- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch lạc
2.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ thể hiện ngôn ngữ và hành động của nhân vật
vật như thế nào hả các con?”. Trẻ có thể trả lời “Cáo độc ác, gian xảo...”
Khi ấy GV hãy tiếp tục đặt những câu hỏi sáng tạo để trẻ được tư duy như
“Hành động nào của Cáo đã cho các con biết Cáo độc ác nhỉ?”, “Vậy khi mùa đông đến trời rất lạnh, Thỏ vẫn cố gắng đi tìm gỗ để làm nhà ở, còn Cáo thì lấy ngay những tảng băng đông cứng sắn đó để dựng thành nhà ở, vậy hành động này còn cho chúng mình thấy Cáo còn là nhân vật như thế nào nữa?” Với những câu hỏi và gợi ý một cách nhẹ nhàng như vậy trẻ sẽ vừa được tư duy vừa có thể trả lời một cách dễ dàng đầy hứng thú.
2.2.3.4. Điều kiện vận dụng
- Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với kịch bản, khả năng nhận thức và vốn hiểu biết của trẻ, câu trả lời hướng đến ý nghĩa xã hội của hành vi.
- Gợi ý trẻ, kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ được nói và diễn đạt nhiều hơn.
- Giáo viên phải nhận xét, bổ xung câu trả lời của trẻ.
2.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ thể hiện ngôn ngữ và hành động của nhân vật nhân vật
2.2.4.1. Mục tiêu – Ý nghĩa
- Việc trẻ có thể thể hiện ngôn ngữ cũng như hành động của nhân vật trong tác phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả và sự thành công của cả trò chơi đóng kịch đó. Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ chưa nắm được các cấu trúc với những từ mới, từ khó trong tác phẩm một cách rõ ràng. Vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi cao ở khả năng diễn xuất ở trẻ mà chỉ dừng lại ở mức độ giúp trẻ thể hiện hợp lý giữa ngôn ngữ và cử chỉ điệu bộ nghĩa là biết phối hợp lời nói, cử chỉ của cá nhân với lời nói cử chỉ của các nhân vật khác một cách chủ động, đúng lúc, đúng chỗ.
2.2.4.2. Nội dung
- Muốn giúp trẻ nắm được vai diễn của mình giáo viên cần tạo điều kiện cho cháu hiểu về tác phẩm, hiểu về vai mình đóng, đồng thời cho trẻ luyện tập vai diễn của mình, khi diễn trước tập thể.
- Đối với những đoạn nhân vật thể hiện ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của nhân vật mà giáo viên giúp trẻ thể hiện sao cho phù hợp với diễn biến của vở kịch và tính cách của nhân vật, ngôn ngữ của nhân vật phải ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, truyền tải đầy đủ nội dung cần thể thể hiện nghĩa là câu đối thoại phải có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, rõ ràng mạch lạc, cần loại bỏ những từ: mày, tao… thay vào đó những câu phù hợp mà không làm thay đổi ngữ điều giọng và tính cách nhân vật như: ta, ngươi...
Ví dụ: Trong câu chuyện “Chú Dê Đen” có đoạn đối thoại giữa Dê Trắng với Sói, Dê đen với Sói:
Sói: “Dê kia mày đi đâu?” chuyển thành: “Dê kia, đi đâu”
Dê: “ Tôi đi tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống”
Chó sói: “Ha ha vậy à?”
“Thế trên đầu mày có gì?” chuyển thành: “Trên đầu ngươi có gì?”
2.2.4.3. Tiến hành
- Trong khi hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đóng kịch, trước tiên giáo viên cần chú ý luyện cho trẻ cách thể hiện ngữ điệu, giọng của nhân vật. Xác định rõ đặc điểm, tính cách của từng nhân vật mà giúp trẻ thể hiện sao cho phù hợp.
Giọng người già: chậm rãi, yếu ớt, khi ốm thì ho, rên... Giọng Dê đen: to, dứt khoát, rõ ràng…
Giọng Thỏ mẹ: ân cần, dịu dàng, ấm áp... Giọng Thỏ em: nhanh nhí nhảnh, hồn nhiên... Giọng bà tiên: vang, ấm...
- Bước tiếp theo cần chú ý đến những từ cần nhấn mạnh trong các câu nói của nhân vật.
Ví dụ: Câu trả lời của Cáo gian ác trong câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” trong đoạn Chó, Gấu tới đòi nhà cho Thỏ: “Ta mà ra thì các ngươi tan xác” (thể hiện sự độc ác và đáng sợ của Cáo).
Đi liền với ngôn ngữ là cử chỉ, điệu bộ nét mặt… điều đó đóng vai trò hết sức quan trọng làm nổi bật tính cách nhân vật tạo nên sự sinh động và hấp dẫn của vở kịch.
Ví dụ: Đoạn Lão địa chủ trong câu chuyện: “Cây tre trăm đốt” bị dính vào cây tre: mặt méo xệch, thở hổn hển, 2 tay chắp vái, chân quỳ đầu gối giọng hốt hoảng van xin…
- Ngoài ra giáo viên cần chú ý sửa sai cho những trẻ nói nhanh, nói lắp, nói ngọng, nói tiếng địa phương... Trong quá trình các nhân vật đối thoại với nhau mà mắc những lỗi này sẽ làm cho người xem không hiểu được nội dung đoạn hội thoại làm cho vở kịch nên kém hấp dẫn.
- Đối với cách di chuyển của các nhân vật trên sân khấu, giáo viên cũng cần chú ý để hướng dẫn trẻ. Các nhân vật khi xuất hiện thì không nên đứng lâu một chỗ mà phải di chuyển phối hợp với ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ sao cho hợp lý; các nhân vật khi giao tiếp với nhau thì luôn vận động, đổi chỗ cho nhau hoặc chuyển vị trí này sang vị trí khác. Khi giao tiếp, phải nhìn vào mặt nhau. Có người nói người nghe, không cướp lời của nhau, thường xuyên giao lưu với khán giả.
2.2.4.4. Điều kiện vận dụng
- Giáo viên cần hướng dẫn, làm mẫu để trẻ nắm được ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật.
- Hướng dẫn mọi lúc, mọi nơi.