Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 130 - 138)

các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế. Quá trình THPL về ANM, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ một số quốc gia trên thế giới như Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Xingapo,... Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh trên KGM và cá nhân người dùng đã nhận thức đầy đủ hơn và cùng với cơ quan quản lý nhà nước THPL về ANM, qua đó góp phần xây dựng văn hóa mạng ngày càng lành mạnh.

3.2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện phápluật về an ninh mạng luật về an ninh mạng

Về hạn chế trong thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Thực trạng thực hiện pháp luật về ANM ở Việt Nam cho thấy những kết quả đạt được mới chỉ là những thành công bước đầu. Thực hiện pháp luật về ANM là hoạt động vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm đối với các chủ thể, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước. Những kết quả đạt được chưa tương xứng với vị trí, vai trò của THPL về ANM. Thực hiện pháp luật về ANM còn đứng trước nhiều thách thức, hạn chế và bất cập.

Một là, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm minh và thi hành tích cực quy định pháp luật về ANM. Một số doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của THPL về ANM đối với kinh doanh, tài chính nên chưa chủ động phương án bảo vệ ANM. Một số quy định cấm và bắt buộc trong pháp luật về ANM chưa phát huy hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ANM. Máy chủ của một số doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ trên KGM nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong khi Việt Nam chưa quy định chặt chẽ khung pháp lý về bảo vệ cơ sở dữ liệu. Việc tạo lập và đăng bài trên các trang mạng xã hội, blog,.v.v.. là quyền của mỗi cá nhân, tổ chức. Những cá nhân, tổ chức này có thể ở nước ngoài và do đó, họ có thể vi phạm quy định pháp luật Việt Nam mà không vi phạm pháp luật nước sở tại. Bên cạnh đó, trong công tác phối hợp, điều tra truy tìm thủ phạm còn gặp khó khăn. Với đặc điểm không biên giới, tội phạm ở một quốc gia này có thể phạm tội ở quốc gia khác. Thực tế Việt Nam đã có tương trợ tư pháp về hình sự, nhưng không nhận được phản hồi, nhiều khi có phản hồi, nhưng lại quá thời gian quy định.

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ANM được triển khai tương đối rộng khắp, nhưng hiệu quả thực tế chưa cao. Một số cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thể hiện nhận thức chưa coi trọng vấn đề bảo đảm ANM. Nhiều cơ quan, tổ chức vô tình đăng bí mật nhà nước lên KGM. Nhiều cá nhân người dùng còn mơ hồ về hành vi chia sẻ, bình luận, tán phát thông tin trên KGM. Hoạt động tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia còn diễn ra nghiêm trọng, một số thời điểm còn liên tiếp xảy ra các sự cố.

Ba là, tình trạng vi phạm pháp luật về ANM của một số tổ chức, cá nhân thời gian qua cho thấy các chủ thể này chưa có ý thức tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật ANM. Một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa chú

ý đến vấn đề bảo mật dữ liệu. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thù tức, động cơ đê hèn, hay nguồn lợi nhuận khổng lồ có được từ việc cung ứng trái phép các dịch vụ trên KGM là nguyên nhân chính làm lu mờ ý thức tuân thủ pháp luật. Đây là thách thức lớn đối với quá trình tuân thủ pháp luật về ANM. Để lách luật, các doanh nghiệp này luôn tìm cách qua mặt các cơ quan quản lý. Nhiều trường hợp phát hiện có dấu hiệu nghi vấn, nhưng do trình độ, năng lực hạn chế, trang thiết bị thiếu thốn nên việc điều tra, xử lý gặp nhiều khó

khăn. Cá nhân người dùng mạng chưa có ý thức sử dụng pháp luật về ANM để tự bảo vệ mình, ví dụ như các thông tin cá nhân bị lạm dụng, các giao dịch mua bán qua mạng trái phép hoặc vi phạm về số lượng, chủng loại, chất lượng,… thường bị người mua bỏ qua do thói quen ngại va chạm hay thiệt hại không lớn mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền,…

Bốn là, công tác quản lý, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm ANM do tính chất phức tạp nên nhiều lúc chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Số vụ việc được phát hiện và xử lý so với thực tiễn còn khiêm tốn. Tính đến tháng 8/2020, cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 318 vụ, 432 đối tượng phạm tội, vi phạm trong lĩnh vực viễn thông, tin học nhiều hơn năm 2019 đến 10,8% về số vụ. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền mới khởi tố được 93 vụ, 150 bị can, tăng 4,96% số vụ và giảm 5,84% số bị can, xử phạt hành chính 115 vụ với số tiền 1,042 tỷ đồng [21, tr.4]. Nhiều vụ vi phạm thể hiện tính chất biến tướng, tinh vi phức tạp trên thực tế trong khi cơ quan quản lý chưa nắm vững quy định pháp luật về ANM. Quy trình phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi xử lý hành

vi xâm phạm ANM còn chưa chặt chẽ. Nhiều vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng chỉ xử lý bằng các biện pháp hành chính, không thể xử lý hình sự vì pháp luật chưa quy định nên tính ngăn chặn, răn đe chưa cao. Việc lợi dụng mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội làm mất an ninh trật tự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức cờ bạc, lạm dụng tình dục, v.v.. vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Một số cá nhân có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu trách nhiệm khi giải quyết các vụ việc về ANM, đặc biệt có hiện tượng cơ sở dữ liệu bị chiếm đoạt, sử dụng, lạm dụng vào các hoạt động kinh tế, chính trị, thậm chí là hành vi phạm tội.

Nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật về ANM chưa hoàn thiện. Quy định pháp luật hiện hành về ANM chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ ANM trong tình hình mới. Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành chậm được xây dựng, trong khi văn bản hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng KGM để vi phạm pháp luật. Hầu hết các văn bản dưới luật được ban hành mang tính xử lý những vấn đề đã phát sinh. Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ANM chưa khẩn trương chú trọng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, triển khai THPL. Trong khi đây là một lĩnh vực có độ phức tạp cao, để thực hiện hiệu quả, các văn bản luật nên quy định các điều luật mang tính quy phạm và cụ thể. Đến nay, mới có một vài văn bản hướng dẫn ở một số lĩnh vực cụ thể được ban hành như quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, quy định bảo vệ bí mật nhà nước.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mới chỉ bổ sung quy định về dữ liệu điện tử, chưa quy định rõ về chứng cứ điện tử, gây khó khăn cho các cơ quan ADPL trong quá trình thu thập chứng cứ, dấu vết. Việc này dẫn đến thi hành pháp luật về xử lý vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa nghiêm và chưa kịp thời vì chưa có căn cứ cụ thể. Đặc biệt thiếu trang thiết bị phù hợp để xử lý vụ việc. Quá trình thu thập, bảo quản và đánh giá, xử lý chứng cứ điện tử đòi hỏi phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt cùng trang thiết bị phù hợp. Đặc điểm của chứng cứ điện tử là dễ bị sửa chữa và khó khôi phục nếu không được lưu giữ, giám sát theo quy trình pháp luật sẽ không bảo toàn tính chính xác, toàn vẹn so với nguyên gốc.

Thứ hai, hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho THPL về ANM chưa được đảm bảo, còn có mức độ, đã chủ động nghiên cứu đưa vào sản xuất các thiết bị công nghệ thông tin của Việt Nam nhưng chưa thực sự tự chủ, chủ yếu vẫn

phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông tin có nguồn gốc nước ngoài. Hệ thống trang thiết bị phục vụ hạ tầng mạng Việt Nam đa phần nhập từ nước ngoài, chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc [55].

Phần lớn các ứng dụng trên nền tảng KGM mà các tổ chức, cá nhân người dùng Việt Nam sử dụng có nguồn gốc từ nước ngoài, trong khi Nhà nước chưa có đủ hành lang pháp lý để quản lý và chưa đủ năng lực để xây dựng các ứng dụng này. Việc phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài là nguy cơ lớn xét về mặt bảo đảm ANM. Hiện có thực tế là nhiều chủ thể coi trọng mở rộng, phát triển ứng dụng mà xem nhẹ vấn đề bảo mật, vấn đề ANM.

Tiềm lực quốc gia về ANM của Việt Nam chưa huy động, khai thác tối đa được nội lực và ngoại lực để đối phó với các mối đe dọa trên KGM. Do chưa có nền công nghiệp ANM đủ mạnh để sản xuất thiết bị ANM, thiết bị viễn thông, thông tin, nên hạn chế về năng lực tự chủ, nguy cơ bị kiểm soát, bị theo dõi trên KGM còn ở mức cao.

Thứ ba, kinh phí dành cho quá trình triển khai, THPL về ANM ở Việt Nam chưa tương xứng với lợi ích của việc đảm bảo ANM mang lại. Nguồn kinh phí của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương dành cho các hoạt động đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tập huấn cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về ANM,v.v.. chưa ổn định. Do không được đầu tư kinh phí kịp thời, phần lớn cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mạng tại nhiều cơ quan nhà nước trong tình trạng cũ, hỏng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ANM.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, ý thức THPL về ANM của các chủ thể vẫn luôn là một bài toán khó. Tuy đã được cải thiện, nhưng ý thức tuân thủ pháp luật về ANM của các chủ thể trong xã hội vẫn chưa thực sự đồng đều. THPL về ANM là vấn đề phức tạp, ngay cả đối với nhiều quốc gia có trình độ khoa học công nghệ phát triển như Hoa Kỳ, Nga. Muốn hành vi được xã hội chấp nhận, trước hết các chủ thể phải có ý thức tuân thủ đúng pháp luật về ANM. Ý thức tuân thủ pháp luật là cơ sở của hành vi hợp pháp.

Thứ hai, công tác xây dựng nguồn lực được quan tâm, nhưng chưa tương xứng với tính chất quan trọng của hoạt động bảo vệ an ninh KGM. Nguồn nhân lực ANM chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhận thức, kiến thức về ANM còn hạn chế, năng lực dự báo, nhận diện các nguy cơ trên KGM thấp, đa phần chưa đánh giá đầy đủ diễn biến các nguy cơ trên KGM. Ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Đây là loại tội phạm mới, các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này tinh vi và khó phát hiện, đòi hỏi các nhân lực tham gia hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin, trong khi số cán bộ đạt trình độ yêu cầu còn rất thiếu. Mặc dù số vụ vi phạm pháp luật về ANM trong thời gian qua gia tăng ở về số lượng, tính chất và mức độ tinh vi, nhưng số vụ án đưa ra xét xử không nhiều (Phụ lục 01).

Về cơ quan quản lý nhà nước: trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về ANM, việc nắm vững pháp luật về ANM của các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, có những quyết định vô tình tạo điều kiện để một số chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật ANM. Hiện tượng vô tình để lộ, lọt bí mật nhà nước qua KGM rất đáng lo ngại, nhiều văn bản thuộc bí mật nhà nước bị đăng tải trên KGM. Trong 06 tháng đầu năm 2018, đã phát hiện và xử lý gần 50 vụ đăng tải tài liệu bí mật nhà nước trên mạng Internet [56].

Về người đứng đầu cơ quan, tổ chức: chưa quan tâm quyết liệt đến vấn đề an toàn mạng, do đó chưa chú trọng đến việc xây dựng quy trình và quy định về an toàn bảo mật thông tin trên KGM, nhiều nơi làm rất hình thức và đối phó. Một số cơ quan, tổ chức vội vàng thực hiện áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng thông tin khi đã xảy ra sự cố mạng. Nhiều tập đoàn lớn của nhà nước chưa tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố mạng.

thức đúng về THPL về ANM, chưa thực sự am hiểu lĩnh vực THPL về ANM, còn tâm lý xem nhẹ.

Về lực lượng bảo vệ an ninh mạng: thành viên của Lực lượng bảo vệ ANM phải là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, toàn tâm toàn ý THPL về ANM. Tuy nhiên, lực lượng này ở hầu hết các cơ quan, tổ chức còn hạn chế về số lượng và trình độ, tuổi đời trẻ, ít kinh nghiệm. Trong số này, nhiều người được đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin, công nghệ số nhưng lại chưa hiểu biết sâu về pháp luật ANM. Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng thiếu hụt nhân lực bảo mật có trình độ cao do sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ.

Thực hiện pháp luật về ANM ở Việt Nam là hoạt động đang dần tích lũy, chưa có nhiều kinh nghiệm. Thêm vào đó, hoạt động hướng dẫn thi hành chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã được quan tâm triển khai, nhưng kết quả còn hạn chế. Lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM cũng như các chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về ANM như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu đều không có chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải thích pháp luật.

Kết luận Chƣơng 3

1. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam cho thấy trong mỗi giai đoạn, chính sách pháp luật về ANM được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn theo hướng được hoàn thiện từng bước, nội dung pháp luật tương đối bao quát, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề ANM. Về hình thức, pháp luật về ANM được thể hiện bằng nhiều hình thức với hiệu lực pháp lý khác nhau. Cơ bản, pháp luật về ANM đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của thực tiễn đặt ra, khẳng định vị trí, vai trò và phát huy hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ANM. Tuy nhiên, ANM là lĩnh vực mới và khó, với khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc dự báo, điều chỉnh, hoàn thiện pháp luật về ANM nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đất nước cần được liên tục nghiên cứu một cách thấu đáo.

2. Nghiên cứu các vụ việc trong thực tiễn, các báo cáo thực trạng THPL về ANM, chương 3 phân tích, đánh giá thực trạng THPL về ANM ở Việt Nam theo 04 hình thức THPL. Thực tế đã có nhiều tín hiệu tích cực trong THPL về ANM, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ KGM lành mạnh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 130 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w