Phân tích DIBS trong RET
Mục đích: Kiểm soát cảm xúc.
Tư thế: Không quan trọng.
Thời gian: 10 phút.
Thủ tục: Liệu pháp Cảm xúc Lý trí (RET)
Liệu pháp (RET) dựa trên lý thuyết rằng những cảm xúc không phù hợp như: tức giận, lo lắng, buồn phiền đều không phải do bất cứ sự kiện nào gây ra, nhưng do quá trình suy nghĩ không phù hợp, dựa trên một hệ thống niềm tin phi lý.
Sự kiện mà chúng ta thường tin là gây ra tình trạng tức giận, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, được đặt tên là “Sự kiện Hoạt hóa” hoặc “A”. Theo sau “A” là một niềm tin phi lý “iB”, đáp lại, nó đưa đến một hậu quả không phù hợp về mặt cảm xúc hoặc thái độ “iC” – ABC của RET.
Phương cách điều trị đối với những rắc rối về cảm xúc của chúng ta bao gồm việc theo dõi Sự kiện Hoạt hóa (A), nhận ra Niềm tin phi lý (iB), thay thế vào đó bằng một Niềm tin Hợp lý (rB), sao cho theo sau là một kết quả phù hợp về mặt cảm xúc hoặc thái độ (aC). Sự đa dạng về lý trí không dễ dàng thay thế được các niềm tin phi lý. Chúng phải được Khám phá, Phân biệt và Tranh luận (D), cho đến khi đưa đến kết quả là tác động cảm xúc (E) phù hợp. Chuỗi ABCDE này được biết đến như là DIBS – Tranh luận (D) về Hệ thống (S) Niềm tin (B) Phi lý (I).
Thủ tục DIBS như sau:
Chẳng hạn, khi bạn trải nghiệm cơn tức giận, thì bạn hãy nhận ra sự kiện hoạt hóa A, điều này thường dễ dàng, rồi sau đó, bạn hãy cố gắng khám phá:
1. Niềm tin nào liên quan đến sự kiện này đã gây ra cơn
tức giận của bạn. Ít nhất thì sự kiện làm nổ ra cơn tức giận này có thể là một lời lăng mạ vô cớ. Cơn tức giận của bạn dựa trên niềm tin rằng “anh ta không nên cư xử theo cách thức bất công như vậy đối với tôi”.
2. Bạn có thể biện minh cho niềm tin này dựa trên lý trí không? Có lẽ anh ta có một quan điểm khác về tình huống, mà có thể bạn không chấp nhận được. Ngoài ra, không hề có quy luật nào nói rằng anh ta không
nên hành động một cách bất công đối với bạn, mặc dù có thể bạn rất không ưa điều đó. Với niềm tin rằng anh ta không nên cư xử theo cách thức như vậy đối với bạn, thì bạn đang thực sự đòi hỏi anh ta cư xử theo cách thức mà bạn muốn.
3. Liệu có hợp lý không, khi bạn mong đợi một cá nhân
tự do phải luôn luôn hành động theo những đòi hỏi của bạn?
4. Có phải bạn không thể nghĩ đến những điều tồi tệ nào
khác hơn là lời lăng mạ bạn, mà anh ta có thể cư xử đối với bạn?
Cách phân tích DIBS này sẽ tạo khả năng cho bạn thành công trong việc tranh luận về niềm tin phi lý của mình, và thay thế cơn tức giận chỉ bằng nỗi ngán ngẩm (hậu quả phù hợp).
Phương pháp tương tự có thể xử lý được nỗi lo lắng, nỗi buồn phiền, thất vọng, tự-thán, vỡ mộng. Sau đây là một bản danh sách những niềm tin phi lý phổ biến nhất, và những cách giải thích hợp lý tương ứng về chúng, mà Tiến sĩ Albert Ellis đã biên soạn:
Phi lý
1. Tôi tuyệt đối cần được mọi người yêu thương hoặc tán thành về mọi việc tôi làm.
2. Một số hành động là sai trái và xấu xa, và nên trừng phạt nặng nề đối với kẻ nào thực hiện những hành động này.
3. Thật là khủng khiếp, kinh
hoàng và tai họa, khi các sự việc lại không xảy ra theo cách thức mà tôi muốn chúng xảy ra!
4. Hầu hết nỗi bất hạnh của
con người đều gây ra từ
Hợp lý
1. Người ta không tuyệt đối cần được đón nhận tình yêu thương hoặc sự tán thành từ tất cả những người có ý nghĩa. Người ta có thể tập trung vào việc yêu thương, hơn là được yêu thương.
2. Không phải lúc nào cũng
cần đổ lỗi hoặc trừng phạt những người hành động sai trái, nhưng chỉ nên coi như họ dại dột hoặc rối loạn cảm xúc mà thôi.
3. Mọi sự không nhất thiết xảy ra theo cách thức người ta mong muốn chúng xảy ra, và đối với tất cả những điều người ta hiểu biết, thì những cách thức này có thể tốt hơn những cách thức mà bản thân họ mong ước. 4. Tất cả mọi sự bất hạnh
của con người đều gây ra hoặc kéo dài, do quan
bên ngoài, và bị thúc ép do những người và sự kiện bên ngoài.
5. Nếu điều gì đó nguy
hiểm hoặc có thể nguy hiểm hoặc đáng sợ, thì người ta nên thực sự lo lắng về nó.
6. Khi người ta tránh đương đầu với những khó khăn của cuộc đời và những trách nhiệm của mình thì dễ dàng hơn.
7. Người ta cần tin tưởng vào điều gì đó mạnh mẽ hơn hoặc lớn lao hơn bản thân mình.
8. Người ta nên triệt để thành thạo, đầy đủ, thông minh và đạt được tất cả mọi khía cạnh có thể có của cuộc đời.
điểm mà qua đó người ta chấp nhận các sự kiện, hơn là do chính bản thân các sự kiện.
5. Nếu điều gì đó nguy
hiểm, thì người ta nên đương đầu với nó, và cố gắng làm cho nó trở nên không nguy hiểm, chứ không biến nó thành một tai họa.
6. Phương cách duy nhất để giải quyết các vấn đề khó khăn là thẳng thắn đương đầu với chúng.
7. Thật tốt hơn nhiều khi đứng trên đôi chân của mình, và đạt được niềm tin nơi bản thân và những khả năng của
mình, để chịu đựng
những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. 8. Người ta nên chấp nhận
rằng bản thân mình bất toàn, với những giới hạn
nói chung của con
9. Bởi vì điều gì đó đã từng ảnh hưởng đến cuộc sống của một người, nên điều đó sẽ dứt khoát ảnh hưởng đến cuộc đời người đó.
10.Những điều người khác
làm đều mang tính cách quan trọng sống còn đối với sự tồn tại của chúng ta, và chúng ta nên hết sức nỗ lực để thay đổi chúng theo chiều hướng mà chúng ta thích chúng thay đổi.
11.Có thể đạt được hạnh
phúc của con người bằng sự trì trệ và không hoạt động.
12.Người ta thực sự không kiểm soát được những cảm xúc của mình, và người ta không thể chịu đựng khi cảm thấy những sự việc nào đó.
năng có thể sai lầm cụ thể.
9. Người ta nên học hỏi từ kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng không nên gắn bó một cách thái quá vào chúng, hoặc bị chúng gây thành kiến.
10.Những khiếm khuyết
hoặc yếu đuối của người khác đều phần lớn là các vấn đề của họ, và việc gây sức ép để họ thay đổi không chắc giúp họ thay đổi.
11.Con người thường hạnh phúc nhất, khi họ tích cực và cực kỳ say mê thực hiện những hoạt động theo đuổi bên ngoài bản thân họ.
12.Người ta có quyền kiểm soát rất lớn trên những cảm xúc của mình, nếu họ chọn tiếp tục học hỏi những cách bày tỏ mới mẻ, đúng đắn, như
những cách thức được đưa ra trên đây.