pháp luật về an ninh mạng nƣớc ngoài
- Geopolitique de la Cyber- conflictualite (Địa chính trị của xung đột trên mạng) của tác giả Julien Nocetti [119]. Bài viết tổng hợp số liệu phong phú để độc giả có thể hình dung được thực tiễn sôi động, nhưng cũng rất phức tạp trên KGM hiện nay với số lượng và độ tinh vi của các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng theo thời gian. Từ đó tác giả phân tích khái quát về thực tiễn chính trị quốc tế hiện nay có liên quan và tương tác trực tiếp với KGM. Phạm vi xung đột trên mạng trở nên đặc biệt khó định vị với sự xuất hiện liên tục của các hình thức chiến tranh thông tin mới. Kẻ tấn công cũng như các nạn nhân có thể là các quốc gia hoặc các tác nhân tư nhân.
Bài viết có giá trị tham khảo tốt cho phần thực trạng ANM trên thế giới và gợi ý cho phần giải pháp của luận án, đó là cần phải có những văn bản pháp lý, các chuẩn mực quốc tế về KGM để có thể kiểm soát tốt các mối đe dọa từ KGM.
- Mặt trái của công nghệ của Peter Townsendp [65]. Cuốn sách gồm 15 chương, đề cập cụ thể về những tác động tiêu cực, mặt trái của công nghệ như những phát minh, sáng chế liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó mạng xã hội có ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống con người… Bên cạnh những lợi ích cho con người, sử dụng mạng xã hội không đúng cách gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sự an toàn, kỹ năng sống và văn hóa của các thành viên trong xã hội… Tác giả nghiên cứu và đưa ra cảnh báo: công nghệ có thể đem lại nhiều lợi ích cho sản xuất và đời sống, nhưng con người không nên hoàn toàn
phụ thuộc và bị động trước công nghệ. Trước sự phát triển liên tục của công nghệ, con người cần dự báo rủi ro và những biện pháp phòng ngừa thách thức, mặt trái mà công nghệ mang lại.
- Computer forensics: cybercriminal, laws and evidence (Giám định máy tính: tội phạm mạng, pháp luật và chứng cứ) của Marie-Helen Maras
[121]. Nội dung cuốn sách xác định khái niệm tội phạm mạng là gì, quy trình
điều tra như thế nào và các quy định pháp luật về việc thu thập và sử dụng chứng cứ điện tử. Việc tìm kiếm, giải nén, lưu trữ chứng cứ điện tử còn gặp nhiều thách thức. Một số công nghệ liên quan trong điều tra, giám định máy tính cũng được đề cập đến trong cuốn sách.
- Chiến lược an ninh mạng của Nhật Bản (2001 - 2017) của Triệu Anh Ba [2]. Thuộc nhóm những quốc gia rất phát triển về công nghệ thông tin nên Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề ANM phức tạp và đa dạng. Để giải quyết vấn đề này, năm 2001 Nhật Bản đã công bố chiến lược quốc gia về công nghệ thông tin trong đó bao gồm cả chính sách an ninh thông tin. Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục đưa ra chiến lược an ninh thông tin, sau đó năm 2013 là chiến lược ANM, năm 2014 công bố Đạo luật cơ sở về an ninh mạng, đưa bảo đảm ANM trở thành chiến lược quốc gia và luật cơ bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản từng bước thể chế hóa và quy phạm hóa về vấn đề an ninh thông tin. Trong nước, Nhật Bản xây dựng chính sách và thành lập các cơ quan thực thi như Ủy ban bảo đảm an ninh quốc gia, Trung tâm ANM chính phủ, Đội an ninh mạng Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, còn xây dựng cơ chế hợp tác ANM với nhiều nước và tổ chức quốc tế, đồng thời đưa vấn đề ANM vào phương châm bảo đảm an ninh Nhật Bản – Hoa Kỳ.
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về chiến lược an ninh của Nhật Bản. Từ việc phân tích khái niệm ANM dưới góc nhìn chính trị quốc tế, tác giả cho rằng ANM có mối quan hệ mật thiết với an ninh quốc gia, là thách thức mà các quốc gia hiện phải đối mặt. Tiếp đó, phân tích thông tin để
xem xét hiện trạng vấn đề ANM của Nhật Bản, đồng thời nghiên cứu và phân tích quá trình hình thành chính sách và chiến lược ANM của Nhật Bản hiện nay, cũng như các hoạt động thực tiễn và hợp tác quốc tế của Nhật Bản trong lĩnh vực này. Từ kinh nghiệm thực hiện chiến lược ANM của Nhật Bản, đề xuất bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về ANM ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm về bảo vệ ANM có ý nghĩa tham khảo đối với nội dung chương 3 luận án của nghiên cứu sinh.
Một số kết quả và số liệu của các công trình tiêu biểu về ANM và pháp luật về ANM nói trên là nguồn tài liệu để Luận án kế thừa, qua đó góp phần làm phong phú nội dung của Chương 3 Luận án.