THỰC TRẠNG VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ VẬN DỤNG Ở DOANH NGHIỆP
2.3.1. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Ghi nhận doanh thu thuần
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu • Doanh thu
Mục đầu tiên trong Báo cáo kết quả kinh doanh ghi nhận khối lượng hoạt động tổng quát của doanh nghiệp và được gọi là doanh thu, hay thu nhập. Nó bao gồm tất cả những hóa đơn bán hàng trong suốt tài khóa nhất định, phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí để có thể được đưa vào báo cáo.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng hóa, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng doanh thu được xác định kỳ báo cáo.
Khấu trừ giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán tức là những chi phí để sản xuất hàng hóa và dịch vụ để đem bán, thông thường bao gồm nguyên vật liệu, đội ngũ sản xuất, cơ sở vật chất và chi phí máy móc – nói chung là chi phí tài nhà máy.
Cách tính lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là kết quả chính của một doanh nghiệp, và là số liệu đầu tiên mà các nhà đầu tư và người chủ quan tâm đến.
Tổng thu nhập, hay còn gọi là tổng doanh thu, là một dấu hiệu quan trọng cho thấy khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi nhuận gộp (là toàn bộ doanh thu thuần sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán) lại cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của nó. Kết quả này thường được thể hiện ở dạng tỷ lệ phần trăm doanh thu. Do mỗi doanh nghiệp có giá vốn hàng bán khác nhau nên tỷ lệ lợi nhuận gộp của họ cũng khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu, chúng ta xem xét chúng trong mối liên hệ với loại hình doanh nghiệp.
So sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận sẽ rất khác nhau giữa các loại công ty, những doanh nghiệp có giá vốn hàng bán cao như siêu thị hay công ty du lịch sẽ có tỷ lệ lợi nhuận gộp