu với đội bạn.

– Đội nào thách đấu đƣợc nhiều số từ hơn thì đƣợc quyền nói trƣớc. Nếu nói đủ và đúng số lƣợng từ đã thách đấu thì ghi sẽ đƣợc 1 điểm.

– Nếu nói sai 1 từ hay nói ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số lần thách đấu thì sẽ chịu thua cuộc và điểm sẽ thuộc về đội còn lại.

– Cuộc chơi tiếp tục với những chủ đề khác nhau. Cuộc chơi sẽ dừng lại cho đến khi thời gian ấn định đã hết hay GV đã kiểm tra xong chủ điểm các từ cần kiểm tra.

5. Kết thúc trò chơi: Tuyên dƣơng đội nào ghi đƣợc nhiều điểm nhất. 6. Vận dụng: Củng cố kiến thức về “Geometry” (Hình học)

+Triangle: Hình tam giác + The area: diện tích

+ The perimeter: Chu vi

+ Trapezoid: Hình thang

+ Circle: Hình tròn, đƣờng tròn

+ Pie charts: biểu đồ hình quạt

+ Rectangular: Hình hộp chữ nhật + Cube: Hình lập phƣơng + Volume: Thể tích + Cylinder: Hình trụ + Sphere: Hình cầu + Square: Hình vuông + Center: tâm hình tròn + Broken line: đƣờng gấp khúc + Angle: góc + Circumference: Chu vi hình tròn + Compass: com pa

+ Curved surface: bề mặt cầu

+ Cubic centimeter: xăng – ti – mét khối

+ Cubic decimeter: đề - xi – mét – khối

+ Cubic meter: mét khối

+ Diagonal: đƣờng chéo

+ Diameter: đƣờng kính

(Hình ảnh minh họa trò chơi) 2.3.2.2. Trò chơi: Electrifying (Truyền điện)

(Hình ảnh minh họa trò chơi)

1. Mục đích: Giúp các em HS kiểm tra đƣợc khả năng ghi nhớ và hiểu đƣợc thuật ngữ của mình. Bên cạnh đó thay đổi không khí trong những giờ học tập căng thẳng.

2. ối tượng tham gia chơi: Toàn bộ học sinh 3. Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng nào cả. 4. Cách chơi:

– Giáo viên cho cả lớp ngồi yên tại chỗ, giáo viên sẽ nêu luật chơi.

– Giáo viên sẽ gọi bắt đầu từ một em A nào đó đứng lên nói to một bài toán hay phép tính bằng tiếng Anh và chỉ nhanh vào một bạn khác bất kỳ để “Truyền điện”, lúc này em B đƣợc chỉ định phải nói tiếp đƣợc kết quả của phép tính, nếu nói đúng thì lại chỉ nhanh vào một bạn C bất kỳ nào đó nêu câu hỏi để truyền điện tiếp tục.

– Cứ làm nhƣ thế nếu bạn nào nói sai thì sẽ bị phạt

5. Kết thúc trò chơi: Khen thƣởng và chúc mừng cho HS nói đúng và nhanh. 6. Vận dụng:Củng cố kiến thức về phần ơn vị đo diện tích

Ở trò chơi vận dụng này củng cố lại cho HS một số từ vựng:

+ kilometer: Ki – lô – mét + hectometer: Héc – tô – mét + dekameter: đề - ca – mét + meter: mét + decimeter: đề - xi – mét + centimeter: xăng – ti – mét + millimeter: mi – li – mét

+ square dekameter: đề - ca – mét vuông

+ square hectometer: héc – tô – mét vuông

+ square millimeter: mi – li – mét vuông

- Củng cố một số thuật ngữ Tiếng Anh cho HS:

+ area measurement: số đo diện tích

+ Write these measurements in square meters: viết các số đo dƣới dạng số đo có đơn vị là mét vuông

+ Read out these area measurements: đọc các số đo diện tích

B: 10 times. Then: 4km 37m = … m (four kilometers and thirty – seven

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng học toán song ngữ việt – anh cho học sinh lớp 5 thông qua sử dụng trò chơi học tập (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)