V.Giải pháp tối ưu cho nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quá trình gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam pps (Trang 25 - 28)

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thảo luận và thông qua một số chủ trương, chính sách lớn để

phát triển nhanh và bền vững sau khi nước ta

gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Dưới đây, xin trình bày một số vấn đề nhằm góp phần xác định những chủ trương, chính sách đó.

• Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết.

• Thực hiện một cách mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và tham gia thị trường, đưa nhanh hàng hoá và dịch vụ vào kinh doanh. Sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước, theo yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

• Đổi mới để phát triển mạnh nguồn nhân lực

• Tập trung sức phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng:

• Về nông nghiệp, nông thôn và nông dân: Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ

• Phát triển các loại hình dịch vụ:

• Phát triển những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng mở rộng thị trường.

• Tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích mọi người đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ:

• Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN

• Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và định hướng của sự phát triển. Nâng cao nhận thức của mọi tầng

lớp xã hội về bản chất và nội dung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội và thách thức khi VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức, thống nhất đánh giá, thống nhất hành động.

KẾT LUẬN

Gia nhập WTO chúng ta có rất nhiều thời cơ, cũng có rất nhiều thách thức. Cơ hội đó có hay không phải do chính sách, do các doanh nghiệp. Gia nhập WTO để chúng ta phát triển, nhưng không có nghĩa bản thân việc gia nhập WTO là chúng ta giàu có lên, hay chúng ta nghèo đi, mà đó là một cơ hội. Chúng ta tranh thủ được cơ hội đó, thì chúng ta giàu có. Chúng ta vượt qua được thách thức thì chúng ta tạo được cơ hội mới. Đó là một thực tế. Nếu tranh thủ được thời cơ, và chấp nhận để vượt qua thách thức này, chúng ta sẽ đưa nền kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn, nhưng cũng đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các Bộ, ngành, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam để chúng ta mạnh lên và phát triển nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quá trình gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam pps (Trang 25 - 28)