mạng ở nước ngoài
- A Fierce Domain: Conflict in Cyberspace, 1986-2012 (Một lĩnh vực
nóng: Xung đột trên không gian mạng) của Jason Healey [117]. Không gian mạng đã trở thành nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia trên thế giới. Cuốn sách phân tích, tổng hợp nhiều nghiên cứu điển hình về các xung đột mạng như cuộc xung đột ở Estonia (2007) và Georgia (2008), vụ gián điệp 1986 Cuckoo trộm Egg Egg, trong đó tin tặc được Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) trả tiền để đánh cắp thông tin từ Hoa Kỳ, v.v. Từ đó, đưa lại những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các chính trị gia, các nhà quân sự. Các chương còn lại phân tích một số ví dụ điển hình của Nhật Bản và Vương quốc Anh. Ngay từ rất sớm, không gian mạng đã bị tấn công làm gián đoạn, gây ra bởi các tác nhân độc hại, đã vượt khỏi các vấn đề kỹ thuật hoặc hình sự đơn thuần. Những xung đột mạng tồn tại trong sự chồng lấn giữa an ninh quốc gia và KGM, ở đó các quốc gia và các nhóm phi nhà nước sử dụng các công cụ tấn công và phòng thủ mạng để tấn công trở lại và do thám lẫn nhau, phục vụ mục đích an ninh quốc gia hoặc mục đích chính trị.
- Information risk and security: preventing and investigating workplace computer crime (Rủi ro thông tin và an ninh: phòng ngừa và điều tra tội phạm máy tính tại công sở) của Edward Wilding [116]. Cuốn sách của tác giả
Edward đưa ra khái niệm và đặc điểm về rủi ro an ninh và thông tin. Từ đó luận giải những nguy cơ đối với bất kỳ tổ chức nào. Đồng thời cũng hướng dẫn các chủ thể như các nhà kiểm soát rủi ro và an ninh, các nhà quản lý công nghệ thông tin, các điều tra viên, v.v.. cần có những biện pháp ứng phó và xử lý khi hệ thống máy tính và thông tin tại nơi làm việc bị đe dọa.
- Crime investigation: bridging the gaps between security professional, law enforcement, and prosecutors (Điều tra tội phạm mạng: thu hẹp khoảng cách giữa chuyên gia an ninh, thực thi pháp luật và công tố viên) của các tác giả Anthony Reyes, Richard Britton, Kevin O’Shea, Jim Steel [114]. Cuốn sách chú giải chi tiết các vấn đề liên quan đến định nghĩa tội phạm mạng, giám định máy tính, các thách thức đối với các nhà điều tra tội phạm mạng,… Cuốn sách có ý nghĩa thiết thực đối với xã hội trong việc bảo vệ ANM nói chung và đấu tranh với tội phạm mạng máy tính nói riêng. Đặc biệt, với cách viết cụ thể, chú giải chi tiết của nhóm tác giả khiến cho những người không có chuyên môn sâu về lĩnh vực này có thể tiếp cận dễ dàng. Điều này có ý nghĩa đối với xã hội trong đấu tranh với tội phạm mạng máy tính.
- The Cybersecurity Dilemma: Hacking, Trust and Fear Between Nations (Tình thế lưỡng nan về an ninh mạng: xâm nhập trái phép, niềm tin và nỗi lo của các quốc gia) của tác giả Ben Buchanan [115]. Cuốn sách lý giải nguyên nhân các quốc gia truy nhập trái phép vào hệ thống máy tính của nhau, với mục đích chính là để tấn công mạng hoặc chiếm đoạt thông tin. Cuốn sách phân tích vụ gián điệp mạng mang tên Edward Snowden, các vụ xâm phạm mạng điển hình và triển vọng của các nhà hoạch định chính sách ANM. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh việc xâm nhập vào hệ thống mạng của nước khác còn thể hiện năng lực phòng vệ của chính nước đó. Một trong hai quốc gia tuy không muốn gây tổn thương cho quốc gia còn lại, nhưng vẫn tiến hành các cuộc xâm nhập mạng do muốn phô trương năng lực phòng vệ. Vấn đề chung này, trong đó các biện pháp bảo đảm an ninh của một quốc gia
này đang đe dọa an ninh của một quốc gia khác và có nguy cơ leo thang căng thẳng, là một khái niệm nền tảng trong quan hệ quốc tế và được gọi là vấn đề nan giải về an ninh. Cuốn sách này không chỉ cho thấy vấn đề nan giải khi ADPL về ANM để giải quyết các hoạt động trên KGM, mà còn tính đến các đặc điểm cụ thể của kĩ thuật số. Tình thế tiến thoái lưỡng nan về ANM vừa là mối quan tâm sống còn của nghệ thuật quản lý quốc gia thời hiện đại vừa là phương tiện để nhận thức rõ thêm về các thành phần cần thiết của hoạt động tác chiến trên KGM.
- Quản lý thông tin mạng internet ở một số khu vực trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam của Phạm Long Phương [67]. Bài viết khái quát tình hình quản lý thông tin mạng internet của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật,v.v.. trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ Tư. Đảm bảo hoạt động trên KGM đặt ra yêu cầu cấp thiết trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về ATTT và các văn bản pháp luật có liên quan, tác giả đề xuất Việt Nam cần tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật về ATTT mạng phát triển để vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Đây là những tài liệu có giá trị tham khảo thiết thực đối với nghiên cứu sinh cả về khung lý thuyết xây dựng pháp luật ANM cũng như kinh nghiệm THPL về ANM của một số quốc gia trên thế giới.