Biện pháp 5: Phân vai và luyện tập đóng va

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 47 - 49)

- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch lạc

2.2.5. Biện pháp 5: Phân vai và luyện tập đóng va

2.2.5.1. Mục tiêu – Ý nghĩa

- Biện pháp phân vai và luyện tập đóng vai giúp trẻ cảm thấy thoải mái, không bị gò bó, ép buộc khi tham gia vào trò chơi.

- Phân vai nhằm mục đích là làm cho trẻ hiểu được mình đang đóng vai gì, từ đó có cách thể hiện nhân vật rõ ràng về nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và nhất là thể hiện được ngôn ngữ, lời nói của nhân vật.

2.2.5.2. Nội dung

- Cô cùng các trẻ xác định số lượng nhân vật trong tác phẩm, số người tham gia nhập vai. Cô không nên chỉ định và ép buộc các cháu phải đóng vai

nhân vật nào. Vì khi ấy, trẻ sẽ mất đi sự hào hứng và tính chất của giờ đóng kịch ấy sẽ không còn mang tính “trò chơi” nữa, nghĩa là không còn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ mầm non nữa. Điều này đồng nghĩa với việc mục đích và yêu cầu về giờ học đã không đạt hiệu quả.

- Thông thường trẻ thường thích lựa chọn các vai nhân vật thông minh, mưu trí, dũng cảm, chăm chỉ, hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng... chứ không thích đóng vai những nhân vật độc ác, lười biếng, hèn nhát... Lúc này cô nên có những cách thức để giải thích cho trẻ hiểu rằng đây chỉ là đóng kịch, hay là cô sẽ dùng những lời nói mang tính chất khích lệ trẻ. Khi ấy sẽ tạo ra được sự hứng thú cho trẻ.

Ví dụ: nhân vật Sói trong câu chuyện “Chú Dê Đen”, khi các trẻ không nhận vai diễn này, cô nói: “Vai Sói này là một vai diễn vô cùng khó, bạn nào phải giỏi mới có thể đóng vai được cơ, thế bạn nào giỏi hãy lên đóng vai cho cô cùng các bạn xem nào?”

- Thông thường trong giờ đóng kịch, số lượng trẻ tham gia tương đương với số lượng nhân vật trong tác phẩm. Nhưng đôi khi cô cũng có thể cho nhiều trẻ cùng đóng một vai. Vì như vậy sẽ giúp cho trẻ được thay đổi hình thức, đồngthời sẽ giúp cho nhiều trẻ đều được trực tiếp tham gia vào vai diễn. Trẻ sẽ hứngthú, vui nhộn hơn khi tham gia.

2.2.5.3. Tiến hành

- Bước đầu tiên, cô lựa chọn số lượng các cháu đóng vai nhân vật trong tác phẩm một cách phù hợp. Số lượng các cháu tùy thuộc vào sự yêu thích của trẻ và gợi ý của cô.

– Sau đó, cô tiến hành cho trẻ nhắc lại nội dung kịch bản, trò chuyện và đàm thoại cùng trẻ để trẻ hiểu sâu hơn về từng nhân vật trong tác phẩm như tính cách, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ. Cô hướng dẫn trẻ làm quen và tập với ngôn ngữ của kịch bản (hướng dẫn cả lớp). Tiếp đó cô gọi các trẻ đã được phân vai lên, để từng cháu tự nói về nhân vật của mình sẽ tham gia là nhân vật nào? Tính cách, giọng nói, cử chỉ và điệu bộ như thế nào? Và cho trẻ thử diễn một phần nào đó trong vai. Lúc này cô chú ý lắng nghe và sửa giúp trẻ (cô

hướng dẫn và sửa những lỗi sai của trẻ nhưng vẫn luôn để trẻ được tư do tưởng tượng và sáng tạo theo nhận thức của trẻ). Việc các trẻ luôn phiên thay đổi vai diễn là rất cần thiết, điều này không những làm trẻ không có cảm giác nhàm chán mà còn để trẻ ghi nhớ và khắc sâu toàn thể tác phẩm hơn.

- Cuối cùng, cô lần lượt cho trẻ tập kết hợp lời nói với các yếu tố phi ngôn ngữ cần thiết. Ghép hành động vai diễn của các cháu theo trình tự của nội dung kịch bản. Trong giờ chơi có thể cho trẻ diễn đi diễn lại khoảng 2 đến 4 lần cho các nhóm trẻ khác lên thực hiện. Sau khi kết thúc phần đóng kịch, cô đàm thoại, trò chuyện, nhận xét, động viên khích lệ trẻ, giúp trẻ vui vẻ tích cực và hứng thú tham gia vào giờ học sau. Đồng thời giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu hơn về hành động, tính cách nhân vật cũng như nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.

2.2.5.4. Điều kiện vận dụng

- Giáo viên có khả năng nhìn nhận, đánh giá khả năng của từng trẻ, phân tích từng nhân vật.

- Trẻ yêu thích nhân vật của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)