Một số giả thiết cơ bản
Phương pháp tự-thôi miên này dựa trên các giả thiết sau đây. Trong khi có nhiều phản-ví dụ đối với các khái niệm đó, thì chúng vẫn sẽ có giá trị trong việc hiểu biết và sử dụng phương pháp này.
Một “trạng thái thay đổi” của ý thức xảy ra, khi bạn xử lý thông tin bên ngoài hệ thống tiêu biểu ban đầu của mình.
Thôi miên là một trạng thái tập trung, tập trung chú ý. Việc đi vào trạng thái thôi miên liên quan đến việc hướng sự chú ý của bạn khỏi sự kiện xảy ra bên ngoài, và hướng nó vào bên trong.
Bạn có thể tin tưởng vào vô thức của mình.
Sự hiểu biết bằng ý thức không cần thiết đối với sự thay đổi.
Chúng ta hãy xem xét từng ý tưởng này riêng biệt. Các hệ thống tiêu biểu và những Trạng thái Thay đổi. Chúng ta xử lý thông tin (nghĩa là chúng ta suy nghĩ) qua những hình ảnh, âm thanh và cảm giác. Trong việc Lập trình Ngôn ngữ Thần kinh, những phương thức nhạy cảm này đều được ám chỉ như là các hệ thống tiêu biểu.
V – Hệ thống Thị giác – những thứ bên ngoài mà chúng ta nhìn thấy, và những hình ảnh bên trong mà chúng
ta tạo ra. Điều này bao gồm những hình ảnh được nhớ lại (“Charminar trông giống như cái gì?”), những hình ảnh được xây dựng (“Nếu nó được sơn những sọc đỏ và vàng, thì nó sẽ giống như cái gì?”), cũng như những điều “sống động” mà chúng ta thấy về chính mình.
A – Hệ thống Thính giác – những thứ bên ngoài mà chúng ta nghe thấy, và những âm thanh bên trong mà chúng ta tạo ra. Điều này bao gồm những từ ngữ hoặc âm thanh được nhớ lại (“Hãy nghĩ đến Vande Mataram”), những từ ngữ hoặc âm thanh được tưởng tượng (“Hãy tưởng tượng là Vande Mataram chơi sáo”), “Tự-Nói chuyện” v.v... cũng như tất cả những âm thanh “sống động” chung quanh chúng ta.
K – Hệ thống Cảm giác Vận động – Những điều chúng ta cảm thấy, Đó có thể là những xúc giác thể lý thực sự, hoặc những xúc giác tưởng tượng. Bạn có thể tưởng tượng mình đang ở trên bãi biển, và cảm thấy cát ở giữa những ngón chân mình của mình không?
Hầu hết chúng ta đều đã phát triển sự thành thạo hơn đối với hệ thống này hoặc hệ thống kia, trong số các hệ thống tiêu biểu của mình. Mặc dù mỗi chúng ta đều sử dụng cả ba hệ thống đó. Bởi vì đây là trường hợp này, nên cá nhân nào “suy nghĩ” bằng những hình ảnh, đều không đơn giản trải nghiệm được trạng thái thay đổi của ý thức bằng cách hình dung. Tuy nhiên, nếu cùng cá nhân đó phải trải nghiệm sự trội vượt hơn về những cảm giác hoặc xúc giác, thì điều này sẽ bất thường – một sự thay đổi trạng thái ý thức của họ. Khi chúng ta nói về những trạng thái thay đổi, điều mà chúng ta thực sự ám chỉ là việc xử lý thông tin bằng một cách thức khác hẳn với thông thường.
Sự chú ý tập trung
Những hình ảnh đúc khuôn của các nhà thôi miên đang cầm mấy cái đồng hồ hoặc những thiết bị cố định khác để các thân chủ chăm chú nhìn vào, đều là kết quả của sự hiểu biết này về thuật thôi miên. Nếu bạn đã từng trải nghiệm việc trở nên rất bị lôi kéo vào T.V, hoặc một bản nhạc, hoặc một cuốn sách, thì bạn đã trải nghiệm “trạng thái thôi miên đang xảy ra một cách tự nhiên” này.
“Đi vào bên trong”
Kinh nghiệm về trạng thái thôi miên tiêu biểu là một trạng thái tập trung vào bên trong, qua đó, chúng ta di chuyển khỏi môi trường chung quanh mình, và hướng sự chú ý của chúng ta vào bên trong.
Bạn có thể tin tưởng vào vô thức của mình
Vô thức “tràn đầy” những nguồn lực, Trong cuộc đời đầy kinh nghiệm của bạn, vô thức đã học hỏi rất nhiều, và có thể áp dụng sự học hỏi đó cho bạn trong thuật thôi miên. Ý thức chỉ có thể xử lý rất nhiều thông tin vào một thời gian nào đó trong quá khứ. Vô thức của bạn không bị giới hạn như thế. Nó có thể suy nghĩ theo cách chụp ảnh giao thoa bằng la-de, và có khả năng tìm được cho bạn nhiều giải pháp
tốt hơn so với ý thức. Việc xử lý này được trù tính để hoàn toàn tận dụng sức mạnh và tài xoay sở của vô thức.
Sự hiểu biết bằng ý thức
Không cần thiết đối với sự thay đổi
Trong nhiều thủ tục tự-thôi miên, những tham dự viên đi vào một trạng thái hôn mê, rồi sau đó, họ tự đưa ra cho mình những đề nghị. Dường như đối với tôi, nếu ý thức của tôi biết phải làm gì về các vấn đề mà vì thế tôi đang sử dụng thuật tự-thôi miên, thì sau đó, sẽ không còn nhu cầu trước hết phải thôi miên nữa. Thật vậy, thông thường đây là trường hợp ý thức của chúng ta vẫn bắt gặp trên đường. Chính ý thức nói: “Tôi không thể...”, hoặc “Tôi không biết cách làm thế nào để...”, hoặc “Tôi không đủ khéo léo...”. Một số người ngạc nhiên khi nghe thấy điều này, nhưng bạn hãy xem xét rằng nếu bạn nghe thấy mình “tự-nói chuyện”, thì đó không phải là vô thức. Thủ tục mô tả dưới đây được trù tính để giữ cho ý thức bận rộn, sao cho nó sẽ không gây trở ngại, trong khi vô thức của bạn đang làm việc.
Phương pháp Tự-Thôi miên
Bạn hãy tìm một Tư thế Thoải mái – Hãy đạt được một tư thế mà bạn sẽ có khả năng dễ dàng duy trì, trong thời gian bạn sắp thực hiện quá trình này. Có thể đó là tư thế ngồi hoặc nằm, mặc dù người ta khuyên rằng tư thế ngồi ngăn cản bạn khỏi bị buồn ngủ. Hãy để cho mình thư giãn.
Thời gian – Hãy xác định thời gian mà bạn dự tính sử dụng, và đưa ra một lời phát biểu cho chính mình về điều này, như: “Tôi sẽ tự-thôi miên trong vòng 20 phút...” (cho dù bạn muốn thời gian kéo dài bao nhiêu, thì bạn sẽ vui mừng khám phá rằng chiếc “đồng hồ bên trong” của mình vẫn có thể tiếp tục theo dõi thời gian cho bạn một cách tốt đẹp như thế nào).
Mục đích – Hãy đưa ra một lời phát biểu cho chính mình về mục đích của mình trong việc tự-thôi miên. Trong quá trình này, chúng ta cho phép vô thức tiếp tục làm việc về vấn đề, thay vì đưa ra những đề nghị xuyên suốt, như vậy, lời phát biểu về mục đích của chúng ta nên phản ánh sự kiện đó. Sau đây là cách bạn có thể nói về điều này: “... vì mục đích để cho phép vô thức của tôi thực hiện những điều chỉnh phù hợp, để giúp đỡ tôi trong việc...”. Hãy điền vào chỗ trống bằng những điều bạn muốn đạt được, như: “phát triển sự tự tin hơn trong những tình huống xã hội”. Những từ ngữ thực sự gần như không quan trọng bằng sự kiện là lời phát biểu của bạn thừa nhận rằng bạn đang chuyển quá trình này sang vô thức.
Trạng thái Ra khỏi – Hãy đưa ra một lời phát biểu cho chính mình về trạng thái mà bạn muốn trở thành, khi bạn hoàn tất quá trình. Tiêu biểu trong thuật thôi miên, chúng ta vẫn nghe thấy ý tưởng rằng bạn nên trở lại cảm giác “tỉnh táo, cảnh giác và khỏe khoắn”, nhưng trong cuộc sống thật, có thể đó không phải là điều bạn mong muốn. Chẳng hạn, nếu bạn đang thực hiện việc tự-thôi miên trước khi đi ngủ, thì có thể bạn thích ra khỏi trạng thái thôi miên trong sự “thư giãn và sẵn sàng để ngủ”. Nếu bạn đang thực hiện việc thôi miên trước dự án nào đó, thì có thể bạn muốn ra khỏi trạng
thái này trong sự “được động viên và đầy năng lực”. Hãy nói một cách đơn giản với chính mình: “... và khi tôi kết thúc, tôi sẽ cảm thấy...”.
Quá trình – Khi nhìn ra trước mặt bạn, hãy chú ý đến ba thứ (mỗi thứ riêng biệt) mà bạn nhìn thấy. Hãy tiến hành từ từ, ngưng lại một lúc đối với từng thứ. Thật phù hợp hơn khi chúng là những thứ nhỏ, như một dấu vết trên tường, một núm vặn cánh cửa, một góc của khung hình v.v... Một số người thích kêu tên thứ đó khi họ nhìn vào chúng – “Tôi nhìn thấy cái bản lề trên khung cửa”. (Nếu bạn không biết tên của thứ đó, hãy thử nói: “Tôi nhìn thấy thứ này trên đó”.
Bây giờ, hãy chuyển sự chú ý của bạn sang nguồn thính giác, và lần lượt chú ý đến ba điều mà bạn nghe thấy, (Bạn sẽ nhận thấy rằng điều này cho phép bạn kết hợp chặt chẽ với những âm thanh nào xảy ra trong môi trường, thay vì bị chúng gây sao lãng).
Kế tiếp, hãy chú tâm vào những cảm giác của mình, và chú ý đến ba điều, những cảm xúc mà bạn có thể cảm thấy. Lại nữa, hãy đi chậm rãi từ cảm giác này sang cảm giác kế tiếp. Thật hữu ích khi sử dụng những cảm xúc thông thường, và bên ngoài ý thức của bạn, như trọng lượng chiếc kính bạn đeo, cảm giác từ chiếc đồng hồ trên cổ tay bạn, kết cấu của chiếc áo sơ mi bạn mặc v.v...
Hãy tiếp tục quá trình, bằng cách sử dụng hai hệ thống thị giác, hai hệ thống thính giác, rồi đến hai hệ thống cảm giác vận động.
Bạn đã hoàn tất phần “bên ngoài” của quá trình. Bây giờ, đến lúc bắt đầu phần “bên trong”.
Nhắm Mắt
Hãy đưa một hình ảnh vào tâm trí bạn. Đừng quá cật
lực làm việc này. Bạn có thể xây dựng một hình ảnh hoặc đơn giản chấp nhận điều gì xảy đến. Có thể đó là một điểm sáng, một bãi biển đẹp, hoặc có thể là một miếng bánh pizza. Nếu điều gì đó xảy đến với bạn, hãy hoàn toàn sử dụng nó. Nếu không gì xảy đến, hãy cảm thấy tự do để “đặt điều gì đó vào”. Hãy gọi tên nó như bạn đã làm trên đây.
Bạn hãy ngưng lại và để cho một âm thanh đến với ý thức của mình, hoặc phát ra một âm thanh và đặt tên cho nó. Mặc dù đây là một phần bên trong về mặt ngữ nghĩa, nhưng nếu bạn nghe được một âm thanh bên ngoài hoặc trong phòng cùng với mình, thì việc bạn sử dụng âm thanh đó là ổn thỏa. Hãy nhớ rằng ý tưởng là kết hợp các sự việc mà bạn trải nghiệm, thay vì bị chúng gây sao lãng.
Kế tiếp, hãy trở nên ý thức về một cảm giác và đặt tên cho nó. Thật phù hợp khi bạn làm điều này một cách nội tại – sử dụng trí tưởng tượng của mình (tôi cảm thấy sự ấm áp của mặt trời mùa hè trên cánh tay tôi). Tuy nhiên, giống như đối với hệ thống thính giác, nếu bạn thực sự có một cảm xúc thể lý gây chú ý cho mình, thì hãy sử dụng cảm xúc đó.
Hãy lập lại quá trình này với hai hình ảnh, rồi hai âm thanh, rồi đến hai cảm giác.
Hãy lập lại chu kỳ này một lần nữa, bằng cách sử dụng ba hình ảnh, ba âm thanh, và ba cảm giác. Hoàn tất Quá trình – Không phải là điều bất thường khi “đặt cách nhau” hoặc đánh mất ý thức trong quá trình. Ban đầu, một số người nghĩ rằng họ buồn ngủ. Nhưng nói chung, bạn sẽ nhận
thấy chính mình tự động trở lại với giới hạn của thời gian được phân phối. Đây là một dấu hiệu rằng bạn không buồn ngủ, và vô thức của bạn đang làm điều mà bạn yêu cầu nó.
Ghi chú: Hầu hết mọi người đều không đạt tới mọi phương cách thông qua quá trình. Điều này hoàn toàn đúng. Nếu bạn hoàn tất quá trình trước khi thời gian kết thúc, hãy chỉ tiếp tục bằng 4 hình ảnh, âm thanh, cảm giác, rồi đến 5 v.v... Giống như đối với những mục đích, hãy tin rằng vô thức của bạn đang làm việc cho bạn “trong bối cảnh”, trong khi bạn đang thực hiện quá trình.
Việc thường xuyên thực hành sẽ mang lại những kết quả càng ngày càng tốt hơn. Những người nào vẫn còn miễn cưỡng trong việc thử nghiệm thuật tự-thôi miên, thì có thể thử phương pháp Yoga Nidra, vốn là một kiểu thôi miên cổ xưa của Ấn Độ, và hoạt động dựa trên cùng nguyên tắc. Phương pháp này như sau:
Phương pháp Yoga Nidra
Mục đích: Giúp đạt được một mục tiêu khó khăn.
Thủ tục: Nằm trên một cái giường hoặc một tấm drap trên sàn nhà, trong tư thế Shavasana, nghĩa là nằm thẳng trên lưng, hai bàn tay đặt theo cạnh sườn, hai cẳng chân hơi dạng ra. Không có gối. Nên thực hiện phương pháp Yoga Nidra trước hoặc sau một Sankalpa hoặc quyết tâm – như loại bỏ tật nói lắp hoặc chứng mất ngủ. Nên nói thành
một câu ngắn, không nên thay đổi, cho đến khi
đạt được mục tiêu, chẳng hạn: “Tật nói lắp của tôi sẽ hoàn toàn được chữa lành”.
Kế tiếp, bạn hãy hít thở ba lần và lập lại những điều sau đây thành những lời trích dẫn, trong tâm trí, sau khi bạn đã ghi nhớ chúng, trong khi đồng thời trở nên ý thức về phần của cơ thể hoặc cảnh vật mà bạn đề cập đến. Hãy nhanh chóng xuyên suốt cả chuỗi. Nếu bạn thích, hãy thu cách diễn đạt trong băng cassette, và quay lại cho chính mình.
“Đỉnh đầu, trán, gáy, chân mày, mũi, má phải, má trái, môi, hàm, cổ, vai phải, vai trái, cánh tay phải, cánh tay trái, lòng bàn tay phải, lòng bàn tay trái, ngón cái tay trái, ngón trỏ, ngón thứ ba, ngón thứ tư, ngón út, lòng bàn tay phải, ngón cái tay phải, ngón trỏ, ngón thứ ba, ngón thứ tư, ngón út.
“Ngực, lưng, bụng, mông, hông bên phải, hông bên trái, đầu gối phải, đầu gối trái, cẳng chân phải, cẳng chân
trái, gót phải, gót trái, bàn chân phải, bàn chân trái, ngón cái chân phải, ngón thứ hai, ngón thứ ba, ngón thứ tư, ngón út, bàn chân trái, ngón cái chân trái, ngón thứ hai, ngón thứ ba, ngón thứ tư, ngón út.
“Tôi đang nằm trên một bãi cỏ tại Kashmir vào mùa đông. Tuyết phủ khắp chung quanh tôi và trời lạnh buốt.
“Bây giờ, tôi chuyển sang Ả Rập, và tôi đang nằm trên bãi cát sa mạc nóng bỏng.
“Tôi trở lại với căn phòng của mình. Bên ngoài cửa sổ, tôi nhìn thấy một đàn chim đang bay thật xa vào không gian. Tôi nhìn chúng thật xa tới khi tôi có thể nhìn thấy chúng trong không gian.
“Tôi nhìn thấy những đám mây trắng rất xa đang từ từ bay lại gần, chúng càng lớn hơn khi chúng lại gần. Khi chúng bay được phân nửa con đường, thì chúng trở nên xám xịt rồi đen kịt, phát triển về kích thước, và chúng bao trùm cả bầu trời. Bây giờ, tôi nghe thấy tiếng sấm, và nhìn thấy tia chớp đang lóe sáng, và bây giờ, cơn mưa lớn trút xuống khắp chung quanh, rất xối xả.
“Bầu trời sáng tỏ và tôi có thể nhìn thấy những bông hoa đầy màu sắc trên các thân cây và những bụi rậm bên ngoài. Tôi thưởng thức toàn bộ cảnh này, và tôi lập lại Sankalpa của mình. Bây giờ, tôi thức giấc”.
Sau đó, bạn có thể thức dậy, không quên Sankalpa của mình trước khi làm như vậy. Chẳng bao lâu nữa, quyết tâm của bạn sẽ được đáp ứng.
3
Cất gánh nặng cho tâm trí bạn
Sandra là một nhân viên xã hội thuộc một tổ chức tôn giáo. Khi còn nhỏ, chị đã được nuôi dưỡng trong một bầu khí chính thống khắc nghiệt. Ở trường trung học và cao đẳng, chị đã bắt gặp các hệ thống niềm tin rất tạp nham, càng gây xáo trộn và mất ổn định cho các giá trị đã ăn sâu của chị. Chị chọn một ngành nghề phục vụ xã hội, và tham gia vào một tổ chức tôn giáo. Việc tiếp xúc với hoàn cảnh nghèo khổ tột cùng, khai thác và bất công trong số những người bị áp chế mà chị làm việc với, lại càng làm cho tâm trí chị bất ổn. Chị trở nên chán nản, trải nghiệm một cảm giác về tính cách không đạt hiệu quả đối với bất cứ công việc nào chị làm, và gần như bị suy sụp tinh thần.