- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch lạc
3.6. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 1 Kết quả đo trước thử nghiệm
3.6.1. Kết quả đo trước thử nghiệm
Ở lần đo trước thử nghiệm chúng tôi tiến hành đo mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 4 -5 tuổi với điều kiện cả hai lớp đều tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ bình thường, chúng tôi quan sát và ghi chép những sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong trò chơi đóng kịch ở nhóm thử nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi (thử nghiệm và đối chứng) trong trò chơi đóng kịch
trước khi tiến hành thử nghiệm
Mẫu SL Mức độ TBC Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Nhóm TN 30 1 3,3% 5 16,6% 20 66,7% 4 13,3% 5,53 Nhóm ĐC 30 1 3,3% 6 20% 20 70% 3 10% 5,93
Kết quả khảo sát trước thử nghiệm thể hiện ở bảng 3.1 cho chúng ta thấy mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương nhau và nhìn chung là thấp, cụ thể: Số trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc tốt ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng chỉ chiếm khoảng 3,3%; số trẻ ở mức độ khá cũng chiếm tỉ lệ khiêm tốn từ 16,6 – 20%; trong khi đó số trẻ phát triển ngôn ngữ ở mức trung bình còn chiếm tỉ lệ cao từ 66,7 – 70%; và số trẻ có ngôn ngữ yếu là từ 10 – 13,3%.
Điểm trung bình của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng nhìn chung là thấp và chênh lệch là không đáng kể (X TN= 5,53, X ĐC = 5.93). Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) trong trò chơi đóng kịch vì đây là hoạt động đòi hỏi sự giao tiếp và khả năng diễn đạt nên dễ hình thành ở trẻ sự phát triển ngôn ngữ.
0 10 20 30 40 50 60 70 Tốt Khá TB Yếu Nhóm TN Nhóm ĐC
Biểu đồ 3.1. So sánh sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch trước thử nghiệm
Trong quá trình quan sát chúng tôi thấy đa số trẻ hào hứng, phấn khởi khi bước vào trò chơi đóng kịch. Một số trẻ cũng đã chủ động tham gia nhận vai chơi nhưng vốn từ ngữ còn ít, chưa phong phú. Do vậy trò chơi còn kém hiệu quả.
Trẻ chưa chủ động phối hợp với bạn diễn trong khi chơi, nhiều trẻ còn nhút nhát và rụt rè. Trong khi chơi trẻ còn hay tranh chấp vai chơi. Trẻ không tự chia sẻ, trao đổi thảo thuận để thực hiện ý tưởng chơi, phân vai và luyện tập đóng vai. Trẻ chỉ phối hợp với bạn khi có sự gợi ý của giáo viên.
Trẻ chưa tích cực trao đổi với nhau về nhân vật chơi. Do đó, sự hiểu biết cũng như vốn từ của trẻ không được gia tăng. Khi gặp khó khăn, nhất là khi gặp những vai khó, cần phải nhớ nhiều lời thoại kịch bản trẻ hay chán nản, bỏ dở công việc, chưa có sự kiên trì quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của trò chơi.
Nhìn chung trẻ còn thụ động trong quá trình chơi, hơn nữa kịch bản cho trẻ còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ. Sự giao lưu ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ nghệ thuật còn ít. Do vậy, số trẻ tự tin khi giao tiếp là rất ít.
Kết quả khảo sát cho thấy ở cả hai mẫu thử nghiệm và đối chứng đều có biểu hiện của sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc nhưng lại tập trung ở mức trung bình và thấp. Qua phân tích kết quả chúng tôi thấy rằng để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trò chơi đóng kịch thì trước hết cần tạo hứng thú chơi cho trẻ, hướng dẫn trẻ nắm vững cốt truyện, tổ chức phân vai và luyện tập đóng vai, hướng dẫn trẻ thể hiện ngôn ngữ và hành động nhân vật,… đồng thời giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích trẻ để giúp trẻ hứng thú vào trò chơi.