Tính pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng làm người tiêu dùng bị thiệt thòi

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học đại nam (Trang 31 - 33)

thòi

Luật thương mại điện tử bảo vệ người dùng mua bán trực tuyến ở nước ta còn khá lỏng lẻo, chưa có nhiều điều luật bảo vệ tối ưu lợi ích khách hàng giao dịch trực tuyến. Thời gian qua, mặc dù hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện khá nhiều, song vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử, điều này khiến người tiêu dùng trực tuyến chịu không ít thiệt thòi.

Theo ông Nguyễn Nam Vinh, chủ nhiệm Văn phòng phía Nam Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thì hằng năm, văn phòng nhận được nhiều đơn khiếu nại từ phía người tiêu dùng liên quan đến việc mua hàng trực tuyến về đủ các trường hợp như mua hàng kém chất lượng hay tiền mất nhưng không nhận được hàng,... Ông còn cho biết, hội thường là nơi mà người tiêu dùng liên hệ để tìm sự trợ giúp, bởi quyền lợi của người tiêu dùng hiện nay vẫn chưa được pháp luật quy định rõ ràng trong trường hợp mua bán hàng qua mạng.

Theo luật sư Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, về việc lừa đảo bán hàng qua mạng vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự với các tội danh liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và xác thực bằng chứng đế khởi tố các đối tượng là rất khó, vì chủ yếu là giao dịch qua mạng. Đồng thời, phần lớn người tiêu dùng thường “bỏ qua” do luật chưa rõ ràng và họ cũng không biết phải cậy vào đâu.

Theo ông Trương Hồng Quang (Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp) cho biết thêm: “Hiện nay pháp luật về thương mại điện tử còn nhiều khoảng trống, theo đó thông tư số 46 năm 2017 của Bộ Công thương đã có những quy định trách nhiệm của các thương nhân tham gia cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trong đó có quy định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa thương nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người mua hàng thông qua hợp đồng thỏa thuận. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp, thông tư này lại không khẳng định chủ website phải chịu trách nhiệm hay không. Trong khi đó, đối với các website mua bán, rao vặt miễn phí thì trách nhiệm của chủ website còn bị bỏ ngỏ hơn. Dù trong nội quy của các diễn đàn, website này đều có quy định dành cho người rao, đăng tin không được bán hàng giả, trái phép, kém chất lượng... nhưng thực chất chủ website không kiểm soát được thông tin thật sự về chất lượng hàng hóa được đưa lên. Do đó, vẫn chưa có cơ chế để áp đặt trách nhiệm bồi thường đối với

cũng không được kiểm định nên thường là thông tin ảo, khách hàng dễ bị lừa bịp.”. 3

3 Lừa đảo bán hàng qua mạng – Dũng Tuấn, Như Bình – 20/02/2020

<

http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip - song - so/478471/Lua - dao - ban - hang - qua - mang.html >

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học đại nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w