Vai trò của thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 62 - 66)

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về an ninh mạng là phương thức cơ bản, có hiệu lực nhất góp phần hiện thực hóa quan điểm, đường lối của Đảng về an ninh mạng

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo ở Việt Nam. Sự lãnh đạo đó được thực hiện bằng việc đề ra quan điểm, đường lối. Nhà nước thể chế hóa các chủ trương, đường lối lãnh đạo về các lĩnh vực xã hội của Đảng thành pháp luật. Nội dung pháp luật về ANM là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng bằng những quy phạm pháp luật về ANM. Vì vậy, THPL về ANM là cách thức cơ bản, hiệu quả để quan điểm, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, giúp các chủ thể nhận thức và thực hiện ngày càng tốt hơn quan điểm, đường lối của Đảng. Qua đó, tính đúng đắn, kịp thời trong quan điểm, đường lối của Đảng được kiểm nghiệm trên thực tế, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong tổ chức thực hiện để bảo đảm THPL về ANM ngày càng hiệu quả hơn.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về an ninh mạng góp phần hình thành nhận thức và hành động chung của các chủ thể đối với xây dựng không gian mạng an toàn

Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử nhân loại, chưa bao giờ con người đạt được những thành công vượt bậc, song cũng chưa bao giờ con người phải đối mặt với những nguy cơ khốc liệt đe dọa đến sự tồn vong của mình như hiện tại. Bên cạnh sự cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia,… tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều loại rác trên KGM khiến cuộc sống của con người trở nên ngột ngạt hơn. Mức độ nguy hiểm của loại rác (tội phạm mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng, chiến tranh mạng,...) không khác rác thải hạt nhân. Điều này làm cho THPL về ANM không được đảm bảo. Do đó, mỗi chủ thể cần nhận thức đúng đắn và nghiêm túc về xây dựng một KGM an toàn.

hành vi bị nghiêm cấm, không được phép hoặc bắt buộc phải thực hiện trên một miền lãnh thổ mới mẻ là KGM. Từ việc nhận thức đúng đắn đó, mỗi chủ thể sẽ tự giác và chủ động thực thi quyền, nghĩa vụ; không có hành vi xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể khác trên KGM. Khi phát hiện chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, chủ thể đó sẽ được yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả hoặc báo với cơ quan, người có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp với mức độ vi phạm.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về an ninh mạng góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

Đối với cá nhân người dùng mạng, cần phải được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhất là các quyền con người, quyền tự do công dân, được tiếp cận với tài nguyên thông tin an toàn trên KGM. Quyền con người, quyền tự do công dân và pháp luật là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quyền con người, quyền tự do công dân chỉ có thể được thực hiện trên thực tiễn cuộc sống khi được quy định trong pháp luật. Pháp luật xác nhận, củng cố và hoàn thiện quyền con người, quyền công dân. Quyền con người, quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực ANM, pháp luật về ANM quy định những hành vi bị cấm và hành vi buộc phải làm; quyền của người sử dụng trên KGM.

Thực hiện các quy định pháp luật về an ninh mạng góp phần thực hiện quyền con người, quyền công dân trên thực tiễn. Bởi lẽ các quyền con người, quyền công dân như quyền được an toàn; quyền tiếp cận thông tin; quyền được bảo vệ bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên KGM là các biểu hiện cụ thể của quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Một quốc gia không thể được đánh giá là đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền con người, quyền công dân khi các thông tin thuộc bí

mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư bị chiếm đoạt, mua bán, trao đổi tràn lan trên KGM, làm ảnh hưởng, gây thiệt hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm và quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Với một hệ thống pháp luật về ANM được xây dựng theo hướng bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, toàn diện, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, tương thích với pháp luật quốc tế, đáp ứng xu thế hội nhập, nhất là khi mạng trở thành phần không gian tất yếu trong đời sống hàng ngày, Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình THPL về ANM để góp phần đạt được mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Thứ tư, thực hiện pháp luật về an ninh mạng góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tăng cường pháp chế XHCN có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về ANM. Pháp chế XHCN là một nguyên tắc cơ bản trong THPLvề ANM, đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ pháp luật về ANM một cách nghiêm chỉnh. Thực tiễn cho thấy, pháp chế XHCN trong THPL nói chung và thực hiện pháp luật về ANM nói riêng là những nội dung quan trọng cần tăng cường ở Việt Nam.

Việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm ANM trong lĩnh vực ANM là một trong những yêu cầu tất yếu khách quan trong tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với lĩnh vực ANM, tháng 6/2018, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng năm 2018 để điều chỉnh các quan hệ pháp luật ANM. Điều đó cho thấy, việc đưa pháp luật về ANM vào cuộc sống là đòi hỏi tất yếu, góp phần tăng cường pháp chế

XHCN. Quy định pháp luật ANM phải được thực hiện, phải được coi là nguyên tắc trong hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. An toàn, trật tự trên KGM được đảm bảo sẽ góp phần tăng cường pháp chế XHCN.

Thực hiện pháp luật về ANM, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm ANM ở Việt Nam hiện nay là cơ sở của pháp chế XHCN. THPL về ANM không chỉ tạo dựng KGM an toàn mà còn thể hiện ý thức tự giác và trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w