chơi trò chơi dân gian với người thân và bạn bè khi ở nhà.
Ngoài việc tích cực tham gia các HĐ tại trường cũng nên được tham gia HĐ tại gia đình, xã hội.
Mục đích
- Ngoài việc giáo dục trẻ tại trường thì giáo dục tại nhà cũng là rất cần thiết với trẻ. Trẻ sẽ được phát triển một cách toàn diện.
- Khi trẻ được chơi TCDG tại nhà cũng giúp trẻ củng cố mà còn tạo cho trẻ và người thân được vui vẻ, sự gắn kết các thanh viên trong gia đình lại với nhau.
Cách tiến hành
- Trong gia đình thường xuyên cho trẻ chơi, hướng dẫn một số TCDG đơn gian.
- Đặt nhiều câu hỏi về cách chơi luật chơi, gợi ý các hình thức tham gia TCDG.
- Khuyến khích trẻ tham gia chơi cùng các thành viên trong gia đình. - Trẻ tự tin giúp đỡ mời bạn trè anh chị tham gia chơi cùng với trẻ.
- Tạo ra buổi gặp mặt, hay là một số hoạt động tại trường có tham gia của gia đình với trẻ, trong các buổi đó có tổ chức các TCDG.
- Trong các buổi gặp mặt, họp phụ huynh, hay đơn gian phu huynh tới đón trẻ có thể trao đổi, nói chuyện với phụ huynh thêm về các hoạt động các TCDG đơn gian có thể chơi cùng trẻ để có thể giúp trẻ phát triển thêm nhất là phát triển KNHT ngay cả khi trẻ ở nhà.
+ Ví dụ: Trong các buổi hoạt động ngoại khóa tại trường lồng ghép một số TCDG “Cướp cờ”, “Nhẩy bao bố”, “ Đập niêu đất”,... Trẻ tham gia chơi cùng thành viên trong gia đình bố, mẹ hoặc người thân đi cùng trẻ,... Có rất nhiều TCDG giúp trẻ phát triển được KNHT cùng với người thân gia đình của mình; Sau khi tham gia mỗi trò chơi có thể hỏi trẻ lại cách chơi luật chơi, gợi ý trẻ về có thể tham gia chơi cùng với thành viên trong đình trẻ.
Yêu cầu
- Gia đình trú trọng quan tâm tới trẻ nhiều hơn do trẻ đang độ tuổi cần được trú trọng quan tâm.
- Gợi ý, giới thiệu tới trẻ thêm TCDG đơn giản.
- Khi tham gia với trẻ cần nhiệt tình, hào hừng khi tham gia cùng trẻ.
3.4. Yêu cầu khi khai thác nội dung phát triển kĩ năng họp tác.
Khi khai thác nội dung cần chú ý:
- Khi tham khảo các nội dụng trên, cần chọn lọc phù hợp với thực tế tại trường tại lớp học.
- GV lựa chọn trò chơi cần phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lí của trẻ..
- Cần chú ý tới những trẻ có biểu hiện, khả năng tham gia HĐ nhằm giúp trẻ phát triển tốt KNHT.
- Thực sự trú trọng tới khả năng, năng lực sẵn có ở trẻ để lựa chọn các biện pháp phù hợp với trẻ, sau đó tiến hành lựa chọn chính xác giúp trẻ phát triển.
- Nội dung xây dựng cần đảm bảo tính chính xác, theo nội dung giáo dục trẻ mầm non.
- Việc sự dụng cần phải chú trọng và đưa trẻ lên hàng đầu đúng với mục tiêu giáo dục của nước ta đang hướng tới là lấy trẻ làm trung tâm.
3.5. Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian
3.5.1. Mục đích thực nghiệm.
Thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả thực tế của các biện pháp được đề xuất giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG
Đánh giá tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã đề ra
3.5.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm.
2.Chọn mẫu và địa điểm thực nghiệm: Trường Mầm non Đất Việt với 2 lớp - Lớp Trái Ngọt 1: lớp thực nghiệm.
- Lớp Trái Ngọt 2: lớp đối chứng.
- Chọn số trẻ tương đương ở 2 lớp: mỗi lớp là 25 cháu. Chọn 2 lớp có mức độ phát triển KN tương đương nhau.
- Trình độ GVMN ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm đều tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm mầm non, và Đại học sư phạm mầm non. Họ có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên.
GV yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tự giác thực hiện yêu cầu chuyên môn. - Điều kiện đồ dùng đồ chơi ở nhóm lớp thực nghiệm tương đương, không có gì khác so với quy định của chương trình GDMN
3.Cách tác động thực nghiệm ở 2 lớp
* Nhóm đối chứng: GVMN tự soạn kế hoạch giáo dục, tự chuẩn bị đồ dùng đồ
chơi cho trẻ và tổ chức TCDG bình thường, không thay đổi.
* Nhóm thực nghiệm: GVMN thực hiện kế hoạch giáo dục, chuẩn bị đồ dùng đồ
chơi cho trẻ và tổ chức HĐ chơi trò chơi TCDG theo các biện pháp của nhóm nghiên cứu đề xuất.
* Sử dụng phương pháp: Quan sát và đánh giá theo thang điểm về mức độ biểu hiện KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG và Thống kê số liệu, và đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường các buổi lên lớp của trẻ, sáng từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút. Chiều từ 14 giờ đến 16 giờ.
- Từ ngày 1 tháng 3 đến 16 tháng 4 năm 2021.
3.5.3. Nội dung thực nghiệm.
- Thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất qua 5 TCDG đã chọn. - Đo kết quả ba nhóm thực nghiệm và đối chứng.
- Xác định kết quả của các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.
3.5.4. Phương pháp thực nghiệm.
Tôi tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện KNHT của trẻ 5-6 tuổi trước và sau thực nghiệm thông qua TCDG. Tôi tiến hành quan sát, đánh giá trẻ theo tiêu chí mà tôi đã xây dựng. Tôi tiến hành chụp ảnh, quan sát trực tiếp, dự giờ, trao đổi với GV và trẻ trong từng trò chơi. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua sự phân tích, tổng hợp các tư liệu thu thập được trog quá trình thực nghiệm được bao gồm:
+ Phân tích, tổng hợp các phiếu dự giờ thực nghiệm, theo dõi việc tổ chức thực hiện của GV, sự tham gia vào TCDG của trẻ, từ đó thấy được biểu hiện KNHT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua TCDG.
+ Trao đổi trực tiếp cùng với GV về nội dung, tài liệu thực nghiệm và quá trình vui chơi của trẻ khi được GV tổ chức có sử dngj các biện pháp đã đề xuất.
+ Khảo sát kết quả biểu hiện KNHT của trẻ thông qua TCDG, được tiến hành với từng trẻ theo các tiêu chí đã xây dựng ở phần trước.
3.5.5. Tiến hành thực nghiệm.
* Mô tả thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm
Bầu không khí vui vẻ, hứng tham gia vào nhóm chơi trẻ thích chọn bạn cùng nhóm, cùng đội, khi thảo luận xong các vai chơi, chọn trẻ làm nhóm trưởng, hay trẻ thủ lĩnh của trò chơi là trẻ tiến hành chơi.
Đa số trẻ duy trì hứng thú chơi, có những biểu hiện KNHT lâu với bạn, biết nhường nhịn, và chọn phương án giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong nhóm chơi nhẹ nhàng, mà không cần GV gợi ý như trước thực nghiệm.
Trẻ thường xuyên trao đổi các thành viên trong nhóm chơi, sau một đến hai lượt chơi. Trẻ cùng thỏa thuận được đổi vai chơi với bạn, biết chờ đến lượt chơi của mình. Trong quá trình chơi trẻ thường xuyên trao đổi cách chơi, cách điều khiển trò chơi, nhắc nhở nhau để phối hợp tốt trong quá trình diễn ra của trò chơi.
Trẻ nhanh chóng từ chối vai chơi không phù hợp với khả năng của trẻ cho bạn khác, tiếp tục chơi với bạn trong nhóm một cách vui vẻ, thân thiện, không cáu gắt, trò chơi được kéo dài theo hứng thú của trẻ.
Qua thực nghiệm cho thấy trẻ ở nhóm thực nghiệm có sự tiến bộ rõ nét, các biểu hiện KNHT có sự chênh lệch rõ nét và có ý nghĩa so với trước thực nghiệm.
* Mô tả thực nghiệm ở nhóm đối chứng
Trẻ ở nhóm đối chứng vẫn được chơi 5 TCDG như nhóm thực nghiệm, nhưng không tác động các biện pháp.
Lúc đầu trẻ cũng hứng thú gia nhập vào nhóm chơi, nhưng khoảng 10 phát là trẻ có biểu hiện giận hờn, cáu gắt, và tranh cãi giành vai chơi, và trẻ tản ra không thích chơi cùng bạn nữa, trong khi trò chơi vẫn đang diễn ra.
Khi GV ra hiệu lệnh trẻ quay về nhóm chơi, thì trẻ có thái độ không chấp nhận, không vui, gượng ép trở về nhóm chơi.
Qua thực nghiệm cho thấy nhóm đối chứng có tiến bộ hơn trước thực nghiệm, nhưng sự chênh lệch không cao.
3.5.6. Kết quả thực nghiệm.
3.5.6.1. So sánh mức độ biểu hiện KNHT của trẻ trong TCDG trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Mầm non Đất Việt cụ thể qua bảng 3.1 và bảng 3.2 thang điểm đánh giá biểu hiện KNHT của trẻ 5-6 tuổi trong TCDG ở trường mầm non, được chia theo ba mức độ [phụ lục 4].
Bảng 3.2. So sánh mức độ biểu hiện KNHT của trẻ trong TCDG trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (tính theo %)
Lớp Số lượng Mức độ biểu hiện Mức 1 ( 3 điểm) Mức 2 ( 2 điểm) Mức 3 ( 1 điểm) Tổng điểm % Tổng điểm % Tổng điểm % ĐC (Trái ngọt 2) 25 79 31,6 109 43,6 62 24,8 TN (Trái ngọt 1) 25 40 16,0 98 39,2 112 44,8 Bảng 3.2 cho thấy mức độ biểu hiện KNHT của trẻ 5-6 tuổi trong TCDG ở hai lớp trái ngọt 1(thực nghiệm), lớp trái ngọt 2 (đối chứng) như sau :
Hai lớp có mức 2 được xếp ở mức độ trung bình: trái ngọt 1 mức hai là 39.2%, trái ngọt 2 mức hai chiếm 43.6%. Kết quả cho thấy ở mức hai cả hai lớp đều có mức độ biểu hiện tương đương nhau, và chiếm đa số.
Kết quả mức một: lớp trái ngọt 1 chỉ đạt 16%, lá 3 đạt là 31.6%. Cho thấy rằng mức độ biểu hiện KNHT trong TCDG, trẻ lớp trái ngọt 2 vượt hẳn so với trẻ lớp trái ngọt 1 gấp hai lần. Biểu hiện KNHT trong TCDG ở mức một là mức mà GVMN cần hướng đến ở trẻ khi giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.
Kết quả mức ba: trái ngọt 1 đạt 44.8% gấp hai lần so với lớp trái ngọt 2 là 24.8%. Biểu hiện KNHT ở mức ba này, GVMN cần phải chú ý khắc phục và giảm tối thiểu để nâng mức độ biểu hiện hợp tác của trẻ lên mức một.
Con số 16% của mức một, và 44.8% của mức ba của lớp trái ngọt 1 (nhóm thực nghiệm), là những con số chưa thể nào lạc quan được với KNHT của trẻ 5- 6 tuổi trong TCDG. Vì trẻ chỉ đạt ở mức độ thấp.
Khi trao đổi với một số GVMN thì họ nhận định rằng KNHT của trẻ 5-6 tuổi có mức độ biểu hiện KNHT không cao. Điều đó cho thấy kết quả nghiên cứu của đề tài là khá hợp lý và thuyết phục.
Biểu đồ 3.1 So sánh mức độ biểu hiện KNHT của trẻ trong TCDG trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
(tính theo tiêu chí)
■ Trước ĐC sau TN
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy được kết quả các tiêu chí trẻ Lớp Trái ngọt 2 như sau: tiêu chí (một hứng thú tình nguyện vào nhóm bạn); tiêu chí hai (trẻ phấn khởi vui, cười khi vào nhóm bạn chơi); tiêu chí bốn (trẻ biết mình chọn vai gì phù hợp); tiêu chí năm (trẻ biết nhường nhịn, tuân thủ luật chơi); tiêu chí 6 (biết lắng nghe bạn với thái độ vui vẻ, không cáu gắt); tiêu chí bảy (biết cùng bạn thống nhất cách chơi giữa các thành viên) đạt ở mức độ trung bình với số điểm trung bình là 1.96.
Tiêu chí tám, tiêu chí chín đó là: tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi trẻ đạt ở vi trí thấp nhất (điển trung bình là 1.64); hợp tác với bạn chơi trò chơi trong thời gian lâu (điển trung bình là 1.80). Riêng tiêu chí thứ mười biết
cách giải quyết xung đột khi chơi theo hướng tích cực với điểm trung bình 2.08 được xếp vào mức độ thấp nhất trong các tiêu chí còn lại. Đây là tiêu chí có kết quả để chúng ta phải chú ý nhằm tổ chức biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.
3.5.6.2..Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm
a. So sánh mức độ biểu hiện KNHT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm.[phụ lục 4]
Trẻ lần lượt chơi 5 TCDG “Mèo đuổi chuột; Kéo co ; Của cặp ; Rồng rắn lên mây ; Bịt mắt bắt dê ”, sau khi hoàn tất các biện pháp nhằm giáo dục KNHT cho nhóm thực nghiệm (lớp trái ngọt 1). Tiến hành theo dõi, quan sát HĐ của cô và trẻ trên mỗi TCDG cụ thể :
Bảng 3.3. So sánh mức độ biểu hiện KNHT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Số lượng
Mức độ biểu hiện
Mức 1 ( 3 điểm) Mức 2 ( 2 điểm) Mức 3 ( 1 điểm) Tổng điểm % Tổng điểm % Tổng điểm % Nhóm đối chứng (trái ngọt 2) 25 102 40.8% 110 44.0 % 51 20.4% Nhóm thực nghiệm (trái ngọt 1) 25 130 52% 120 48 % 20 8%
Bảng 3.3 Kết quả cho thấy nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm như sau:
Mức một của nhóm đối chứng (Trái ngọt 2) đạt 40.8%, nhóm thực nghiệm (Trái ngọt 1) đạt 52%. Tỉ lệ % của lớp Trái ngọt 1 chênh lệch so với lớp trái
ngọt 2 sau thực nghiệm là 11.2%. Sau khi thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNHT trong TCDG tác động lên lớp Trái ngọt 1 thì cho thấy kết quả rất khả quan, trẻ lớp trái ngọt 2 đạt ở mức một tăng lên đáng khích lệ. Đây là con số đáng chú ý, mức một là mức mà GVMN đang hướng đến nhằm giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG. Ví dụ: Sau khi GVMN tổ chức các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ trong TCDG, thì trẻ lớp trái ngọt 1 dần chuyển biến rõ rệt về mức độ biểu hiện KNHT qua năm TCDG mà GV lựa chọn: như trẻ hăng hái, vui cười một cách tự nhiên, còn thể hiện hành động bắt tay với bạn kêu lên khẩu hiệu “1-2-3 yaer...” khi cô vừa khởi xướng. Trẻ nhanh nhẹn khởi xướng tên trò chơi mà trẻ thích, thống nhất trò chơi với GV, nhanh chóng vào vai với bạn, chọn ngay nhóm trưởng, và tiến hành chơi với bạn.
Trẻ đạt mức hai của trẻ lớp trái ngọt 2 (44%) và trái ngọt 1 là (48%), kết quả cho thấy không có sự khác biệt nhiều. Chỉ đạt ở mức độ trung bình, đây là mức mà trẻ sẽ nhanh chóng đạt được ở mức một, vì trẻ chỉ còn khiếm khuyết một đến hai tiêu chí về mức độ biểu hiện KNHT trong TCDG. Nếu GVMN liên tục tổ chức kết hợp các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ trong TCDG một cách linh hoạt, hiệu quả.
Kết quả mức ba ở lớp trái ngọt 2 (20.4%), trái ngọt 1 (8%) sau thực nghiệm tổ chức các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ trong TCDG. Và đây là điều mong đợi thứ hai của GVMN. Trẻ lớp trái ngọt 1 giảm tỉ lệ rất tốt ở mức ba, cao hơn lớp trái ngọt 2 là 12.4%, có độ chênh lệch rõ nét. Trẻ từ việc chưa biết phối hợp cùng bạn, chưa biết trao đổi, thảo luận, hay chưa giải quyết các xung đột theo hướng tích cực, trẻ còn thụ động chưa tích cực khi choi, đã dần chuyển sang biểu hiện KNHT ở mức một, và mức hai. Tuy có sự thay đổi kết quả như trên, nhưng vẫn còn ba, bốn trẻ vẫn giữ nguyên số điểm ở mức ba, đây là vấn đề mà GV cần kiên trì tổ chức các biện pháp nêu trên bằng cách thay đổi hình thức giúp trẻ có sự tiến bộ.
b. So sánh mức độ biểu hiện KNHT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tính theo tiêu chí
Bảng 3.4. Mức độ biểu hiện KNHT của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tính theo tiêu chí. Stt Lớp: -Trái ngọt 1 - Trái ngọt 3 N= 25 Điểm trung bình Kiểm nghiệm thực trạng 1 Hứng thú tình nguyện vào nhóm Đầu ra nhóm đối chứng 25 2.08 0.02 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.06 2 2
Trẻ phấn khởi, vui cười khi vào nhóm bạn chơi.
Đầu ra nhóm đối chứng 25 2.08 0.01 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.64
3 Trẻ biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi.
Đầu ra nhóm đối chứng 25 2.28 0.033 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.88 4 Trẻ biết mình chọn vai gì