KẾT HỢP THÊM KINH DOANH OFFICE

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học đại nam (Trang 59)

Như chúng ta đã biết, các đại gia lớn trên thế giới như Apple, Amazon có thương hiệu online rất mạnh rồi, nhưng tại sao họ vẫn phải mở các cửa hàng offline ?

Thứ nhất, việc kết hợp thêm kinh doanh office vào online sẽ giải quyết được

tâm lý mua hàng theo kiểu truyền thống. Như đã phân tích ở phần thực trạng, khách hàng thường có tâm lý xem tận mắt sờ tận tay, họ rất ngại khi phải chi tiền để mua một sản phẩm chỉ nhìn qua hình ảnh, vì vậy việc mở thêm cửa hàng office sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi mua hàng.

Thứ hai, việc mở thêm cửa hàng office giúp cho việc cung ứng hàng hoá tới tay khách hàng nhanh hơn do hàng hoá có thể xuất ngay tại địa điểm bán gần nơi nhận hàng của khách hàng nhất, từ đó chi phí giao nhận cũng sẽ rẻ hơn, dịch vụ khách hàng được phục vụ tốt hơn và giao hàng nhanh hơn.

Thứ ba, với những ngành hàng cần có sự đổi trả, bảo hành, thì địa điểm offline giúp cho khách hàng dễ dàng cho việc đổi trả, phản hồi thông tin hàng hoá hơn, tạo sự tin tưởng tốt hơn là không có địa điểm cụ thể mà chỉ là một website ở trên mạng.

Như vậy, với những khách hàng vẫn chưa có được thói quen và quyết định mua ngay sản phẩm trên website, chưa có được quyết định đặt hàng online tức thì và chưa tin tưởng lắm vào hệ thống thanh toán trực tuyến, thì việc kết hợp offline là điều thực sự cần thiết. Khi công ty đã làm khách hàng yên tâm bằng các cửa hàng offline rồi, thì việc khách thuần mua online là điều đương nhiên sẽ đến, và giúp cho doanh số của công ty sẽ tăng cao.

Với các chiến dịch marketing, online giúp cho chi phí rẻ hơn, nhanh hơn nhưng offline lại hướng tới những phân khúc khách hàng mà online khó lòng tiếp cận, từ đó chiến dịch marketing sẽ hiệu quả hơn khi có cả yếu tố online và offline cộng hưởng cho nhau, tạo nên tập khách hàng phong phú, đa dạng dẫn tới doanh số bán hàng sẽ tăng cao hơn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Đại Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến là Chuẩn chủ quan và Nhận thức sự hữu ích, ngược lại nhân tố Nhận thức sự rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên. Trong đó, nhân tố Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại Nam, kế đến là nhân tố Nhận thức sự hữu ích và sau cùng là nhân tố Nhận thức sự rủi ro. Các giải pháp đã giải quyết tương đối tốt các thực trạng của việc mua sắm trực tuyến hiện nay, nhưng để thực hiện tốt các giải pháp trên, đòi hỏi sự nổ lực rất lớn từ phía các doanh nghiệp và sự hổ trợ đắc lực từ các cấp chính quyền, các đơn vị có liên quan như các ngân hàng, các công ty logistic, vì mục tiêu chung là phát triển thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng mạnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Thừ nhất, do giới hạn về thời gian, nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện của mẫu trong tổng thể chưa cao.

Mặt khác kích thước mẫu chưa thật sự lớn, nên những đánh giá chủ quan của nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả nghiên cứu. Cụ thể, trong kiểm định sự khác biệt giữa thu nhập cao và thu nhập thấp về ý định mua sắm trực tuyến, chưa đủ cơ sở để kết luận vì tỉ lệ giữa hai nhóm này chênh lệch quá lớn. Hy vọng, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với kích thước mẫu lớn hơn, chọn mẫu theo xác suất để tăng tính khái quát của nghiên cứu. Thứ hai, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về ý định mua, không nghiên cứu về hành vi mua thực sự, nên khó có thể giải thích được sự mâu thuẫn ở kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ về ý định mua sắm trực tuyến. Hy vọng, nghiên cứu tiếp theo làm rõ hơn về vấn đề này, nghiên cứu rõ hơn về khoảng cách từ ý định đến hành vi mua thực sự.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có thể thu hút khách hàng mua hàng trực tuyến, tăng cường hoạt động thương mại điện tử. Theo đó, để kích thích khách hàng mua trực tuyến, các doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Khi ngày càng nhiều người ý thức được sự thuận tiện, lợi ích có được từ hình thức mua

sắm trực tuyến thì ý định mua sẽ được gia tăng và từ đó quyết định mua hàng thông qua các trang thương mại điện tử cũng sẽ gia tăng.

6.2 KIẾN NGHỊ

Với những giải pháp nhằm gia tăng ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên, cũng như của người tiêu dùng nói chung, tác giả xin gởi một số kiến nghị đến cơ quan Nhà nước và các đơn vị có liên quan nhằm giúp giải quyết tốt hơn những hạn chế mà thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay đang gặp phải.

6.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước

Để khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường, không thể thiếu vai trò của Nhà nước và đó là đặc điểm của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước - một nền kinh tế được điều tiết thông qua tác động của "bàn tay vô hình-thị trường" và "bàn tay hữu hình - Nhà nước" đảm bảo cho nền kinh tế vận hành và phát triển lành mạnh. Thị trường thương mại điện tử cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cụ thể, Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý cho thị trường thương mại điện tử ngày càng đầy đủ và tốt hơn nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia, có những quy định cụ thể hơn về các hành vi lừa đảo qua mạng để từ đó có các biện pháp xử lý triệt để đảm bảo quyền lợi của của khách hàng.

Ngoài ra, các cấp chính quyền cần có những buổi tuyên truyền giáo dục cho người dân biết được lợi ích của hình thức mua sắm trực tuyến trong giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, từ đó giúp gia tăng lòng tin và ý định của người tiêu dùng trực tuyến, góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

6.2.2 Đối với các ngân hàng

Ngân hàng là đơn vị trung gian rất quan trọng trong khâu thanh toán trực tuyến đối với các đơn vị kinh doanh trên mạng, sự dễ dàng và thuận tiện trong khâu thanh toán sẽ tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển. Nhưng thực tế hiện nay, các bước thanh toán qua internet banking của các ngân hàng khá rắc rối và không nhất quán giữa các ngân hàng, vì vậy các ngân hàng nên

dụng. Ngoài ra, các ngân hàng nên tạo điều kiện cho việc thanh toán trực tuyến giữa các ngân hàng vì hiện nay chi phí giao dịch trực tuyến giữa các ngân hàng là khá cao.

6.2.3 Đối với các công ty logistic

Nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa giữ vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh trực tuyến, đòi hỏi phải có các công ty logistic, các công ty này là đơn vị trung gian giúp các doanh nghiệp giao hàng đến tận tay khách hàng. Mặc dù hiện nay có rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực logistic, nhưng chưa có đơn vị nào thực sự chuyên nghiệp để đảm bảo tốt dịch vụ giao nhận mà không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Vì vậy, nên có một đơn vị đứng ra hợp nhất các đơn vị nhỏ lẻ, tạo ra dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, điều này rất quan trọng trong việc phát triển ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh

1. Davis et al., 1989. Perceived usefulness, perceived ease of use and user acceptance of information technology. MIS Quarterly, 13:3, p.319-339.

2. Davis et al., 1989. User Acceptance of Computer Technology: A Comparison of Two Theoretical Models. Management Science, vol. 35, no. 8, (1989), p.982-1003.

3. Fishbein and Ajzen, 1975. Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research. Reading, MA: Addison-Wesley.

4. Joongho Ahn et al., 2001. Risk Focused e-Commerce adoption model- A cross Country Study. Carlson School of Management, University of Minnesota.

5. Li and Zhang, 2002. Consumer Online shopping attitudes and behaviour: An assessment of research. Proceedings of the Eighth Americas Conference on Information Systems. 508-517

6. Parasuraman, Zeithaml and Berry, 1985. A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Marketing, Vol. 49: 41-50.

7. We Are Social. Social, digital and mobile in Vietnam 10/2020

[pdf] <

http://www.slideshare.net/tinhanhvy/social - mobile - digital - viet - nam -

10

2020?from_search=5 > Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin

7/2020 [pdf] <http://www.diap.gov.vn/tin - tuc/1303/bao - cao - ung - dung - cong - nghe -

thong tin - nam - 2020 >.

2. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 12/2020 [pdf]

<

http://www.vecita.gov.vn/default.aspx?page=document&do=detail&field=14&id=205 >.

3. Dương Thị Hải Phương, 2020.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2020.

4. Hoàng Quốc Cường, 2017. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh).

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống Kê.

6. Mai Văn Nam (2008), Kinh tế lượng (Econometrics), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

7. Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP về thương mại điện tử. Ban hành

ngày 16/5/2013. [pdf] <

http://www.vecita.gov.vn/default.aspx?page=legal&do=detail&field=19&id=208 >. 8. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu khoa học marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

9. Nguyễn Mai Anh, 2007. Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh.

10. Trung Tâm Internet Việt Nam. Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 11/2020 [pdf]

<

http://vnnic.vn/sites/default/files/tailieu/BaoCaoTaiNguyenInternet2020.pdf >.

11. Visa. Nghiên cứu Giám sát Người tiêu dùng với Thương mại

điện tử năm

2020 < http://vnreview.vn/chi - tiet - thong - cao - bao - chi/

PHỤ LỤC I. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

PHIẾU ĐIỀU TRA

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

Xin chào! Tôi tên là Huỳnh Diệu Tường, sinh viên khoa kinh tế - QTKD Trường Đại học Đại Nam. Hiện tôi đang thực hiện đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Đại Nam”. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Anh/Chị thông qua phiều điều tra này, để đề tài hoàn thành tốt hơn. Chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ từ phía Anh/Chị!

A - PHẦN SÀN LỌC

Anh/Chị có phải là sinh viên không?

Có 1 (tiếp tục)

Không 0 (ngưng điều tra)

B - PHẦN NỘI DUNG

Q1. Anh/Chị vui lòng cho biết số năm kinh nghiệm sử dụng Internet?

Dưới 1 năm 1

Từ 1 đến 3 năm 2

Từ 3 đến 5 năm 3

Trên 5 năm 4

Q2. Anh/Chị vui lòng cho biết thời gian sử dụng Internet trung bình/1 ngày hiện nay.

Dưới 30 phút 1

Từ 30 phút đến 2h 2

Q3. Anh/Chị thường làm gì khi sử dụng Internet? (có thể chọn nhiều lựa chọn)

Thu thập thông tin (báo, google,...) 1

Giải trí (game, nhạc, phim, truyện,..) 2 Giao tiếp với bạn bè (facebook, email,..) 3

Kinh doanh (mua, bán trực tuyến) 4

Q4. Anh/Chị có từng mua sắm trực tuyến chưa?

Đã từng mua 1 (tiếp tục Q5) Chưa từng mua

0 (bỏ qua Q5)

Q5. Anh/Chị thường mua mặt hàng nào trên Internet? (có thể chọn nhiều lựa chọn)

Thời trang (quần áo, giày dép, balo,...) 1 Điện tử (laptop, điện thoại, máy ảnh,..) 2 Gia dụng (đồ dùng sinh hoạt, nhà bếp,..) 3

Sách, truyện và quà lưu niệm 4

Khác... 5

Q6. Anh/Chị có biết đến website bán hàng nào dưới đây? (có thể chọn nhiều lựa chọn)

chodientu.vn 1 123mua.vn 2 eBay.vn 3 vatgia.com 4 chotot.vn 5 muachung.vn 6 nhommua.com 7 amazon.com 8 lazada.vn 9 tiki.vn 10

Khác :... 11

Q7. Anh/Chị thường truy cập vào các website trên để làm gi? (có thể chọn nhiều lựa chọn)

Mua hàng 1

Tham khảo giá cả 2

Chưa sử dụng 4

Q8. Anh/Chị cho biết thời gian trung bình/1 lần truy cập vào các website trên.

Chưa sử dụng 1

Dưới 10 phút 2

Từ10 đến 30 phút 3

Hơn 30 phút 4

Q9. Anh/Chị cho biết số lần truy cập/1 tháng vào các website trên.

Chưa sử dụng 1

Từ 1 đến 2 lần 2

Từ 3 đến 5 lần 3

Trên 5 lần 4

Q10. Dưới đây là các phát biểu về việc mua sắm trực tuyến. Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình qua các phát phát biểu sau đây. Mỗi câu có 5 mức lựa chọn 1:Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Rất đồng ý Tiêu chí đánh giá Cảm nhận Nhận thức sự hữu ích Khoanh tròn

1. Tôi thấy giá cả của các sản phẩm/ dịch vụ trên

mạng rẻ hơn so với giá của chúng ở cửa hàng. 1 2 3 4 5 2. Tôi có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm/ dịch

vụ một cách nhanh chóng từ các website bán hàng.

1 2 3 4 5

3. Tôi có thể dễ dàng so sánh giá cả các sản phẩm/ dịch vụ giữa các website, từ đó giúp tôi mua được hàng hóa với giá rẻ nhất.

1 2 3 4 5

4. Khi mua sắm trực tuyến tôi có thể tiết kiệm được chi phí và

thời gian đi lại để xem hàng. 1 2 3 4 5

6. Mua sắm trực tuyến giúp tôi không bị giới hạn về không gian địa lý, tôi có thể mua hàng ở tỉnh khác, thậm chí là ở quốc gia

khác. 1 2 3 4 5

Nhận thức tính dễ sử dụng Khoanh tròn

7. Tôi dễ dàng tìm được sản phẩm/ dịch vụ mà mình cần trên

các website bán hàng. 1 2 3 4 5

8. Tôi dễ dàng so sánh đặc tính các sản phẩm/ dịch vụ với nhau

trên các website bán hàng. 1 2 3 4 5

9. Các hướng dẫn mua hàng trên các website là rõ ràng và dễ

hiểu đối với tôi. 1 2 3 4 5

Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ Khoanh tròn 10. Tôi e rằng các sản phẩm/ dịch vụ được giao không tốt như

đã được mô tả, quảng cáo trên mạng. 1 2 3 4 5

11. Tôi e rằng sản phẩm/ dịch vụ được giao không đúng thời

gian cam kết. 1 2 3 4 5

12. Tôi e rằng sản phẩm/ dịch vụ được giao khó được đổi trả lại

khi gặp sự cố. 1 2 3 4 5

Nhận thức rủi ro liên quan đến thanh toán trực tuyến Khoanh tròn 13. Tôi lo lắng thông tin cá nhân của tôi sẽ bị tiết lộ cho bên thứ

3 mà tôi không mong muốn. 1 2 3 4 5

14. Tôi lo ngại việc thanh toán trực tuyến sẽ không an toàn, làm

tôi bị mất tiền. 1 2 3 4 5

15. Tôi lo ngại người bán có thể chối bỏ việc mua bán sau khi tôi đã thanh toán hoặc chối bỏ trách nhiệm khi mua bán đã thực

hiện xong. 1 2 3 4 5

Chuẩn chủ quan Khoanh tròn

16. Gia đình, người thân của tôi nghĩ rằng mua sắm trực tuyến

mang lại nhiều lợi ích (tiết kiệm thời gian, chi phí,...). 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học đại nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w