Radha là một nữ sinh 15 tuổi đang học năm cuối ở trường. Cô bé đã từng là một học sinh giỏi, nhưng hiện nay, những điểm số của cô bắt đầu giảm xuống, và cô không còn khả năng học nữa. Cô bé nói với nhà tư vấn trong trường rằng mẹ cô chính là nguyên nhân. Cô coi như bà quá khắt khe, bất công đối với mình, và trừng phạt cô vì những lý do nhỏ nhặt nhất. Cả cô bé này lẫn bà mẹ đều buộc phải trải qua Liệu pháp Cấu trúc một cách riêng biệt để giải quyết các vấn đề của họ.
Liệu pháp Cấu trúc cố gắng đưa đối tượng đến việc:
1. Sống trong hiện tại, không mơ tưởng đến quá khứ hoặc tương lai, hoặc về những người vắng mặt và những điều mà bạn không có.
2. Ngừng tưởng tượng và suy nghĩ quá nhiều, thay vào đó, hãy trải nghiệm thực tế thông qua các giác quan của mình.
3. Diễn tả những cảm giác của mình, thay vì phê phán và vận động những người khác làm điều mà bạn muốn họ làm.
4. Học hỏi để trải nghiệm những cảm giác không thú vị một cách thản nhiên, cũng như những cảm giác thú vị.
5. Xác định tư cách đạo đức của bạn trong việc nhận trách nhiệm đối với tất cả mọi hành động, cảm giác và tư tưởng của mình – đừng đổ lỗi cho người khác. 6. Hãy chấp nhận con người của mình như nó là, chứ
không phải như bạn nghĩ hoặc những người khác mong muốn cho bạn như vậy. Sau đây là một số phương pháp sẽ giúp bạn thực hiện được toàn bộ điều này:
Nhận thức
Mục đích: Để học hỏi sống trong hiện tại. Tư thế: Không quan trọng.
Thời gian: Mỗi lần 10 phút.
Thủ tục:
1. Phát biểu với chính mình những câu bắt đầu bằng “Tôi ý thức rằng...”: “Tôi ý thức rằng mình đang ngồi”, “Tôi ý thức rằng mình đang suy nghĩ”, “Tôi ý thức được độ cứng của cái ghế”, “Tôi ý thức được những màu sắc trong phòng”, “Tôi ý thức được tiếng
ồn bên ngoài” v.v... Hãy thường xuyên làm điều này mỗi lần trong vòng 10 phút theo khả năng của bạn.
2. Hãy nghĩ đến một nơi nào mà bạn cảm thấy đặc biệt
thoải mái. Hãy thử trải nghiệm tất cả mọi chi tiết – màu sắc, âm thanh, mùi vị, tư tưởng, cảm giác liên quan đến nơi đó. Hãy thử hình dung mình như là một trong những màu sắc, một trong những mùi vị, một trong những cảm giác – mỗi lần một thứ, mỗi thứ trong vòng vài phút. Hãy so sánh kinh nghiệm của bạn với những màu sắc, mùi vị, đối tượng khác v.v... Bài tập này sẽ mang lại sự kích thích cho trí tưởng tượng của bạn, và tạo khả năng cho bạn giải quyết các vấn đề của mình một cách sáng tạo hơn.
3. Từ nơi đặc biệt của bạn, hãy trở lại với nơi mà bạn đang thực sự có mặt, và trở nên ý thức về những thứ chung quanh bạn một cách càng sống động càng tốt. Sau đó, hãy trở lại với nơi đặc biệt của bạn. Hãy dành một khoảng thời gian ở đó và trở lại. Bạn có cảm thấy khó khăn trong việc đi tới đi lui không? Những cảm giác ở mỗi nơi là gì? Bạn thà ở đâu thì hơn – trong tưởng tượng hoặc trong thực tế? Bài tập này sẽ giúp bạn chấp nhận thực tế một cách toàn tâm toàn ý hơn.
4. Hãy đặt hai cái ghế dựa trong một căn phòng, nơi bạn
có thể tự nhốt mình trong đó. Hãy ngồi trên một cái ghế dựa, và hình dung rằng cha mẹ, các đồng nghiệp hoặc cấp trên của mình đang ngồi trên cái ghế kia. Hãy bắt đầu đối thoại với họ, trong khi đương đầu với các vấn đề mà bạn đang có đối với họ. Khi bạn đã có tiếng nói của mình, hãy ngồi trên cái ghế kia, và
chấp nhận quan điểm của người khác, và trả lời đối với những nhận xét của mình. Hãy tiếp tục câu chuyện trong vòng vài phút, và nhận xét xem mình có thể học hỏi được điều gì đó về những cảm giác của mình đối với người khác hay không. Phương pháp này sẽ giúp bạn quan hệ tốt hơn.