VỀ AN NINH MẠNG Ở VIỆT NAM
2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ ANNINH MẠNG NINH MẠNG
2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ ANNINH MẠNG NINH MẠNG
Về mặt thuật ngữ, khái niệm an ninh được các từ điển giải thích có sự tương đồng. Từ điển tiếng Việt 2010 [88] giải thích an ninh là tình hình trật tự xã hội bình thường, yên ổn, không có rối loạn. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, an ninh được hiểu là trật tự xã hội, tình hình chính trị yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm [97]. Từ các quan niệm trên cho thấy ở góc độ chung nhất, an ninh là trạng thái xã hội trật tự, yên ổn, chế độ chính trị ổn định.
Xét về khái niệm truyền thống, an ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đó là sự bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực truyền thống như: chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... Trong bối cảnh mới, KGM đã trở thành một miền tác chiến mới, sự xuất hiện và diễn biến của tội phạm phi truyền thống như tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao.v.v.. ngày càng phức tạp, là một trong những thách thức lớn mang tính toàn cầu. Đảm bảo ANM là một nhiệm vụ trọng yếu trong đảm bảo an ninh quốc gia.
Để phục vụ hoạt động xây dựng và hoạch định chính sách, chiến lược ANM, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những cách tiếp cận cũng như quan niệm khác nhau về ANM. Tuy nhiên, xét về bản chất, quan điểm về ANM được quyết định bởi quan niệm an ninh. Chính vì lý do đó, khái niệm an ninh mạng xuất hiện đã phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và là sự mở rộng, nối dài nội hàm của khái niệm an ninh.