- Yếu tố ngộ nghĩnh gây cười.
- Yếu tố giả bộ, đậm chất tưởng tượng. - Yếu tố thi đua, thưởng phạt thú vị.
- Yếu tố thúc dục khích lệ như các câu hát đồng dao vui nhộn, phụ hoạ trong trò chơi.
- Cơ hội nỗ lực HĐ về trí tuệ hay thể chất. 4. Có thể cải biên trò chơi nhằm duy trì hứng thú và nâng cao tính tích cực của trẻ đến với trò chơi - Có thể điều chỉnh hành động chơi - Có thể bổ sung quy tắc chơi
- Có thể thay đổi một vài chi tiết tổ chức trò chơi.
Cải biên trò chơi nhưng không làm mất đi giá trị giáo dục cơ bản của trò chơi.
Theo bảng 3.1 Ta từ đó lựa chọn các TCDG để phù hợp phát triển KNHT cho trẻ 5-6 tuổi. Để đủa ra được các tiêu chí lựa các trò chơi phù họp xin ý kiến của GVMN và BGH để lưa chọn tiếu chí sát nhất với thực trạng trẻ tại trường.
3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng họp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian.
Dựa vào kết quả nghiên cứu chương 1 chương 2, đề tài đề xuất thực nghiệm một số biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG sau đây:
3.3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường chơi hấp dẫn, kích thích trẻ tích cực tham gia chơi trò chơi dân gian nhằm phát triển kĩ năng hợp tác. gia chơi trò chơi dân gian nhằm phát triển kĩ năng hợp tác.
- GVMN hướng dẫn, gợi ý cho trẻ tự tổ chức các TCDG cùng nhau mà trẻ đã quen thuộc.
- Trẻ tự tổ chức các TCDG cùng các bạn thành nhóm, tổ... nhằm củng cố, ôn luyện các KNHT trong TCDG.
Ý nghĩa:
- Ở trẻ chỉ phát triển khi chúng được HĐ tích cực trong các mối quan hệ xã hội mà đầu tiên là HĐ cùng với nhóm bạn bè. Từ đó trẻ sẽ được phát triển các KN ở trẻ một cách tốt nhất.
- Muốn trẻ được phát triển tốt nhất như vậy thì việc chuẩn bị một môi trường tốt, có sự thú hút, kích thích trẻ là điều cần được thực hiện. Khi trẻ tham gia các HĐ cùng bạn bè nhằm kích thích bản năng ở trẻ được tốt hơn.
- Với các TCDG rất đa dạng và phong phú và dễ dàng để trẻ tiếp cận với các trò chơi này. Thường để tham gia chơi được cần nhiều trẻ khả năng giao tiếp; đàm phán; giúp đỡ; suy luận;..., từ đó trẻ sẽ phát triển KNHT tốt nhất. Là một trong số các KN vô cùng quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi.
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị môi trường vật chất: bày các dụng cụ, đồ chơi TCDG chung cho cả nhóm chơi như: dây, mũ đội đầu, nệm, cờ, mo cau, ngựa tre, sỏi...
- Chọn các vật liệu, đồ dùng, đồ chơi gần gũi với trẻ trong TCDG.
- Khuyến khích trẻ chơi cùng nhau (từ 2 người trở lên ); tự nghĩ ra việc dùng đồ chơi thay thế. Ví dụ: lấy đệm làm thuyền, lấy que tre và lấy đôi vớ làm con ngựa, chơi trò “Phi ngựa”, hay “ đua ngựa”...
- Sắp xếp các đồ dùng đồ chơi tại góc TCDG theo hướng mở, để cho trẻ tự do lấy, cất khi tổ chức TCDG cùng bạn.
- Xây dựng mội trường vật chất (dụng cụ, đồ chơi) trong TCDG gần gũi trẻ. - Dụng cụ, đồ chơi phong phú Cô giáo cần thường xuyên bổ sung đồ chơi mới để thu hút hứng thú của trẻ
- Sắp xếp dụng cụ, đồ chơi luôn có sự thay đổi, thêm vào cái mới kích thích trẻ tìm đến với TCDG.
- GV cần gợi ý, hướng dẫn trẻ bằng các câu hỏi, tạo tình huống, hay yêu cầu trẻ tự rủ các bạn chơi cùng nhau.
- Giúp trẻ biết tổ chức các TCDG chơi đơn lẻ thành chơi theo nhóm, tổ,...