Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 90)

a. So sánh mức độ biểu hiện KNHT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm.[phụ lục 4]

Trẻ lần lượt chơi 5 TCDG “Mèo đuổi chuột; Kéo co ; Của cặp ; Rồng rắn lên mây ; Bịt mắt bắt dê ”, sau khi hoàn tất các biện pháp nhằm giáo dục KNHT cho nhóm thực nghiệm (lớp trái ngọt 1). Tiến hành theo dõi, quan sát HĐ của cô và trẻ trên mỗi TCDG cụ thể :

Bảng 3.3. So sánh mức độ biểu hiện KNHT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

Sau thực nghiệm

Số lượng

Mức độ biểu hiện

Mức 1 ( 3 điểm) Mức 2 ( 2 điểm) Mức 3 ( 1 điểm) Tổng điểm % Tổng điểm % Tổng điểm % Nhóm đối chứng (trái ngọt 2) 25 102 40.8% 110 44.0 % 51 20.4% Nhóm thực nghiệm (trái ngọt 1) 25 130 52% 120 48 % 20 8%

Bảng 3.3 Kết quả cho thấy nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm như sau:

Mức một của nhóm đối chứng (Trái ngọt 2) đạt 40.8%, nhóm thực nghiệm (Trái ngọt 1) đạt 52%. Tỉ lệ % của lớp Trái ngọt 1 chênh lệch so với lớp trái

ngọt 2 sau thực nghiệm là 11.2%. Sau khi thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNHT trong TCDG tác động lên lớp Trái ngọt 1 thì cho thấy kết quả rất khả quan, trẻ lớp trái ngọt 2 đạt ở mức một tăng lên đáng khích lệ. Đây là con số đáng chú ý, mức một là mức mà GVMN đang hướng đến nhằm giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG. Ví dụ: Sau khi GVMN tổ chức các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ trong TCDG, thì trẻ lớp trái ngọt 1 dần chuyển biến rõ rệt về mức độ biểu hiện KNHT qua năm TCDG mà GV lựa chọn: như trẻ hăng hái, vui cười một cách tự nhiên, còn thể hiện hành động bắt tay với bạn kêu lên khẩu hiệu “1-2-3 yaer...” khi cô vừa khởi xướng. Trẻ nhanh nhẹn khởi xướng tên trò chơi mà trẻ thích, thống nhất trò chơi với GV, nhanh chóng vào vai với bạn, chọn ngay nhóm trưởng, và tiến hành chơi với bạn.

Trẻ đạt mức hai của trẻ lớp trái ngọt 2 (44%) và trái ngọt 1 là (48%), kết quả cho thấy không có sự khác biệt nhiều. Chỉ đạt ở mức độ trung bình, đây là mức mà trẻ sẽ nhanh chóng đạt được ở mức một, vì trẻ chỉ còn khiếm khuyết một đến hai tiêu chí về mức độ biểu hiện KNHT trong TCDG. Nếu GVMN liên tục tổ chức kết hợp các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ trong TCDG một cách linh hoạt, hiệu quả.

Kết quả mức ba ở lớp trái ngọt 2 (20.4%), trái ngọt 1 (8%) sau thực nghiệm tổ chức các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ trong TCDG. Và đây là điều mong đợi thứ hai của GVMN. Trẻ lớp trái ngọt 1 giảm tỉ lệ rất tốt ở mức ba, cao hơn lớp trái ngọt 2 là 12.4%, có độ chênh lệch rõ nét. Trẻ từ việc chưa biết phối hợp cùng bạn, chưa biết trao đổi, thảo luận, hay chưa giải quyết các xung đột theo hướng tích cực, trẻ còn thụ động chưa tích cực khi choi, đã dần chuyển sang biểu hiện KNHT ở mức một, và mức hai. Tuy có sự thay đổi kết quả như trên, nhưng vẫn còn ba, bốn trẻ vẫn giữ nguyên số điểm ở mức ba, đây là vấn đề mà GV cần kiên trì tổ chức các biện pháp nêu trên bằng cách thay đổi hình thức giúp trẻ có sự tiến bộ.

b. So sánh mức độ biểu hiện KNHT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tính theo tiêu chí

Bảng 3.4. Mức độ biểu hiện KNHT của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tính theo tiêu chí. Stt Lớp: -Trái ngọt 1 - Trái ngọt 3 N= 25 Điểm trung bình Kiểm nghiệm thực trạng 1 Hứng thú tình nguyện vào nhóm Đầu ra nhóm đối chứng 25 2.08 0.02 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.06 2 2

Trẻ phấn khởi, vui cười khi vào nhóm bạn chơi.

Đầu ra nhóm đối chứng 25 2.08 0.01 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.64

3 Trẻ biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi.

Đầu ra nhóm đối chứng 25 2.28 0.033 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.88 4 Trẻ biết mình chọn vai gì phù hợp Đầu ra nhóm đối chứng 25 1.88 0.047 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.56 5 Trẻ biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè khi tham gia chơi Đầu ra nhóm đối chứng 25 2.08 0.012 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.06 6 Trẻ biết lắng nghe bạn với thái độ vui vẻ, không

Đầu ra nhóm đối chứng

cáu gắt, thỏa thuận với bạn bè tham gia chơi trò chơi Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.60 7 Biết cùng bạn thống nhất cách chới giữa các thành viên, tuân thủ luật chơi

Đầu ra nhóm đối chứng 252 2.08 0.014 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.68

8 Tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi Đầu ra nhóm đối chứng 25 2.04 0.023 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.64 9 Hợp tác với bạn chơi trò chơi trong thời gian lâu

Đầu ra nhóm đối chứng 25 1.08 0.013 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.44

10 Biết cách giả quyết xung đột khi chơi theo hướng

tích cực Đầu ra nhóm đối chứng 25 1.96 0.029 Đầu ra nhóm thực nghiệm 25 1.52

Tổng điểm trung bình cộng Đầu ra nhóm đối chứng

25 2.04 0.013

Đầu ra nhóm thực nghiệm

25 1.63

Bảng 3.4: Kết quả về mức độ biểu hiện KNHT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tính theo tiêu chí cho thấy như sau:

chơi, nội dung chơi (tiêu chí 3) có điểm trung bình cao nhất nhóm đối chứng (2.28) và nhóm thực nghiệm 91.88). Tiếp đến tiêu chí trẻ biết cách giải quyết xung đột khi chơi theo hướng tích cực với điểm trung bình nhóm đối chứng là 2.16, nhóm thực nghiệm là 1.88. Điều này cho thấy, trẻ ở hai nhóm có mức độ biểu hiện KNHT ở khía cạnh biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi và biết cách giải quyết xung đột khi chơi theo hướng tích cực.

Nhìn vào kết quả số trẻ đạt được mức độ biểu hiện KNHT cho thấy có sự chênh lệch rõ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm chẳng hạn như tiêu chí hứng thú tình nguyện vào nhóm bạn, phấn khởi vui, cười khi vào nhóm bạn chơi, thì số trẻ ở nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao gấp hai lần nhóm đối chứng. Và sự chênh lệch này được kiểm nghiệm có ý nghĩa về mặt thống kê (sig=o.02, sig=0.01< a =0.05).

Kết quả tổng điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lần lượt cao hơn 1.63 điểm, 2.04 điểm so với nhóm đối chứng. Khác biệt này đã được kiểm nghiệm là có ý nghĩa thống kê (sig=0.013< a =0.05) cho thấy mức độ biểu hiện KNHT của nhóm thực nghiệm cao hơn khá rõ so với mức độ biểu hiện KNHT của nhóm đối chứng đo cùng thời điểm sau thực nghiệm.

* Trong quá trình quan sát GVMN tổ chức biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ ở hai nhóm nhận thấy:

Nhóm đối chứng: khi GV giới thiệu tên TCDG, một số trẻ thờ ơ, chưa

hứng thú cứ đi quanh quẩn, chưa tập trung để gia nhập vào cùng bạn chọn vai, nói cách chơi, luật chơi. Trong quá trình chơi GV hay để ý đến những trẻ năng động, tích cực, số còn lại GV ít chú ý gọi trẻ, hay gợi ý cho trẻ tham gia vào nhóm chơi. Thường là phân sao chơi vậy.

Trong quá trình chơi những bé này thường tỏ ra chán, hay đi sang nơi khác, ít bàn tán với bạn, thụ động, chơi không nhiệt tình.

Nhóm thực nghiệm: khi được GV giới thiệu tên trò chơi, phần lớn các

cháu giơ tay lên xin tham gia chơi, cười nói luôn miệng, háo hức, phấn khởi, chờ phát biểu ý kiến của mình, chờ đến lượt chơi. Trong quá trình chơi trẻ luôn chủ động cùng bạn hơp tác chơi sao cho thắng đội bạn. Khi cho trẻ nhận xét về

cách chơi thì trẻ đưa ra ý kiến nhận xét của mình, hay trẻ tự giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong khi chơi theo hướng thân thiện, vui vẻ.

■ Sau ĐC Sau TN

Biểu đồ 3.2. Mức độ biểu hiện KNHT của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tính theo tiêu chí

Xét về mặt tiêu chí trẻ của cả hai nhóm có sự khác biệt theo hướng mức độ biểu hiện KNHT của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

Tiêu chí trẻ hứng thú tình nguyện vào nhóm bạn; trẻ biết nhường nhịn, tuân thủ luật chơi

Tiêu chí trẻ hứng thú tình nguyện vào nhóm bạn có điểm trung bình 2.08 và 1.06; trẻ biết nhường nhịn, tuân thủ luật chơi là 1.56 và 2.08, và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (sig= 0.02, sig =0.012< a =0.05) Quá trình phân tích kết quả, trao đổi với GVMN, thấy trẻ rất phấn khởi vui tươi, cười, và nhảy lên khi nghe GV sắp tổ chức cho trẻ chơi TCDG. Ở nhóm thực nghiệm trẻ liên tục hỏi về trò chơi trẻ sẽ được tham gia. Ví dụ :Trẻ cười và nói liên tục với bạn:

“Bạn thích chơi kéo co lắm, tí nữa bạn cùng chung đội của mình nha! ” trẻ biết

chơi đúng luật, nhắc nhở bạn trong nhóm cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ chơi, và biết nhường vai chơi cho bạn, chờ đến lượt mình.

Tuy nhiên trong quá trình quan sát vẫn còn 3 - 4 trẻ vẫn còn thờ ơ chưa tập trung khi nghe GV sẽ sắp tổ chức cho chơi TCDG, vẻ mặt không vui, không nói

gì với bạn, chỉ gia nhập vào khi có bạn kéo vào, hoặc GV gọi trẻ vào chơi. Con số này không nhiều nhưng GV cần chú ý thay đổ hình thức giới thiệu trò chơi kích thích trẻ hơn. Trẻ còn chơi bất chấp luật vào gần cuối trò chơi, vì muốn chiến thắng nên chưa tuân thủ luật chơi một cách xuyên suốt.

Tiêu chí trẻ phấn khởi vui, cười vào nhóm bạn chơi; biết cùng bạn thống nhất cách chơi giữa các thành viên

Kết quả ở hai tiêu chí này có sự tương đồng về điểm trung bình là (2.08 và 1.64), (2.04 và 1.68) có sự khác biệt giữa hai nhóm, và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (sig= 0.01, sig =0.014< a =0.05). Khi trẻ đã hứng thú vào nhóm bạn trẻ rất phấn khởi được thể hiện trên nét mặt và cười nói luôn miện với GV và bạn. Ví dụ Bé Xuân Mai nói với bạn Huy : “Mai với bạn sẽ vào chung

một nhóm nha! mình cho bạn làm nhóm trưởng, bạn cho mình đứng cạnh bạn nha !..” trẻ nhanh chóng nói cách chơi khi GV gợi ý:

Ví dụ: Trong TCDG “Rồng rắn lên mây» thì cách chơi như thế nào ? trẻ lần lượt trả lời cô : “Dạ thưa cô chúng con sẽ xếp thành 1 hàng dọc, tất cả sẽ phải bảo vệ bạn đứng cuối hàng làm đuôi, có một bạn làm đóng vai làm vai đi bắt..” nếu hàng bị đứt ra ở giữa chừng thì làm sao? “dạ thưa cô chạy lại nối lại hàng và tiếp tục tham gia chơi đi...”. sau khi nói được cách chơi trẻ trong nhóm

tự phân công nhau vị trí đứng, ai ngồi trước ai ngồi sau, và tìm cách khéo léo bảo vệ đuôi của mình. Tuy có sự thống nhất cách chơi như vậy, nhưng vẫn có trẻ không hợp tác với bạn, co chân, tay không bám vào bạn, hay bị đứt trẻ mải chơi quyên mất nhiệm vụ bảo vệ bạn đứng cuối hàng.

Tiêu chí trẻ biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi ;biết cách giải quyết xung đột khi chơi theo hướng tích cực

Kết quả cho thấy tiêu chí trẻ biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi có điểm trung bình là (2.28 và 1.88); biết cách giải quyết xung đột khi chơi theo hướng tích cực có điểm trung bình (2.16 và 1.80) có sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (sig= 0.033, sig =0.029< a =0.05). Sau thực nghiệm trẻ nhóm thực nghiệm biểu hiện biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi; biết cách giải quyết xung đột

khi chơi theo hướng tích cực. Hai tiêu chí này có sự thay đổi vị trí xếp hạng cuối cùng về điểm trung bình so với các tiêu chí còn lại. Số trẻ biết khởi xướng tên trò chơi có tăng lên, nhưng cũng còn 6 trẻ vẫn chưa thích khởi xướng tên trò chơi, chơi theo bạn chọn nhưng cũng có tham gia nói được nội dung của trò chơi.

Tiêu chí biết cách giải quyết xung đột khi chơi theo hướng tích cực trẻ biểu hiện KNHT biết cách giải quyết xung đột khi chơi theo hướng tích cực, có sự thay đổi rõ rệt, KN trẻ giải quyết tình huống xung đột, bất đồng ý kiến về thi đua với nhóm bạn khác... lúc đầu trẻ còn nhờ gợi ý của GV, nhưng sau đó trẻ tự giải quyết bằng nhiều cách rất thân thiện: áp dụng trò chơi oản tù tì, tay trắng tay đen, để chấp nhận đổi vai chơi, cười và ôm bạn, xin lỗi bạn khi tranh giành, la mắng, đánh bạn. Thảo thuận lại cách chơi, vai chơi trong nhóm, hay nhóm trưởng...bên cạnh những ưu điểm đó vẫn còn hai trẻ vẫn còn hay xung đột với bạn thậm chi không hài lòng về bạn, trẻ kìm chế cảm xúc chưa tốt là sẵn sàng ra tay đánh bạn. Số trẻ này không nhiều nhưng GVMN cần chú ý giúp trẻ biết kìm chế cảm xúc khi xung đột với bạn bằng cách gợi ý trẻ vào nhóm khác, GVMN nói chuyện và phân tích giảng giải cho trẻ cái sai của trẻ để trẻ sửa đổi kịp thời.

Tiêu chí trẻ biết mình chọn vai gì phù hợp; tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi

Có thể thấy điểm trung bình của trẻ hai nhóm biểu hiện KNHT sau thực nghiệm như trẻ biết mình chọn vai gì phù hợp (1.88 và 1.56); tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi (1.80 và 1.40). Nhóm thực nghiệm có điểm trung bình của hai tiêu chí cao hơn nhóm đối chứng. và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (sig= 0.047, sig =0.023< a =0.05)

Tiêu chí tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi là tiêu chí thay đổi nhiều nhất so với tất cả chín tiêu chí còn lại. Qua quan sát chúng tôi thấy trẻ thể hiện KNHT tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi được nâng cao thông qua việc trẻ thống nhất chọn bạn làm thủ lĩnh trong trò chơi đã chọn, trẻ khác ít tranh giành vị trí “thủ lĩnh” nếu muốn thay đổi trẻ tự thỏa thuận số lần chơi bao nhiêu lần sẽ thay đổi. Ví dụ : Trò chơi “Mèo đuổi chuột” chơi 4-5 lượt trẻ sẽ

chọn bạn khác làm mèo và chuột, hay đổi lượt tin tưởng chọn bạn lên đứng đầu làm đầu răn trong trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, chọn bạn có KN tốt nhất để gắp sỏi trong trò chơi “ Cua cặp”.

Tiêu chí biết lắng nghe bạn với thái độ vui vẻ, không cáu gắt; hợp tác với bạn chơi trò chơi trong thời gian lâu

Ta có thể thấy rằng điểm trung bình trẻ biểu hiện hợp tác biết lắng nghe bạn với thái độ vui vẻ, không cáu gắt của hai nhóm (2.08 và 1.68); hợp tác với bạn chơi trò chơi trong thời gian lâu thển hiện qua điểm trung bình của hai nhóm là (1.96 và 1.52). điểm số hai tiêu chí này cho thấy trẻ ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chưng và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (sig= 0.016, sig= 0.013< a =0.05). Trong quá trình quan sát, thấy được trẻ tỏ thái độ lắng nghe bạn khá tốt thể hiện trẻ nhìn vào bạn khi bạn nói, và đồng cảm với bạn bằng cử chỉ điệu bộ biểu hiện trên nét mặt như cười mĩm, có lúc lại co rúm cơ mặt khi chưa hài lòng bạn, có lúc trẻ vỗ tay tán thành, và biết phản hồi ý kiến của mình với bạn.

Chính vì thế khi trò chơi được diễn ra các thành viên trong nhóm cùng nổ lực cố gắng hơn thành nhiệm vụ, và tiếp tục bàn bạc cách hổ trợ nhau chơi vào lần tiếp theo để đạt kết quả như trẻ mong muốn, đó là chiến thắng đội bạn. Sau mỗi lần thắng cuộc trẻ hô hào các khẩu hiệu của nhóm, có những cử chỉ như đập tay nhau, ôm nhau cùng nhảy, lắc mông, cười to lên...vì thế nên trò chơi được chơi trong thời gian lâu hơn, không còn hiện tượng trẻ tự tách bỏ nhóm so với trước thực nghiệm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kết quả sau thực nghiệm chỉ cho ta thấy mức độ biểu hiện KNHT của trẻ trên nhóm thực nghiệm (0.67) cao hơn hẳn so với trước khi thực nghiệm (2.28),

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi dân gian (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)