17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 52)
1.7. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập và chi phí
đối với ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự việc trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy định cụ thể hơn trong Chuẩn mực số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.
Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thể trình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí thì được trình bày theo tính chất của chi phí.
Doanh nghiệp phân loại các khoản chi phí theo chức năng cần phải cung cấp những thông tin bổ sung về tính chất các khoản chi phí. Ví dụ như chi phí khấu hao và chi phí lương nhân viên.
1.7. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập và chi phí phí
Sự vận động của các đối tượng kế toán sẽ tạo ra doanh thu, thu nhập và chi phí, do vậy các nghiệp vụ kinh tế (NVKT) phát sinh tác động đến doanh thu, thu nhập và chi phí như sau:
Trường hợp 1: Tài sản tăng, doanh thu tăng
NVKT phát sinh ảnh hưởng đến tài sản và doanh thu, làm cho tài sản tăng đồng thời với doanh thu tăng.
Ví dụ: Trong tháng 7/200x, doanh nghiệp bán sản phẩm A số lượng 1.000sp, đơn giá bán 100.000đ/sp đã thu tiền mặt. Lúc đó:
• Khi tiền mặt, tiền mặt sẽ tăng tức là tài sản tăng một giá trị 100.000.000 đồng. • Đồng thời doanh thu trong kỳ cũng tăng một khoản là 100.000 đồng.
Trường hợp 2: Tài sản giảm, chi phí tăng
NVKT phát sinh ảnh hưởng đến tài sản và chi phí, làm cho tài sản giảm đồng thời với chi phí tăng.
Ví dụ: Biết giá vốn sản phẩm A bán ra là 80.000.000đ. Ngoài ra, trong tháng 7/200x, doanh nghiệp trả bằng tiền gởi ngân hàng tiền điện thoại do tổng giám đốc sử dụng 800.000đ. Khi đó:
• Đối với giá vốn sản phẩm A:
Trị giá thành phẩm của sản phẩm A giảm tức tài sản giảm 80.000.000 đồng, đồng thời chi phí về vốn tăng 80.000.000 đồng.
• Đối với chi phí điện thoại:
Tiền gởi ngân hàng giảm tức tài sản giảm một giá trị là 800.000 đồng. Đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp tăng một khoản là 800.000 đồng.
Trường hợp 3: Nợ phải trả tăng, chi phí tăng.
NVKT phát sinh ảnh hưởng đến nợ phải trả (thuộc nguồn vốn) và chi phí, làm cho nợ phải trả tăng đồng thời với chi phí tăng.
Ví dụ: Trong tháng 7/200x, doanh nghiệp có quảng cáo trên truyền hình trị giá 5.000.000đ, chưa trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ. Tiền lương chưa thanh toán cho công nhân viên văn phòng 7.000.000đ. Khi đó:
• Chi phí quảng cáo thuộc chi phí bán hàng tăng trị giá là 5.000.000 đồng. Đồng thời khoản nợ phải trả người bán thuộc nguồn vốn tăng một khoản là 5.000.000 đồng.
• Chi phí tiền lương nhân viên văn phòng thuộc chi phí quản lý tăng trị giá là 7.000.000 dồng. Đồng thời khoản nợ phải trả cho nhân viên thuộc nguồn vốn tăng một khoản là 7.000.000 đồng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ VẬN DỤNG Ở DOANH NGHIỆP