Tâm lý và thói quen mua hàng kiểu truyền thống

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học đại nam (Trang 28 - 29)

Tâm lí người dùng ở nước ta vẫn còn khá e dè với mua sắm trực tuyến. Mặc dù có nhiều thuận tiện cho cả người bán và người mua, nhưng đại bộ phận người tiêu dùng cũng chưa thấy thật thoải mái để tham gia hình thức này. Thứ nhất, mua sắm trực tuyến không đáp ứng được thói quen đo đếm, cảm nhận sản phẩm trực tiếp như mua bán truyền thống. Mọi quyết định mua chỉ thông qua hình ảnh sản phẩm dịch vụ, trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen chạm và dùng thử mọi sản phẩm họ sẽ sử dụng. Giả dụ bạn đang tìm mua một đĩa game, một cuốn sách hay đĩa DVD, bạn không nhất thiết phải xem/dùng thử trước khi mua, bởi chất lượng của những mặt hàng này là tương đối đồng đều và đảm bảo. Tuy nhiên, có rất nhiều loại hàng hóa mà bạn chỉ thực sự cảm thấy an tâm khi được “mắt thấy tai nghe”, một trong số đó là hàng thời trang, may mặc. Nếu bạn muốn mua một đôi giày, ít nhất bạn sẽ muốn xỏ thử vào chân và đi lại một vòng quanh cửa hàng để xem nó thực sự có hợp với bạn hay không. Đây thực sự là vấn đề lớn nhất khiến những cửa hàng bán sản phẩm thời trang trực tuyến phải đau đầu tìm hướng giải quyết.

Thứ hai, người tiêu dùng chưa đủ niềm tin để có thể chi tiền cho sản phẩm chỉ nhìn qua hình ảnh. Khách hàng lo ngại hình ảnh thực tế khác với chất lượng sản phẩm. Trên các trang mạng có không ít lời tham phiền về sản phẩm mua theo nhóm (các website khuyến mại) không như lời quảng cáo, một số người dùng còn tố nhà cung cấp có thái độ phân biệt giữa khách thường và khách dùng voucher (phiếu giảm giá). Thậm chí, có những công ty sẵn sàng nâng giá sản phẩm hoặc dịch vụ lên cao hơn thực tế, sau đó đặt tỷ lệ giảm giá lớn khiến người mua cho rằng mình được lợi từ chương trình. Bên cạnh đó, các loại hàng giả, hàng nhái cũng "đồng thau lẫn lộn" với hàng thật, một số website bán hàng cố tình mập mờ thông tin hoặc ghi sai để đánh lừa người tiêu dùng.

Gần đây nhất là sự kiện công ty Nhóm Mua lừa đảo người mua voucher (đầu tháng 11/2020). Công ty phát đi thông cáo cựu CEO Tom Trần đang bị cơ quan chức năng điều tra, và quyết định bổ nhiệm ông Kyle Phạm vào vị trí Giám đốc điều hành công ty. Ngay sau đó, website của Nhóm Mua đã dừng hoạt động trong 4 ngày, khiến không ít khách hàng đã mua phiếu giảm giá của hãng bị từ chối phục vụ tại một số địa chỉ do Nhóm Mua chưa thanh toán hóa đơn cho các đơn vị này. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tính của công ty và làm mất lòng tin của khách hàng.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học đại nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w